Chúng ta

FPT là thành viên sáng kiến ASEAN Digital Skills Vision 2020

Thứ bảy, 17/8/2019 | 08:13 GMT+7

Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định nhà F sẽ đào tạo sinh viên Đông Nam Á những công nghệ mới như AI, Blockchain…

Sáng 16/8 ở Hà Nội, trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Tầm nhìn kỹ năng số ASEAN 2020 (ASEAN Digital Skills Vision 2020) cho hay hiện có 16 tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình là Google, Grab, Lazada, Microsoft, Netflix, BigPay, Certiport, Cisco, General Assembly, Golden Gate Ventures, Plan International, Sea, ThyssenKrupp, Tokopedia. FPT là một hai doanh nghiệp Việt, cùng với VNG.

fpt-1-9463-1566004193.jpg

Toàn cảnh sự kiện. Ảnh: WEF

Trước nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nhằm đối mặt với những thay đổi công nghệ, chương trình ASEAN Digital Skills Vision 2020 ra đời tháng 11/2018 tại Bangkok (Thái Lan) với mục tiêu đào tạo 20 triệu nhân lực có kỹ năng số trong khu vực. Sau 8 tháng, chương trình đã đào tạo được gần 9 triệu nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp hơn 30.000 cơ hội thực tập.

Chia sẻ tại hội nghị Digital ASEAN Workshop do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức, Chủ tịch Trương Gia Bình tham gia thảo luận về chủ đề ASEAN Youth: Technology, skills and the future of work (Thanh niên Đông Nam Á: Công nghệ, kỹ năng và công việc tương lai).

Người đứng đầu FPT khẳng định tập đoàn sẽ trở thành đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số với ba hành động cụ thể. Thứ nhất là mở các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số, giúp giảm 30-50% thời gian triển khai dự án chuyển đổi số của tổ chức/doanh nghiệp. Thứ hai là sẽ chuyển giao phương pháp luận Digital Kaizen để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đơn giản,  không đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Thứ ba là cam kết đào tạo 50.000 chuyên gia chuyển đổi số cho Việt Nam. 

"Chúng tôi sẽ đào tạo họ các công nghệ mới như AI, Blockchain...theo cách học truyền thống tại Đại học FPT hay đào tạo online tại Đại học trực tuyến FUNiX. Chúng tôi cũng đang xây dựng trung tâm đào tạo AI tại Quy Nhơn và tin, tất cả những gì chúng tôi cam kết và triển khai sẽ không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà sẽ là cả khu vực Đông Nam Á", anh Bình nhấn mạnh.

fpt-3-7434-1566004193.jpg

Các diễn giả sự kiện. Ảnh: WEF

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, công nghệ sẽ thay đổi rất nhanh, nhưng con người không như vậy. Đây chính là thách thức lớn nhất của chúng ta. Việc cần làm là thay đổi con người, để làm sao bắt kịp với xu thế, không chỉ là đào tạo về công nghệ mà còn đào tạo về kỹ năng mềm. Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cuộc cách mạng về tư duy. “Tôi đánh giá cao nỗ lực của các thành viên cộng đồng ASEAN đã phối hợp cùng WEF trên nhiều phương diện quan trọng như Chính sách dữ liệu, kĩ năng số, thanh toán điện tử và an ninh mạng. những vấn đề này là nền tảng cho kinh tế số, nền tảng cho ASEAN số".

Cũng là thành viên của sáng kiến ASEAN Digital Skills Vision 2020, Chủ tịch kiêm CEO VNG - ông Lê Hồng Minh khẳng định rất tập trung vào việc đào tạo kỹ năng cho thực tập sinh. Thông qua mối quan hệ với hơn 30 trường đại học, mỗi năm công ty tuyển dụng khoảng 200-400 thực tập sinh cho chương trình Fresher Program.

Diễn đàn cũng công bố nghiên cứu mang tên ASEAN Youth: Technology, skills and the future of work (Thanh niên Đông Nam Á: Công nghệ, kỹ năng và công việc tương lai), trong đó khảo sát 56.000 công dân ASEAN trong độ tuổi 15-35. 5,7% những người được hỏi cho biết đã mất việc do kỹ năng không còn phù hợp hoặc bị thay thế bởi công nghệ. 52% khẳng định sẽ phải cập nhật liên tục các kỹ năng trong suốt cả cuộc đời.

>> CTO FPT: ‘Mùa xuân của AI đang đến’

Tân Phong

Ý kiến

()