Tại hội thảo chuyên đề “Mô hình O2O - Nền tảng kinh doanh từ offline đến online” do Hawa (Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM) tổ chức, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã giới thiệu về chuyển đổi số và sức mạnh của nó. "Chuyển đổi số như thế nào? Thế giới và việt nam còn hoang mang", anh mở đầu. Các doanh nghiệp trên thế giới có hàng trăm hệ thống quản trị như ERP, CRM... nhưng chỉ mới dừng ở mức độ tự động hóa quy trình, thông tin chưa được tích hợp để phục vụ cho việc đổi mới kinh doanh và nâng cao vai trò con người trong hệ thống.
Nhưng với chuyển đổi số, các bộ phận được kết nối với nhau xuyên suốt, thông tin được tập hợp theo thời gian thực thành kho dữ liệu lớn, được phân tích bằng trí tuệ nhân tạo và có thể tạo ra những mô hình kinh doanh mới, thay đổi toàn bộ cách thức sản xuất và kinh doanh truyền thống. Đây là một cuộc cách mạng có tính đột biến khác biệt. Ở chuyển đổi số, trí tuệ con người kết hợp trí tuệ máy móc để đột phá.
"Viễn cảnh về một nền sản xuất ba không: 'doanh nghiệp không giấy tờ - dây chuyền không chạm bởi bàn tay con người - chi phí giao dịch gần bằng không đồng' đã ở phía trước", Chủ tịch FPT khẳng định. Ảnh: Thủy Minh |
"Những xí nghiệp vận hành theo thời gian thực, những viễn cảnh về một nền sản xuất ba không: 'doanh nghiệp không giấy tờ - dây chuyền không chạm bởi bàn tay con người - chi phí giao dịch gần bằng không đồng' đã ở phía trước. Thực chất, chuyển đổi số là nâng cao năng suất lao động, bám vào những mục tiêu, xây dựng sức mạnh dữ liệu để giải quyết các vấn đề. Đó là cỗ máy tiết kiệm tiền, tạo ra giá trị chứ không phải máy chi tiền". Nó cho phép doanh nghiệp hiểu sâu sắc khách hàng của mình. "Trong vòng 10-15 năm nữa, trật tự mới sẽ được thiết lập", anh Bình khẳng định và thông tin 3 năm tới, ngân sách dành cho chuyển đổi số trên thế giới sẽ vượt 2.000 tỷ USD, tăng trường của ngân sách này là 20%/năm, tương ngành gỗ.
Ngành gỗ Việt Nam được cho là đang đứng trước cơ hội vàng thay đổi vị thế. Đông Nam Á đang trở thành thị trường thay thế lý tưởng cho các khách hàng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là thời cơ để các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đón bắt cơ hội phát triển từ thị trường, đạt mục tiêu doanh thu 20 tỉ USD năm 2025. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ. Năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức doanh thu hơn 11 tỉ USD .
Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành gỗ cũng gặp phải nhiều thách thức, như hoạt động quản trị chưa được tối ưu hóa, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến sản xuất không thể đẩy nhanh tiến độ; phương thức sản xuất chưa linh hoạt theo nhu cầu cá nhân hóa, đa dạng hóa ngày càng cao của thị trường; mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng truyền thống có chi phí vận hành quá lớn...
Chủ tịch Hawa Nguyễn Quốc Khanh kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ gia công, mà còn tạo được thêm giá trị gia tăng thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng từ khâu thiết kế, sản xuất cho tới bán sản phẩm. "Chuyển đổi số là chìa khóa giúp ngành gỗ bước vào cuộc chơi này!", ông nói.
Chủ tịch Hawa Nguyễn Quốc Khanh cho rằng chuyển đổi số là chìa khóa giúp ngành gỗ bước vào cuộc chơi lớn. Ảnh: VNN. |
Tại sự kiện, anh Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty hệ thống thông tin FPT IS, chia sẻ phương pháp luận FPT Digital Kaizen. Tiết lộ bản thân từng học mỹ nghệ, anh tỏ ra hứng thú với việc chuyển đổi số cho ngành gỗ Việt Nam. Ngành gỗ Việt Nam đang ở vị trí 11 trên thế giới, là một vị trí rất cao. Nhưng một số thách thức tồn tại là tối ưu tự động hoá quản trị và vận hành; tính đồng nhất và chính xác; sản xuất cá nhân hoá; nguyên liệu khan hiếm; lao động chuyên môn cao khan hiếm; giá trị gia tăng thấp... "Chúng ta đã vuột mất cách mạng công nghiệp lần 3, lần này phải tận dụng cách mạng 4.0 để bứt phá".
Theo FPT Digital Kaizen, chuyển đổi số chuyển đổi số được thực hiện hiệu quả dựa trên 3 bước: (1) Nghĩ lớn: phối hợp giữa chiến lược kinh doanh với chiến lược chuyển đổi số, có nghiên cứu và tầm nhìn đủ lớn để đưa ra một lộ trình chuyển đổi số trong 3-5 năm; (2) Khởi động thông minh: bắt tay vào những dự án trong thời gian ngắn (3-6 tháng) và phải thấy được kết quả ngay; (3) Nhân rộng thần tốc: khi dự án đã thành công cần phải mở rộng quy mô nhanh chóng.
Tại sự kiện, anh Phan Thanh Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty hệ thống thông tin FPT IS, chia sẻ phương pháp luận FPT Digital Kaizen. Ảnh: Thủy Minh |
Vòng “kaizen” này sẽ liên tục phát triển, tạo nên những thay đổi đột phá, thậm chí đưa tới những sản phẩm, mô hình doanh nghiệp mới. Vấn đề quan trọng và cần kíp nhất lúc này của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam là cần đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để có được những kết quả đột phá chỉ trong thời gian ngắn.
Trong khuôn khổ tọa đàm, ba trong số các hiệp hội gỗ lớn nhất Việt Nam gồm Hawa, Dowa (Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai) và Bifa (Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương) đã ký kết hợp tác cùng FPT. Theo đó, FPT sẽ tham gia tư chiến lược chuyển đổi số cho ngành gỗ Việt Nam, xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ ngành chế biến gỗ, số hóa các hoạt động quản trị và giúp doanh nghiệp gỗ tiếp cận các công nghệ hiện đại nhất.
FPT sẽ tham gia tư chiến lược chuyển đổi số cho ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: Thủy Minh |
Tại Việt Nam, FPT là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng và phát triển các nền tảng, sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số. Chuỗi dịch vụ chuyển đổi số hoàn thiện với hệ sinh thái hơn 60 nền tảng, giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp từ quản lý, vận hành đến trải nghiệm khách hàng, phát triển kinh doanh.
Tiêu biểu như nền tảng số hóa và tự động hóa các quy trình doanh nghiệp - FPT. U-services, giúp tự động hóa đến 50% nghiệp vụ nội bộ, tăng 20% năng suất lao động, giảm 70% thời gian phê duyệt; Nền tảng quản lý nhân sự số My FPT giúp quản lý nhân sự hiệu quả, gắn kết nhân viên, tạo kênh tương tác trực tiếp đến lãnh đạo và góp phần xây dựng thương hiệu nội bộ cho doanh nghiệp…
>> FPT cung cấp giá trị vượt trội về tư vấn chuyển đổi số
Thủy Minh
Ý kiến
()