Chúng ta

FPT bàn về xây thành phố thông minh trên nền tảng công nghệ mới

Thứ hai, 23/10/2017 | 15:15 GMT+7

Các đại diện FPT sẽ cùng bàn và đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên nền tảng công nghệ mới như: IoT, Big Data, AI, SMAC…  tại Hội nghị Quốc tế về Đô thị Thông minh 2017.

Với nhu cầu xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh, UBND thành phố phối hợp với Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức “Hội nghị quốc tế về Thành phố thông minh” vào ngày 25/10, tại khách sạn Sheraton Sài Gòn.

Hội nghị Quốc tế về Đô thị thông minh 2017 (Smart City 2017) sẽ chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của các thành phố trong nước và khu vực, đưa ra những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên nền tảng công nghệ mới như: IoT, Big Data, AI, SMAC… Đặc biệt, Hội nghị sẽ đưa ra các đề xuất giải pháp cụ thể về xây dựng, phát triển đô thị thông minh cho TP HCM, giới thiệu những giải pháp CNTT để giải quyết các vấn đề mà thành phố đang quan tâm như: Trung tâm chỉ huy của thành phố, giao thông, an ninh trật tự, môi trường, năng lượng, cấp thoát nước…

Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào ba chuyên đề chính gồm: Thành phố thông minh - Tầm nhìn của lãnh đạo các thành phố, Nền tảng Internet vạn vật cho thành phố thông minh, và Dịch vụ số của thành phố thông minh.

Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào ba chuyên đề chính gồm: Thành phố thông minh - Tầm nhìn của lãnh đạo các thành phố, Nền tảng Internet vạn vật cho thành phố thông minh, và Dịch vụ số của thành phố thông minh. Ảnh minh họa: S.T.

Smart City 2017 sẽ có sự tham dự của 450 đại biểu gồm lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, các bộ, sở, ban, ngành, lãnh đạo TP HCM và các thành phố lớn đang quan tâm đến việc xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam và châu Á, lãnh đạo các doanh nghiệp chủ chốt trong ngành (điện, nước, giao thông, môi trường, tài chính, y tế...); những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam và thế giới; 7 đoàn doanh nghiệp quốc tế với hơn 80 đại biểu quốc tế từ Nhật, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bhutan, Myanmar... Bên lề hội nghị còn diễn ra những hoạt động xúc tiến hợp tác như triển lãm và giới thiệu các sản phẩm, giải pháp CNTT cho đô thị thông minh. 

Trong khuôn khổ sự kiện, Chủ tịch FPT kiêm Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình sẽ điều phối phiên thảo luận liên quan đến chuyên đề Thành phố thông minh - tầm nhìn của lãnh đạo các thành phố; anh Phan Thanh Sơn - GĐ Công nghệ FPT IS, điều phối phiên thảo luận "Nền tảng Internet vạn vật cho thành phố thông minh"; anh Phạm Minh Tuấn - TGĐ FPT IS, với phần chia sẻ về Nền tảng dữ liệu nguồn mở trong xây dựng Chính phủ số.

Đại diện lãnh đao FPT/FPT IS sẽ tham gia điều phối và chia sẻ tại sự kiện này.

Đại diện lãnh đạo FPT/FPT IS là anh Trương Gia Bình và anh Phạm Minh Tuấn sẽ tham gia điều phối và chia sẻ tại sự kiện này.

Bên cạnh đó, lễ vinh danh 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017 (Vietnam's 50 Leading IT Companies) sẽ diễn ra vào tối cùng ngày. Các doanh nghiệp góp mặt trong danh sách có tổng doanh thu 20.676 tỷ đồng với số nhân lực 35.542 người. Trong đó, nhiều doanh nghiệp được coi là "cánh chim đầu đàn" của ngành như FPT Software, FPT IS, TMA, MISA... hay trong lĩnh vực công nghệ cao như ELCOM, NextTech, MK Smart, hoặc có tốc độ phát triển nhanh như RikkeiSoft, VMG, SmartOSC, FSI...

Cũng trong dịp này, VINASA và Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) sẽ tổ chức Ngày CNTT Nhật Bản 2017 (Japan ICT Day) lần thứ 11, diễn ra ngày 26/10 tại TP HCM. 

Chương trình năm nay có chủ đề: "Chuyển đổi số: Kỷ nguyên mới cho hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản", tổng quan về thị trường CNTT Việt Nam và Nhật Bản, nghe báo cáo từ những doanh nghiệp đang hợp tác tốt với doanh nghiệp Nhật Bản như FPT, Nashtech, JAMS.

Đặc biệt, sự kiện đi sâu vào hai chủ đề là Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu hướng công nghệ mới và Chuyển đổi số: Kỷ nguyên mới cho hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản. Các doanh nghiệp hai nước đều cho rằng chuyển đổi số với những xu hướng công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, IoT… sẽ là tương lai của mối quan hệ hợp tác lâu dài này. 

Tại Việt Nam, FPT IS là công ty tiên phong xây dựng giải pháp ứng dụng cho thành phố thông minh. Đơn vị đã triển khai rất nhiều dự án quan trọng để xây dựng thành phố thông minh ở nhiều lĩnh vực, từ chính quyền điện tử (triển khai ở TP HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng...); Giao thông (xây dựng nhiều giải pháp xử lý vi phạm giao thông; Hệ thống quản lý giao thông như hệ thống giám sát xử lý vi phạm trên đường cao tốc, vé tàu điện tử, vé xe buýt điện tử...); Y tế (Phần mềm quản lý bệnh viện; Thanh toán bảo hiểm y tế; Y tế cộng đồng...) cho đến các lĩnh vực lĩnh vực điện, nước, ga... 

Mới đây, theo bản thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết với UBND TP Hà Nội, FPT sẽ triển khai hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội và đề xuất theo mô hình cho thuê dịch vụ CNTT. FPT chịu trách nhiệm mọi khâu từ đầu tư hệ thống, đảm bảo vận hành, bảo trì, bảo dưỡng... Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ đồng.

>> iBus là đại diện của Việt Nam 'tham chiến' chung kết AICTA 2017

Thiên Bình

Ý kiến

()