Gần đây, ngoài tin nhắn dịch vụ của tổng đài di động, người dùng còn nhận được rất nhiều tin nhắn quảng cáo của các công ty, cá nhân. Nội dung thường là tin nhắn khuyến mãi, cài đặt nhạc chuông, rao gói cước, đến thông báo rao vặt bán sim số đẹp, bán nhà đất, chương trình quay số, xem bói… mặc sức “tra tấn” người dùng.
Bên phải là nội dung một tin nhắn trong khi bên trái là hàng loạt tin nhắn khác đã được gửi. |
Những tài khoản spam này (hoặc tự nguyện, hoặc bị hack) sẽ dùng phần mềm tự động gửi tin nhắn tới nhiều người khác. Với cơ chế lan truyền kiểu "friends of friends" (bạn của bạn), nạn nhân không cần kết bạn với tài khoản spam cũng vẫn phải hứng chịu hàng chục tin nhắn không mong muốn. Bên cạnh đó, phần mềm còn đưa tên người nhận vào trong nội dung tin nhắn để tăng độ tin cậy.
Theo anh Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật FPT, nếu muốn chặn tin nhắn không mong muốn từ người lạ, người dùng có thể thiết lập bằng cách vào Settings (Cài đặt) chọn Privacy (Quyền riêng tư).
Chuyên gia FPT chỉ cách chặn những tin nhắn từ người không phải là bạn. Ảnh: Minh Đức. |
Tại mục Who can contact me? (Ai có thể liên hệ với tôi?), tìm câu hỏi Whose messages do I want filtered into my inbox? (Tôi muốn tin nhắn của ai xuất hiện trong inbox?) và chọn Edit (Chỉnh sửa). Tại đây, bấm vào Strict Filtering (Lọc nghiêm ngặt), khi đó gần như chỉ bạn bè mới có thể gửi tin nhắn cho người sử dụng, còn thông điệp từ người lạ sẽ nằm trong mục Other.
Chế độ Lọc nghiêm ngặt (Strict Filtering) giúp ngăn spam nhưng lại khiến người dùng bỏ lỡ tin nhắn từ những người chưa kết bạn.
Tuy nhiên, cách phòng chống này chỉ có thể lọc spam từ những người chưa kết bạn, chứ không thể chặn tin nhắn rác đến từ bạn bè đã bị kẻ xấu hack tài khoản. Bên cạnh đó, chế độ "Lọc nghiêm ngặt" cũng gây bất tiện do người dùng có thể bỏ sót một số tin nhắn quan trọng từ người mà họ chưa kết nối trước đó.
Anh Đức khuyến cáo, người dùng Facebook cũng nên tỉnh táo để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, vô tình trở thành công cụ đi phát tán spam, làm phiền đến bạn bè và ảnh hưởng tới uy tín của chính mình.
Người dùng nên tỉnh táo khi bấm vào các đường link trong tin nhắn, nhất là khi dẫn đến website yêu cầu nhập mật khẩu, tải file... Ảnh: Minh Đức. |
"Ban đầu, kẻ xấu ăn cắp được tài khoản của một số người và dùng tài khoản đó gửi các tin nhắn tới những người khác (kể cả không phải là bạn bè) để tiếp tục lừa đảo như mạo danh các chương trình trao thưởng, nạp thẻ điện thoại...", anh Đức mô tả. "Khi nhận được tin nhắn có yêu cầu bấm vào website để nhập mật khẩu, nạp số thẻ điện thoại, tải file... tốt nhất người dùng không nên bấm vào. Hãy tìm cách hỏi lại người gửi (nếu là bạn của mình) qua một kênh khác, như gọi điện thoại, để biết chắc đó là lừa đảo hay không".
Để không bị làm phiền và tránh tình trạng bị trừ tiền oan, người dùng có thể lựa chọn không tiếp tục nhận các tin nhắn có nội dung quảng cáo dịch vụ từ nhà mạng di động. Đối với khách hàng MobiFone. Hiện nay, hầu hết tin nhắn quảng cáo dịch vụ từ nhà mạng này gửi đến các thuê bao đều qua đầu số 090 hoặc tên hiển thị là MobiFone. Người dùng nếu không muốn nhận tin nhắn nữa có thể soạn TC gửi đến 9241 hoặc có thể gọi đến tổng đài 18001090 để được hướng dẫn cụ thể. Đối với khách hàng Viettel. Các tin nhắn quảng cáo dịch vụ của nhà mạng này thường được gửi đi qua các tổng đài có tên như Viettel, BankPlus... Người dùng không muốn nhận tin từ các tổng đài này có thể soạn TC gửi 199. Đối với khách hàng VinaPhone. Người dùng có thể soạn TC gửi 18001091 để từ chối nhận các tin nhắn quảng cáo dịch vụ từ các tổng đài 18001091, Vinaphone. Riêng các tin nhắn có nội dung đặc biệt như kêu gọi hỗ trợ các chương trình nhân đạo quốc gia, các thông báo của công an hay tình hình thời tiết, bão lũ nguy hiểm... nhà mạng vẫn sẽ gửi đến các thuê bao di động đã từ chối nhận tin nhắn quảng cáo. |
>> Trường Harvard bị tấn công rò rỉ dữ liệu
Nguyên Văn
Ý kiến
()