Mỗi năm, các tuyến cáp quang biển Việt Nam thường có tần suất xảy ra sự cố khoảng 10 lần. Đặc biệt, đợt Tết vừa qua, lần đầu tiên có tới 4/5 tổng số tuyến cáp quang biển Việt Nam cùng bị sự cố.
Tuyến Liên Á (IA) gặp trục trặc từ ngày cuối tháng 1 do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130km, làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA. Hai tuyến cáp quang biển kết nối quốc tế khác của Việt Nam là AAG (Asia America Gateway) và AAE-1 (Asia- Africa- Europe 1) cũng đã gặp sự cố từ cuối năm ngoái và chưa được khắc phục xong.
Đúng 30 Tết, tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway) đã gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore. Đây là tuyến cáp có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam và được đánh giá là tuyến cáp quang biển quốc tế góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Mỗi năm, các tuyến cáp quang biển Việt Nam thường có tần suất xảy ra sự cố khoảng 10 lần. Ảnh: VnExpress |
Trước đó,Trong đó, hai tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng. Tuyến AAE-1 mất dung lượng trên hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), còn tuyến cáp IA mất hướng kết nối đi Singapore.
Đây là lần đầu tiên có đến 4 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố. Người dùng nhiều nhà mạng “than trời” vì việc truy cập Internet quốc tế bị ảnh hưởng, mạng chậm đặc biệt trong các giờ cao điểm và đối với các hoạt động đòi hỏi băng thông tốc độ cao. Về phía FPT Telecom, để đề phòng những tình huống không mong muốn tương tự, nhiều biện pháp đã được thực hiện.
‘Bí kíp’ đầu tiên giúp Internet FPT hạn chế ảnh hưởng của các sự cố là đầu tư cáp hợp lý, cân bằng các cáp quang đất liền và biển, nhờ đó khi cáp quang biển gặp sự cố vẫn có thể đảm bảo đường truyền.
Thứ hai, FPT Telecom đã triển khai thêm một số phương pháp ứng cứu, như tăng dung lượng cho cáp quang hoạt động. Những lưu lượng truy cập nhiều nhất như Facebook, Google được nghiên cứu ưu tiên. Cạnh đó, việc ưu tiên đường truyền được sắp xếp theo thứ tự, doanh nghiệp và các gói cước cá nhân càng cao càng được ưu tiên trước.
Cuối cùng, việc kết hợp nhân sự trực hệ thống trực tiếp 24/7 và nhân sự truy cập hệ thống từ xa góp phần đảm bảo trải nghiệm người dùng. Tại 'trái tim nhà mạng' - NOC (Trung tâm Điều hành mạng) và SCC (Trung tâm Giám sát và Đảm bảo dịch vụ), nhân sự luôn luôn sẵn sàng để giám sát mọi hoạt động và khả năng dự phòng của hệ thống mạng, báo cáo liên tục 2-3 lần/đêm.
Nhờ các chiến lược đã chuẩn bị, anh em tự tin - nhưng không chủ quan - về khả năng ứng phó trước các sự cố cáp quang biển, để mang lại trải nghiệm hạnh phúc nhất cho khách hàng.
Thành Đạt
(Trưởng phòng NOC.IP, FPT Telecom)
Tại Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, trong năm 2023, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, đồng thời thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng các tuyến cáp quang biển hiện có. Vừa qua, FPT Telecom chính thức ra mắt 3 gói cước dịch vụ cáp quang FTTH , với việc mở băng thông không giới hạn cho người dùng. Điều này kỳ vọng mang tới một dịch vụ internet có trải nghiệm khác biệt bằng sự thấu hiểu, cũng như ứng dụng công nghệ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là nỗ lực mạnh mẽ của Viễn thông FPT với mục tiêu tiên phong bứt phá mọi giới hạn và đem lại trải nghiệm mỗi ngày một tốt đẹp hơn cho khách hàng. |
Ý kiến
()