Theo Forbes, hãng nghiên cứu SoftwareReviews vừa công bố bản báo cáo hoạt động của các phần mềm RPA, sau khi thu thập phản hồi từ 90 khách hàng đối với 6 doanh nghiệp nổi bật cùng lĩnh vực. Trong đó, akaBot là cái tên được nhắc đến với chỉ số ghi dấu cảm xúc (emotional footprint) đầy ấn tượng.
Hiện tại, người nhà F vẫn có thể gửi đánh giá cho akaBot tại đây.
Nguồn: xếp hạng phần mềm RPA từ Software Reviews. |
Kể từ đầu năm, RPA là một trong số ít lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, mà ngược lại còn phát triển tốt. Gartner nhận định, thị trường RPA vẫn tăng trưởng dương 2 chữ số và họ dự đoán đà này sẽ tiếp tục dâng cao đến năm 2024. Chỉ riêng năm sau, doanh thu phần mềm RPA toàn cầu ước tính chạm mốc 1,89 tỷ USD, tăng 19,5% từ năm 2020.
“Mục tiêu cốt lõi của các dự án RPA chính là cải thiện chất lượng quy trình, tốc độ và năng suất lao động. Cả 3 yếu tố này rất quan trọng để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành trong lúc dịch bệnh vẫn còn đó”, Fabrizio Biscotti - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Gartner cho hay, “và họ cũng chuyển đổi số nhanh hơn khi rót vốn vào phần mềm RPA”.
Trong tình hình mà con người cần sự trợ giúp của máy móc để duy trì hoạt động doanh nghiệp, nhất là với các công ty trong ngành sản xuất, sự quan tâm của các nhà lãnh đạo dành cho những phần mềm RPA cũng tăng đáng kể. Gartner đánh giá, 90% doanh nghiệp lớn sẽ đưa RPA vào trong nhiều khâu vận hành của công ty để đảm bảo tính ổn định, thích nghi linh hoạt với từng giai đoạn.
“Quy trình chạy bằng RPA đang dần hấp dẫn nhiều doanh nghiệp khi họ muốn giảm phụ thuộc vào lực lượng lao động. Không chỉ mong muốn được đảm bảo lợi ích về ngân sách mà còn muốn thuận lợi cho việc vận hành khi vắng mặt con người”, Cathy Tornbohm - chuyên gia nghiên cứu tại Gartner cho biết.
Dựa vào các chỉ số trên, UiPath RPA Platform, JIFFY.ai và Automation Anywhere đang nắm giữ 3 thứ hạng cao nhất về mức độ hài lòng từ khách hàng. Cả ba phần mềm đều có điểm số cao từ người dùng về giá trị kinh doanh mà họ tạo ra. Riêng akaBot, phần mềm đạt chỉ số Emotional Footprint cao hơn mức tiêu chuẩn và khách hàng vẫn dành nhiều sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Nền tảng tự động hóa akaBot ra đời trong bối cảnh RPA trên thị trường phát triển nhanh, kèm theo đó là nhu cầu tự động hóa hàng trăm quy trình nghiệp vụ khối back office, giúp tiết kiệm chi phí nhân công, tăng năng suất, giảm sai sót. Hiện akaBot được ứng dụng tại 20 doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: tài chính - ngân hàng, logistics, sản xuất, bán lẻ... ở 6 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, nền tảng đã có hàng trăm khách hàng sử dụng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh.
akaBot hoạt động từ tháng 7/2018 tại các bộ phận hỗ trợ của FPT Software. Sản phẩm gồm ba thành phần, trong đó akaBot Studio dành cho người không biết lập trình có thể tự thiết kế hệ thống bằng cách kéo thả. akaBot Center dành cho operator có chức năng tạo lập hệ thống vận hành, điều phối và akabot Agent tự động thực thi các quy trình nghiệp vụ đã được thiết kế, có thể chạy được cả trên máy ảo, máy local PC. Hiện akaBot có khả năng thay thế mọi công việc khối back office.
>> FPT Software thắng 3 giải 'Oscar giới kinh doanh'
Đình An
Ý kiến
()