Theo SCMP, tể từ khi đánh bại các cao thủ cờ vây của con người cách đây 4 năm, AI (trí tuệ nhân tạo) bắt đầu thể hiện tài năng trong nhiều lĩnh vực. Dù chỉ là trợ lý ở một số vị trí, nhưng trí tuệ nhân tạo đã làm được rất nhiều việc cho nhân loại, với tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, nó có phần bất lực dưới sự thiết kế và chỉ huy của con người.
Những robot AI mai mối đang được "tuyển dụng" tại hơn 10 tỉnh ở Nhật Bản. Ảnh: JPTimes |
"Người mai mối AI" đã được làm việc tại Nhật Bản và ước tính vẫn có những công chức được "biên chế". Nhằm đối phó với tình trạng giảm tỷ lệ sinh, chính phủ đã chi trả để thúc đẩy AI hỗ trợ hôn nhân và kết nối các doanh nghiệp ở những khu vực khác nhau.
Theo báo cáo, robot mai mối đã được "tuyển dụng" tại hơn 10 tỉnh ở Nhật Bản với kết quả rất ấn tượng: tỉnh Saitama đã giới thiệu robot mai mối vào năm 2018 - trong số 38 nhóm cặp đôi mới kết hôn vào năm 2019, hơn một nửa được giới thiệu bởi AI; tỷ lệ kết hôn ở tỉnh Ehime cũng tăng từ 13% lên 29% sau khi triển khai dịch vụ mai mối bằng trí tuệ nhân tạo.
Cơ sở của trí tuệ nhân tạo là dữ liệu. Người mai mối AI này không khác gì người mai mối truyền thống, điểm khác biệt chính là thông tin về những người đàn ông và phụ nữ mà những người mai mối truyền thống nắm giữ được lưu trữ trong tâm trí hoặc trong cuốn sổ nhỏ. Tuy nhiên, với AI, ngoài các kỳ vọng phần cứng về độ tuổi, nghề nghiệp, ngoại hình, học vấn, thu nhập còn thêm một bài kiểm tra giá trị và người dùng sẽ được AI “hiểu thấu”.
Sau khi thu thập thông tin dữ liệu liên quan, AI sẽ đưa ra một loạt suy luận và phán đoán, đồng thời phân tích một cách logic thông tin toàn diện khác nhau trong hệ thống.
Tuy nhiên, liệu “bà mối AI” có thể đối phó với tỷ lệ sinh ngày càng giảm hay không vẫn còn phải đặt ra câu hỏi.
>> ‘Dân công nghệ’ có hiệu suất cao nhất khi làm việc từ xa
Hải Ninh
Ý kiến
()