Các bác sĩ tại Brazil, vùng dịch thứ hai thế giới về số người mắc bệnh và tử vong do Covid-19, đã có một "vũ khí mới" để chiến đấu với dịch bệnh, đó là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện các ca lây nhiễm, theo Medicalxpress.
RadVid-19 đã phân tích 10.700 hình ảnh X-quang và CT vào cuối tháng 7. Các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá tỷ lệ chính xác của hệ thống. |
Các bệnh viện tại Brazil bắt đầu sử dụng hệ thống chẩn đoán RadVid-19, sử dụng các thuật toán do hãng Siemens (Đức) và Huawei (Trung Quốc) phát triển dựa trên công nghệ AI. Hệ thống này sẽ khắc phục những điểm yếu trong quá trình xét nghiệm quy mô lớn tại Brazil, giúp các bác sỹ có thể đưa ra hướng điều trị chính xác hơn đối với các bệnh nhân Covid-19.
Marcio Sawamura, Phó giám đốc trung tâm X-quang thuộc Bệnh viện Đại học Sao Paulo cho biết, RadVid-19 giúp phân tích mẫu chụp cắt lớp và X-quang trên phổi, nhằm tìm kiếm các chấm tròn biểu thị tổn thương trên phổi người bệnh. Sau đó, RadVid-19 sẽ đưa ra dự báo về sự thay đổi của phổi người bệnh trong thời gian sau đó cũng như nguy cơ nhiễm virus nCoV.
Hiện RadVid-19 được sử dụng tại 43 bệnh viện của Brazil và được Ngân hàng phát triển châu Mỹ tài trợ. Tính đến cuối tháng 7, RadVid-19 đã thực hiện 10.700 phân tích mẫu chụp X-quang và cắt lớp.
Chương trình cho các bác sĩ thấy trên màn hình máy tính cách phổi của bệnh nhân thay đổi theo thời gian như thế nào và cho phép họ phân tích các vòng tròn màu trắng và màu vàng đánh dấu khả năng nhiễm bệnh.
Không phải là sự thay thế cho chẩn đoán dựa trên phòng thí nghiệm của bác sĩ nhưng RadVid-19 có thể giúp các bác sĩ quyết định nên theo đuổi phương pháp điều trị nào trong thời gian chờ đợi kết quả ở phòng thí nghiệm, tại một quốc gia không có chiến dịch thử nghiệm quy mô lớn nào được đưa ra và Tổng thống Jair Bolsonaro phải đối mặt với những chỉ trích vì coi nhẹ sự nguy hiểm của đại dịch.
Theo Arthur Lobo, một bác sĩ X-quang ở thành phố Belem phía bắc, Brazil đang xét nghiệm ít hơn mức cần thiết, hình ảnh CT và X-quang cuối cùng được sử dụng làm công cụ chẩn đoán. Nó đã giúp chúng tôi đạt được chẩn đoán khi chúng tôi nghi ngờ.
Trong khi đó, bà Claudia Leite, Giáo sư khoa phóng xạ và ung thư tại Đại học Sao Paulo, cho rằng đây là một sự giảm bớt căng thẳng trong giai đoạn đầu của đại dịch ở Brazil, khi các bác sĩ đang chạy đua để nắm bắt tình hình lây nhiễm đang bùng nổ nhanh chóng. “Lúc đầu, chúng tôi thực sự rất đau khổ, vì đôi khi kết quả trong phòng thí nghiệm mất nhiều thời gian và bệnh nhân sẽ bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, khó thở và chúng tôi vẫn không có chẩn đoán".
Hiện Brazil có hơn 2,8 triệu người mắc Covid-19 và 96.000 người tử vong, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Các chuyên gia cho rằng con số trên có lẽ còn cao hơn nếu các xét nghiệm được thực hiện rộng rãi hơn tại nước này.
>> Israel dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện ổ dịch Covid
Hải Ninh
Ý kiến
()