Chiều 18/6, hàng chục doanh nghiệp đã tham gia buổi tư vấn trực tuyến về ứng dụng hợp đồng điện tử, chữ ký số do FPT tổ chức. Theo FPT, bộ giải pháp nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh thuộc nhiều nhóm ngành nghề.
Với hình thức kết nối trực tiếp với chuyên gia, chương trình có sự góp mặt của anh Lê Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Chứng thực Chữ ký số và anh Nguyễn Tá Anh - Giám đốc Sản phẩm FPT.eContract tham gia chia sẻ. Nhiều đại diện doanh nghiệp tham dự phòng tư vấn quan tâm tới bộ giải pháp mới của FPT, đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý, lợi ích, chi phí ứng dụng, cũng như đo lường hiệu quả ra sao khi tích hợp hai giải pháp.
Chuyên gia FPT lý giải mô hình triển khai hợp đồng điện tử với đại diện các doanh nghiệp. |
Theo chuyên gia, hợp đồng điện tử đã được công nhận tính pháp lý; tính hợp pháp của chữ ký số cũng giống với chữ ký viết tay hoặc con dấu. Trong khi đó, bộ giải pháp thể hiện rõ hơn tính ưu việt.
Người dùng hợp đồng điện tử FPT.eContract có thể ký kết theo nhiều hình thức như USB Token hoặc FPT.eSigncloud. Với các doanh nghiệp đã tạo chữ ký số trước đó, có thể tích hợp trên giải pháp hoặc đăng ký chữ ký số mới.
FPT.eContract có thể áp dụng cho các loại văn bản, giấy tờ như hợp đồng lao động hay mua bán, đơn đặt hàng, biên bản nghiệm thu, tài liệu cung cấp dịch vụ, vay vốn, bảo lãnh ngân hàng. Giúp các đơn vị tiết kiệm thời gian và chi phí lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm hợp đồng, quản lý tài liệu. Đồng thời, thuận tiện hơn trong giao kết, nhất là với các đối tác ở xa.
Lấy ví dụ, doanh nghiệp chỉ tốn 10-15 phút cho một ký kết điện tử, thay vì mất nhiều ngày thực hiện hợp đồng theo cách truyền thống. FPT đo lường chi phí trung bình khi thực hiện một hợp đồng mất khoảng 350.000 đồng, gồm phí in ấn, chuyển phát... Trong khi mức phí cho hợp đồng điện tử giảm 70%.
Đại diện một doanh nghiệp đặt câu hỏi, "Việc cài đặt có phức tạp không? Nếu đối tác không sử dụng giải pháp này liệu có thể ký kết?". Chuyên gia FPT.eContract lý giải, việc cài đặt nhanh, không bắt buộc các bên tham gia phải có tài khoản, nhưng cần ít nhất một bên sử dụng FPT.eContract, các bên còn lại chỉ cần có địa chỉ email. Người dùng không biết về công nghệ vẫn dễ dàng thao tác. Bên cạnh đó, giải pháp này có thể tích hợp với các hệ thống tác nghiệp tại công ty như HR, CRM... giúp hoạt động giao kết diễn ra thuận tiện.
Anh Trần Văn Hoàng từ Công ty DDSolution thắc mắc về cách dùng hợp đồng điện tử với khách hàng cá nhân. Theo đại diện FPT IS, để thực hiện ký kết, các cá nhân chưa có chữ ký số có thể đăng ký trên nền tảng Token hoặc FPT.eSigncloud. Trong đó, eSigncloud đưa ra tính năng giúp người dùng trả phí theo số lần sử dụng, sẽ giúp các cá nhân tiết kiệm chi phí.
Chuyên gia FPT lý giải về hợp đồng điện tử và chữ ký số triển khai tại một đơn vị tài chính. |
Liên quan mật thiết đến hợp đồng điện tử, giải pháp chữ ký số tiếp tục được các doanh nghiệp đặt câu hỏi. Một vị băn khoăn, "Có thể ký bao nhiêu chữ ký số trên eContract? Thời hạn dùng giải pháp bao lâu?". Chuyên gia FPT cho biết, FPT.eContract không giới hạn số lượng chữ ký số, nhưng hệ thống khống chế dung lượng 10 MB, nên doanh nghiệp lưu ý cân cân đối với nhu cầu thực tế và dung lượng. Đồng thời, tùy nhu cầu và quy mô sử dụng, đơn vị có thể chọn gói 1 năm, 3 năm, hoặc trả phí theo số lần dùng.
Về những thắc mắc tính bảo mật của bộ đôi giải pháp, chuyên gia khẳng định, toàn bộ hợp đồng điện tử và chữ ký số của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên cloud của FPT với tính bảo mật cao. Đồng thời người dùng có thể tải về hệ thống lưu trữ của đơn vị.
>> FPT e.contract tiết kiệm 70% thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
Trân Trân
Ý kiến
()