Uống đủ nước
Để chống chọi với nắng nóng, cách hiệu quả nhất chính là bù nước cho cơ thể, chủ động bù nước hằng ngày, đừng đợi khát mới uống cả cốc. Nước uống có thể là nước lọc, nước nhân trần, trà xanh, nước trái cây, nước khoáng bổ sung vi chất... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý ngay cả nước trái cây cũng không nên uống quá nhiều lần trong ngày vì sẽ dẫn đến tăng hàm lượng đường, không tốt với người mắc bệnh tiểu đường. Cần hạn chế các đồ uống có cồn, cà phê hoặc quá nhiều đường vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.
Nên chủ động bù nước hằng ngày thay vù đợi khát mới uống. |
Muốn kiểm tra cơ thể có đủ nước hay không, hãy kiểm tra độ đàn hồi của da bằng cách dùng 2 ngón tay nhéo phần da trên mu bàn tay hoặc da bên dưới xương đòn hoặc da trên bụng. Sau khi nhéo da vài giây và thả ngón tay ra, nếu da lập tức trở lại bình thường nghĩa là cơ thể có đủ nước. Nếu phần da bị nhéo phải mất một chút thời gian để trở lại bình thường thì có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu nước.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể nói rằng chúng khát, nên cung cấp đồ uống hoặc cho con bú thường xuyên. Nước ngọt có ga không được bác sĩ khuyến khích cho trẻ uống ngày nắng nóng.
Che chắn kỹ càng
Tia UV, tia hồng ngoại trong nắng có thể làm nhăn da, chùng da, tăng sắc tố da, sinh ra những thương tổn và tiến tới ung thư da. Các bộ phận khác trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng nếu không bảo vệ da, chống tốt. Khi ra ngoài và các hoạt động tiếp cận môi trường, nên dùng các cách chống nắng từ đơn giản cơ học như khẩu trang, nón rộng vành có màu sậm, chất liệu vải dày, kính râm để che vùng da mắt và bảo vệ mắt, kem chống nắng.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh - bệnh viện Da liễu TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Y dược TP HCM - cho biết các giải pháp chống nắng không chỉ bảo vệ chống nắng từ giờ cao điểm từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian cường độ mạnh nhất của tia UVB, do các tia hồng ngoại hay UV tồn tại suốt 24 giờ mỗi ngày, các mùa trong năm. Vì vậy cần ý thức bảo vệ da mọi lúc.
Sử dụng sản phẩm chống nắng SPF từ 30 trở trên để bảo vệ da khỏi tia UV và hồng ngoại trong ánh nắng. |
Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm bôi chống nắng SPF từ 50 trở trên, về mặt lý thuyết, chỉ số chống nắng SPF 30+ đã chống lại 97% các tia. Để bảo vệ kỹ hơn có thể sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF 50+. Nhưng cần lưu ý những sản phẩm có chỉ số chống nắng quá cao dễ gây kích ứng da.
Chống nắng cả khi tắm biển
Đi biển là sự lựa chọn của nhiều người trong dịp nghỉ lễ nhưng nên chú ý bôi kem chống nắng và chú ý thời gian tốt nhất để tắm biển trong ngày hè nóng nực là trước 7h và sau 15h. |
Người nhà F đi du lịch các vùng biển cũng đừng chủ quan cho là “trốn được nắng nóng”. Bác sĩ Văn Bảo Ngọc, bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu, cho biết, nếu không bôi kem chống nắng thì tia UV sẽ gây tác hại hơn nhiều so với đi ngoài đường. Nước biển có hàm lượng muối cao nên càng hấp thụ tia UV. Do đó, tắm biển trong ngày hè nắng nóng rất cần phải bôi kem dành riêng cho tắm biển, bơi hồ - có độ cản tia nắng (SPF) từ 30 đến 50 - để chống tia UV. Thời gian tốt nhất để tắm biển trong ngày hè nóng nực là trước 7h và sau 15h. Đặc biệt lưu ý không nên tắm biển vào buổi trưa vì lúc này mặt trời gay nhất.
Hạn chế vui chơi, di chuyển từ 10h - 15h
Vào những ngày nghỉ lễ, chúng ta cần biết khoảng thời gian nào là nắng gay gắt nhất và tia bức xạ (UV) nhiều nhất nhằm hạn chế di chuyển và vui chơi ngoài trời. Theo PGS.TS.BS Lê Ngọc Diệp, trưởng phòng khám da liễu Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM (cơ sở 2), ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất vào lúc 10h-15h. Đối với trẻ em và người già cần hạn chế ra ngoài đường tối đa vì đây là những đối tượng có sức đề kháng yếu và làn da có mức độ bảo vệ kém.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh bắt buộc nên vẫn có rất nhiều người di chuyển bằng xe máy trên đoạn đường rất dài trong khoảng thời gian cảnh báo trên. Theo bác sĩ Diệp, biện pháp hữu hiệu nhất đối với trường hợp này là nên hạn chế thời gian đi ngoài đường bằng cách dừng xe và nghỉ dọc đường từ những bóng cây hay các quán nước để bổ sung nước, đồng thời kết hợp những biện pháp bảo vệ nêu trên.
Bên cạnh đó, nhiều gia người F chọn phương tiện di chuyển trong dịp lễ bằng ôtô hay xe khách để tránh cái nóng khó chịu ngoài trời. Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện di chuyển này lại phải đối mặt tình trạng sốc nhiệt mỗi khi bước lên hoặc xuống xe. Ngoài ra, nếu kính cửa sổ trên xe không phải là kính cách nhiệt thì người ngồi gần cửa sổ sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời nhiều hơn bên ngoài.
Để khắc phục tình trạng này, trước khi xuống xe nên tắt hoặc chỉnh nhiệt độ điều hòa trong xe lên mức cao nhất để cơ thể làm quen dần với nhiệt độ ngoài trời, ngược lại khi mới bước vào xe thì hãy chỉnh nhiệt độ cao lên rồi sau đó mới giảm từ từ để tránh tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột. Song song đó, cần dùng những miếng chắn hoặc rèm để ánh nắng mặt trời không chiếu vào cửa kính.
Tìm bóng râm khi đã thấy mệt
Nếu cơ thể bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi thì chúng ta nên nhanh chóng tìm một bóng râm thoáng mát để ngồi nghỉ. Điều này sẽ giúp cơ thể điều tiết lại nhiệt độ và năng lượng. Trong trường hợp vẫn cố gắng tiếp tục hoạt động thì nguy cơ bị say nắng hoặc kiệt sức là rất cao.
Hãy bảo vệ sức khỏe trong kỳ nghỉ lễ dài ngày. |
Rửa chân tay và tắm
Sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời, hãy làm mát cơ thể bằng cách dùng nước rửa tay chân hoặc tắm. Tuy nhiên, cần nhớ không được phép tắm khi cơ thể đang nóng bức và ra nhiều mồ hôi mà nên ngồi nghỉ ngơi một lúc trước khi tắm để tránh bị cảm đột ngột.
>> Chiến binh Phương Nam miệt mài giữa trời nắng 'đổ lửa'
Hà An (tổng hợp)
Ý kiến
()