Sau 20 năm, Tổ chức Giáo dục FPT vẫn từng bước đi lên, chưa bao giờ dừng lại trên con đường tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam. Hãy cùng nhìn lại quá trình "dậy thì thành công" của Tổ chức Giáo dục FPT để thấy trình độ mở lối tiên phong thượng thừa của tổ chức.
Năm 1999, hai anh Lê Trường Tùng (Chủ tịch ĐH FPT) và Nguyễn Khắc Thành (Hiệu trưởng ĐH FPT) đã lặn lội sang Ấn Độ để mang phương thức giáo dục tiên tiến về Việt Nam. Gần 20 năm sau, hai anh vẫn là thuyền trưởng, thuyền phó lèo lái con tàu Giáo dục của nhà F, với đầy đủ cấp học, cùng quy mô 25.000 sinh viên, học viên, học sinh, hiện diện ở 5 tỉnh thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP HCM và Cần Thơ.
Sau 20 năm, Tổ chức Giáo dục FPT vẫn từng bước đi lên, chưa bao giờ dừng lại trên con đường tiên phong đổi mới giáo dục Việt Nam. Hãy cùng nhìn lại quá trình "dậy thì thành công" của Tổ chức Giáo dục FPT để thấy trình độ mở lối tiên phong thượng thừa của tổ chức.
Năm 1999, hai anh Lê Trường Tùng (Chủ tịch ĐH FPT) và Nguyễn Khắc Thành (Hiệu trưởng ĐH FPT) đã lặn lội sang Ấn Độ để mang phương thức giáo dục tiên tiến về Việt Nam. Gần 20 năm sau, hai anh vẫn là thuyền trưởng, thuyền phó lèo lái con tàu Giáo dục của nhà F, với đầy đủ cấp học, cùng quy mô 25.000 sinh viên, học viên, học sinh, hiện diện ở 5 tỉnh thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP HCM và Cần Thơ.
Từ hai cơ sở đó, 15 năm sau, năm 2016, Tổ chức Giáo dục FPT đã có đầy đủ các khối đào tạo khác nhau từ cấp trung học phổ thông, cao đẳng thực hành, đại học và sau đại học, các khối liên kết và trao đổi sinh viên quốc tế. Các khối đào tạo gồm: ĐH FPT, Viện Đào tạo quản trị kinh doanh, FPT Polytechnic, FPT School, Viện Đào tạo quốc tế, ĐH trực tuyến FUNIX.
“Việc có đầy đủ cấp học, theo cùng một triệt lý giáo dục, có cùng một sứ mệnh và dựa trên một mô hình đào tạo đồng nhất của Tổ chức Giáo dục FPT sẽ giúp người học có nhiều lựa chọn và hỗ trợ định hướng học tập tốt hơn”, Chủ tịch ĐH FPT Lê Trường Tùng chia sẻ.
Từ hai cơ sở đó, 15 năm sau, năm 2016, Tổ chức Giáo dục FPT đã có đầy đủ các khối đào tạo khác nhau từ cấp trung học phổ thông, cao đẳng thực hành, đại học và sau đại học, các khối liên kết và trao đổi sinh viên quốc tế. Các khối đào tạo gồm: ĐH FPT, Viện Đào tạo quản trị kinh doanh, FPT Polytechnic, FPT School, Viện Đào tạo quốc tế, ĐH trực tuyến FUNIX.
“Việc có đầy đủ cấp học, theo cùng một triệt lý giáo dục, có cùng một sứ mệnh và dựa trên một mô hình đào tạo đồng nhất của Tổ chức Giáo dục FPT sẽ giúp người học có nhiều lựa chọn và hỗ trợ định hướng học tập tốt hơn”, Chủ tịch ĐH FPT Lê Trường Tùng chia sẻ.
Trụ sở của FPT Education từ một tòa nhà đi thuê tại phố Tôn Thất Thuyết vào năm 2005-2006, nay đã có cơ ngơi khang trang, rộng rãi tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, với diện tích 30 ha.
Trụ sở của FPT Education từ một tòa nhà đi thuê tại phố Tôn Thất Thuyết vào năm 2005-2006, nay đã có cơ ngơi khang trang, rộng rãi tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, với diện tích 30 ha.
Xác định đào tạo cấp học càng nhỏ càng khó, nhà Giáo dục bắt đầu với cấp đại học, cao đẳng. Đến năm 2013, Tổ chức Giáo dục FPT chính thức mở cấp học THPT. Đến nay, với việc hoàn thiện cơ sở vật chất cho cấp Tiểu học, nhà Giáo dục tự hào là đơn vị đầu tiên đạo tạo đủ các cấp học tại Việt Nam.
Xác định đào tạo cấp học càng nhỏ càng khó, nhà Giáo dục bắt đầu với cấp đại học, cao đẳng. Đến năm 2013, Tổ chức Giáo dục FPT chính thức mở cấp học THPT. Đến nay, với việc hoàn thiện cơ sở vật chất cho cấp Tiểu học, nhà Giáo dục tự hào là đơn vị đầu tiên đạo tạo đủ các cấp học tại Việt Nam.
Mục tiêu ban đầu của Tổ chức Giáo dục FPT là đào tạo sinh viên Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Giờ đây, nhà Giáo dục đã hướng tới mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam, tiến tới xuất khẩu giáo dục. Tính riêng 2017, Tổ chức Giáo dục FPT đã thực hiện 1.000 lượt trao đổi sinh viên quốc tế.
Mỗi mảnh ghép trong bức tranh giáo dục FPT chọn cho mình một mảng màu riêng không trộn lẫn. “Tiên phong” ở một khía cạnh nào đó có lẽ là đường hướng chung mà tất cả người FPT làm giáo dục đã và đang theo đuổi.
Mục tiêu ban đầu của Tổ chức Giáo dục FPT là đào tạo sinh viên Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Giờ đây, nhà Giáo dục đã hướng tới mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam, tiến tới xuất khẩu giáo dục. Tính riêng 2017, Tổ chức Giáo dục FPT đã thực hiện 1.000 lượt trao đổi sinh viên quốc tế.
Mỗi mảnh ghép trong bức tranh giáo dục FPT chọn cho mình một mảng màu riêng không trộn lẫn. “Tiên phong” ở một khía cạnh nào đó có lẽ là đường hướng chung mà tất cả người FPT làm giáo dục đã và đang theo đuổi.
Nguyễn Thắng
Ý kiến
()