Từ trước khi chương trình diễn ra 30 phút, ở bàn check in tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội), đã đông kín sinh viên đăng ký. Khi chương trình vừa bắt đầu là những hàng ghế đã kín chỗ. Khoảng 130 sinh viên, chủ yếu đến từ ĐH Ngoại thương Hà Nội, đã tham gia hội thảo "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ" do ĐH Trực tuyến FUNiX tổ chức.
Từ trước khi chương trình diễn ra 30 phút, ở bàn check in tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội), đã đông kín sinh viên đăng ký. Khi chương trình vừa bắt đầu là những hàng ghế đã kín chỗ. Khoảng 130 sinh viên, chủ yếu đến từ ĐH Ngoại thương Hà Nội, đã tham gia hội thảo "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ" do ĐH Trực tuyến FUNiX tổ chức.
Công tác chuẩn bị của Ban tổ chức rất khẩn trương. Hội thảo lần này có sự tham gia của sinh viên đến từ CLB Kỹ năng sống của ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Công tác chuẩn bị của Ban tổ chức rất khẩn trương. Hội thảo lần này có sự tham gia của sinh viên đến từ CLB Kỹ năng sống của ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Trần Thái Sơn, cán bộ Văn hóa - Đoàn thể FPT, đã hâm nóng chương trình bằng phần thể hiện tài năng, mô tả âm thanh tự nhiên của các nhạc cụ: Trống, kèn saxophone, DJ. Đặc biệt, màn kể chuyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn với tiếng âm thanh quạ, gió rít, xe máy... được thể hiện qua tài năng beatbox của Thái Sơn. Tràng vỗ tay theo nhịp để cổ vũ cho màn biểu diễn của hot boy FUN vang dội khắp sảnh tầng 13.
Trần Thái Sơn, cán bộ Văn hóa - Đoàn thể FPT, đã hâm nóng chương trình bằng phần thể hiện tài năng, mô tả âm thanh tự nhiên của các nhạc cụ: Trống, kèn saxophone, DJ. Đặc biệt, màn kể chuyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn với tiếng âm thanh quạ, gió rít, xe máy... được thể hiện qua tài năng beatbox của Thái Sơn. Tràng vỗ tay theo nhịp để cổ vũ cho màn biểu diễn của hot boy FUN vang dội khắp sảnh tầng 13.
Các diễn giả tham gia chủ đề "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ" gồm (từ trái qua): Chị Nguyễn Thị Thắm - Trưởng phòng Tuyển sinh FUNiX, anh Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng FUNiX, chị Lê Minh Đức - GĐ Trung tâm Kinh doanh Telesale FPT Telecom và Đỗ Anh Tú - cựu sinh viên khóa 2 ĐH FPT, tác giả 2048 với 3 triệu lượt tải trên Appstore. Mỗi diễn giả mang tới câu chuyện cuộc đời để sinh viên tự tìm ra bài học cho mình.
Các diễn giả tham gia chủ đề "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ" gồm (từ trái qua): Chị Nguyễn Thị Thắm - Trưởng phòng Tuyển sinh FUNiX, anh Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng FUNiX, chị Lê Minh Đức - GĐ Trung tâm Kinh doanh Telesale FPT Telecom và Đỗ Anh Tú - cựu sinh viên khóa 2 ĐH FPT, tác giả 2048 với 3 triệu lượt tải trên Appstore. Mỗi diễn giả mang tới câu chuyện cuộc đời để sinh viên tự tìm ra bài học cho mình.
Anh Nam tỏ ra rất tâm đắc với chủ đề "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ". Cách đây hai năm, anh làm giáo khảo một cuộc thi của ĐH Ngoại thương, trong đó, có dự án làm hệ thống tính điểm trung thành - một ý tưởng rất hay. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai, các sinh viên rất lúng túng vì không biết công nghệ. "Nếu có thể học lập trình được thì có thể làm sản phẩm ngay và khả năng thành công lớn hơn rất nhiều", anh phân tích. Anh cũng chia sẻ thêm về mô hình học tập ở FUNiX, theo đó, online là phương tiện để học chứ không phải là đích. FUNiX là đại học "trên mây", trường không dạy mà chỉ chỗ để sinh viên tự tìm kiến thức.
Anh Nam tỏ ra rất tâm đắc với chủ đề "Khối óc kinh tế, bàn tay công nghệ". Cách đây hai năm, anh làm giáo khảo một cuộc thi của ĐH Ngoại thương, trong đó, có dự án làm hệ thống tính điểm trung thành - một ý tưởng rất hay. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai, các sinh viên rất lúng túng vì không biết công nghệ. "Nếu có thể học lập trình được thì có thể làm sản phẩm ngay và khả năng thành công lớn hơn rất nhiều", anh phân tích. Anh cũng chia sẻ thêm về mô hình học tập ở FUNiX, theo đó, online là phương tiện để học chứ không phải là đích. FUNiX là đại học "trên mây", trường không dạy mà chỉ chỗ để sinh viên tự tìm kiến thức.
Mới 26 tuổi, chàng cựu sinh viên khóa 2 ĐH FPT Đỗ Anh Tú đã có thành công nhất định. Cậu là tác giả của game 2048 với 3 triệu lượt người tải trên Appstore. "Ban đầu, mình làm việc từ động lực của miếng cơm manh áo", Tú kể. Khi vừa tốt nghiệp, chỉ vỏn vẹn trong tay 10 triệu đồng khởi nghiệp, Tú nghĩ ra mọi cách để kiếm tiền. Ý tưởng của cậu ghi tràn 10 tờ A4 nhưng khi đưa vào thực tế không được mọi người đón nhận. Một ngày, cậu và nhóm bạn đăng ảnh hài hước và được nhiều người xem. Trang web nổi tiếng một thời được giới trẻ quan tâm trở nên nổi tiếng. Bước đầu thành công, Tú tổ chức lớp học phi lợi nhuận, bắt đầu là sinh viên, sau là các bạn trẻ khác. Mong muốn của cậu là: "Sinh viên sau khi học lớp của Tú ra trường xin ngay được công ty nước ngoài hoặc công ty lớn với đầy đủ kỹ năng, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại nữa".
Mới 26 tuổi, chàng cựu sinh viên khóa 2 ĐH FPT Đỗ Anh Tú đã có thành công nhất định. Cậu là tác giả của game 2048 với 3 triệu lượt người tải trên Appstore. "Ban đầu, mình làm việc từ động lực của miếng cơm manh áo", Tú kể. Khi vừa tốt nghiệp, chỉ vỏn vẹn trong tay 10 triệu đồng khởi nghiệp, Tú nghĩ ra mọi cách để kiếm tiền. Ý tưởng của cậu ghi tràn 10 tờ A4 nhưng khi đưa vào thực tế không được mọi người đón nhận. Một ngày, cậu và nhóm bạn đăng ảnh hài hước và được nhiều người xem. Trang web nổi tiếng một thời được giới trẻ quan tâm trở nên nổi tiếng. Bước đầu thành công, Tú tổ chức lớp học phi lợi nhuận, bắt đầu là sinh viên, sau là các bạn trẻ khác. Mong muốn của cậu là: "Sinh viên sau khi học lớp của Tú ra trường xin ngay được công ty nước ngoài hoặc công ty lớn với đầy đủ kỹ năng, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại nữa".
Vốn là cựu sinh viên Ngoại thương, chị Lê Minh Đức đã có thâm niên 13 năm ở FPT. Chị thông tin: "Dù công việc thiên về kinh doanh nhưng không có CNTT là gay, việc lưu trữ dữ liệu để lọc rất khó khăn". Vì vậy, ở đơn vị chị đang làm việc có 400 kỹ thuật viên. Tuy nhiên, vì là thế hệ trước nên việc ứng dụng CNTT vào công việc là điểm yếu của chị. Do vậy, chị đến đây tìm hiểu xem có cơ hội để học hỏi thêm, bởi "không biết CNTT cảm thấy rất bức bối".
Vốn là cựu sinh viên Ngoại thương, chị Lê Minh Đức đã có thâm niên 13 năm ở FPT. Chị thông tin: "Dù công việc thiên về kinh doanh nhưng không có CNTT là gay, việc lưu trữ dữ liệu để lọc rất khó khăn". Vì vậy, ở đơn vị chị đang làm việc có 400 kỹ thuật viên. Tuy nhiên, vì là thế hệ trước nên việc ứng dụng CNTT vào công việc là điểm yếu của chị. Do vậy, chị đến đây tìm hiểu xem có cơ hội để học hỏi thêm, bởi "không biết CNTT cảm thấy rất bức bối".
Với chị Nguyễn Thị Thắm, cựu sinh viên K47 ngành Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội, trong trường đại học không có ai hướng dẫn con đường đi cho tương lai. Chỉ sau khi ra trường, chị mới nhận ra rằng, chỉ có kinh tế khó bắt nhịp với xã hội. Đến FUNiX, chị gặp đề bài toán khoai là "phải lập một website trong một tuần mà trong tay không có lập trình hay thiết kế nào". Bị dồn vào thế khó, Thắm loay hoay tự học lập trình web để ra một sản phẩm. "Đến nay, website của FUNiX do tôi lập mà chưa từng viết một dòng code nào. Dân Kinh tế có thể học CNTT", chị khẳng định.
Với chị Nguyễn Thị Thắm, cựu sinh viên K47 ngành Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội, trong trường đại học không có ai hướng dẫn con đường đi cho tương lai. Chỉ sau khi ra trường, chị mới nhận ra rằng, chỉ có kinh tế khó bắt nhịp với xã hội. Đến FUNiX, chị gặp đề bài toán khoai là "phải lập một website trong một tuần mà trong tay không có lập trình hay thiết kế nào". Bị dồn vào thế khó, Thắm loay hoay tự học lập trình web để ra một sản phẩm. "Đến nay, website của FUNiX do tôi lập mà chưa từng viết một dòng code nào. Dân Kinh tế có thể học CNTT", chị khẳng định.
Sinh viên rất nhiệt tình đặt câu hỏi cho các diễn giả xung quanh vướng mắc về việc học CNTT, một dự án còn đang dang dở. Thông qua buổi hỏi đáp truyền thống, anh Nam còn hướng dẫn sinh viên cách đặt một câu hỏi thông minh theo cách học ở FUNiX. Nhiều tràng pháo vang lên tán thưởng cách nói chuyện và chia sẻ thẳng thắn của Hiệu trưởng FUNiX.
Sinh viên rất nhiệt tình đặt câu hỏi cho các diễn giả xung quanh vướng mắc về việc học CNTT, một dự án còn đang dang dở. Thông qua buổi hỏi đáp truyền thống, anh Nam còn hướng dẫn sinh viên cách đặt một câu hỏi thông minh theo cách học ở FUNiX. Nhiều tràng pháo vang lên tán thưởng cách nói chuyện và chia sẻ thẳng thắn của Hiệu trưởng FUNiX.
Sau gần 3 giờ tham gia hội thảo, Mai Tuyết Trinh, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương, cho biết: "Nghe diễn giả chia sẻ, em đúc rút ra rằng, CNTT không chỉ hữu ích cho sinh viên công nghệ mà ở lĩnh vực nào cũng rất cần. Cơ hội dành cho người học CNTT rất rộng mở. Nếu cần học một ngành thứ hai, chắc chắn em sẽ lựa chọn CNTT".
ĐH FINiX ra mắt ngày 13/10 và chính thức khai giảng vào ngày 20/11, trực tuyến tại 6 quốc gia.
Chương trình học online của FUNiX kéo dài 8 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, với học phí khóa học là 90 triệu đồng. Theo đó, trong 8 kỳ học, sinh viên sẽ lần lượt trải qua các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp gồm: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng Mobile, Lập trình viên Ứng dụng doanh nghiệp, Thông thạo môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Thông thạo môi trường kinh doanh, Chuyên viên hệ thống thông tin, Bằng kỹ sư phần mềm.
Sau mỗi kỳ, sinh viên sẽ nhận được một chứng chỉ, chứng nhận có thể làm được việc tương ứng. Hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư CNTT, nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Khóa 1 FUNiX hiện có 50 sinh viên tham gia học đến từ 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Philippines, Nhật Bản, Australia và Pháp. Bên cạnh đó, để giúp sinh viên trong quá trình học, có 125 mentor đến từ 6 nước là Nhật Bản, Philippines, Australia, Singapore, Việt Nam và Mỹ đã sẵn sàng hỗ trợ.
Sau gần 3 giờ tham gia hội thảo, Mai Tuyết Trinh, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương, cho biết: "Nghe diễn giả chia sẻ, em đúc rút ra rằng, CNTT không chỉ hữu ích cho sinh viên công nghệ mà ở lĩnh vực nào cũng rất cần. Cơ hội dành cho người học CNTT rất rộng mở. Nếu cần học một ngành thứ hai, chắc chắn em sẽ lựa chọn CNTT".
ĐH FINiX ra mắt ngày 13/10 và chính thức khai giảng vào ngày 20/11, trực tuyến tại 6 quốc gia.
Chương trình học online của FUNiX kéo dài 8 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, với học phí khóa học là 90 triệu đồng. Theo đó, trong 8 kỳ học, sinh viên sẽ lần lượt trải qua các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp gồm: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng Mobile, Lập trình viên Ứng dụng doanh nghiệp, Thông thạo môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Thông thạo môi trường kinh doanh, Chuyên viên hệ thống thông tin, Bằng kỹ sư phần mềm.
Sau mỗi kỳ, sinh viên sẽ nhận được một chứng chỉ, chứng nhận có thể làm được việc tương ứng. Hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư CNTT, nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Khóa 1 FUNiX hiện có 50 sinh viên tham gia học đến từ 6 quốc gia gồm Việt Nam, Mỹ, Philippines, Nhật Bản, Australia và Pháp. Bên cạnh đó, để giúp sinh viên trong quá trình học, có 125 mentor đến từ 6 nước là Nhật Bản, Philippines, Australia, Singapore, Việt Nam và Mỹ đã sẵn sàng hỗ trợ.
Lưu Vân
Ảnh: Anh Tuấn
Ý kiến
()