Sáng ngày 6/9, Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2017 lần thứ 7 đã khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, thu hút sự tham dự của hơn 650 đại biểu cấp cao từ Nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sáng ngày 6/9, Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2017 lần thứ 7 đã khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, thu hút sự tham dự của hơn 650 đại biểu cấp cao từ Nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chúng ta đã đề cập nhiều, giờ là lúc phải hành động. Chúng ta phải “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa”, "làm những việc không mới với tâm thế mới" thì mới mong thành công trong cuộc cách mạng này".
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chúng ta đã đề cập nhiều, giờ là lúc phải hành động. Chúng ta phải “dấn thân hơn nữa”, “mạnh dạn hơn nữa”, "làm những việc không mới với tâm thế mới" thì mới mong thành công trong cuộc cách mạng này".
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình cho hay, FPT đang ấp ủ cùng các doanh nghiệp lớn xây dụng chung một IoT Platform, trên đó xử lý rất nhiều vấn đề như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng, dữ liệu lớn... ứng dụng trong các lĩnh vực của Việt Nam mà có thể trước tiên là du lịch và nông nghiệp.
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình cho hay, FPT đang ấp ủ cùng các doanh nghiệp lớn xây dụng chung một IoT Platform, trên đó xử lý rất nhiều vấn đề như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng, dữ liệu lớn... ứng dụng trong các lĩnh vực của Việt Nam mà có thể trước tiên là du lịch và nông nghiệp.
Sau phần tọa đàm, Phó Thủ tướng Võ Đức Đam cùng đại biểu lần lượt đi tham quan gian hàng của các doanh nghiệp tại triển lãm như FPT, MISA, VNG...
Sau phần tọa đàm, Phó Thủ tướng Võ Đức Đam cùng đại biểu lần lượt đi tham quan gian hàng của các doanh nghiệp tại triển lãm như FPT, MISA, VNG...
Nhiều khách hàng đã bày tỏ sự quan tâm tới các dịch vụ mà FPT đang cung cấp. "Tôi rất hứng thú với phần mềm Nhận diện khuôn mặt FPT FaceBox. Nếu tích hợp được giải pháp này với phần mềm Quản lý bệnh viện mà chúng tôi đang sử dụng của FPT thì quá tốt. Nó sẽ giúp nhận diện từng bệnh nhân ngay từ cửa tiếp đón để đội ngũ lễ tân làm việc nhanh chóng hơn và thể hiện sự thân thiện của bệnh viện", anh Ngô Tiến Quyết, đại diện một bệnh viên chuyên khoa tại Hà Nội, cho hay.
Nhiều khách hàng đã bày tỏ sự quan tâm tới các dịch vụ mà FPT đang cung cấp. "Tôi rất hứng thú với phần mềm Nhận diện khuôn mặt FPT FaceBox. Nếu tích hợp được giải pháp này với phần mềm Quản lý bệnh viện mà chúng tôi đang sử dụng của FPT thì quá tốt. Nó sẽ giúp nhận diện từng bệnh nhân ngay từ cửa tiếp đón để đội ngũ lễ tân làm việc nhanh chóng hơn và thể hiện sự thân thiện của bệnh viện", anh Ngô Tiến Quyết, đại diện một bệnh viên chuyên khoa tại Hà Nội, cho hay.
Một phần tọa đàm được nhiều đại biểu quan tâm là chủ đề "Thành phố thông minh". Diễn giả đã tranh luận sôi nổi về các tiêu chí và tiêu chuẩn cho Smart City. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Khối Phát triển ứng dụng, Microsoft Việt Nam, việc đưa tiêu chí về thành phố thông minh là không "chí công vô tư" vì mỗi thành phố có thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về nền tảng CNTT thì cần phải giống nhau.
Một phần tọa đàm được nhiều đại biểu quan tâm là chủ đề "Thành phố thông minh". Diễn giả đã tranh luận sôi nổi về các tiêu chí và tiêu chuẩn cho Smart City. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Khối Phát triển ứng dụng, Microsoft Việt Nam, việc đưa tiêu chí về thành phố thông minh là không "chí công vô tư" vì mỗi thành phố có thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về nền tảng CNTT thì cần phải giống nhau.
Còn anh Phạm Minh Tuấn, TGĐ FPT IS, cho rằng, trong thời đại Big Data hiện nay, người ta thường giải bài toán ngược, đó là chọn ra 100 thành phố thông minh nhất đưa vào nghiên cứu để tìm ra các tiêu chí và áp dụng. Anh Tuấn cũng thông tin FPT đang phối hợp với TP HCM và Hà Nội triển khai hệ thống giao thông thông minh theo mô hình cho thuê dịch vụ CNTT để góp phần giải quyết các bài toán về giao thông cho hai thành phố này.
Còn anh Phạm Minh Tuấn, TGĐ FPT IS, cho rằng, trong thời đại Big Data hiện nay, người ta thường giải bài toán ngược, đó là chọn ra 100 thành phố thông minh nhất đưa vào nghiên cứu để tìm ra các tiêu chí và áp dụng. Anh Tuấn cũng thông tin FPT đang phối hợp với TP HCM và Hà Nội triển khai hệ thống giao thông thông minh theo mô hình cho thuê dịch vụ CNTT để góp phần giải quyết các bài toán về giao thông cho hai thành phố này.
Phiên tọa đàm cuối về chủ đề "Nhân lực số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp" cũng mang lại những góc nhìn mới mẻ. Trong đó phần chia sẻ về nhân lực số của GS. TSKH Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản JAIST, đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. "Tôi muốn nhấn mạnh hai vấn đề về nhận thức và đào tạo. Về nhận thức, muốn làm cách mạng phải có lực lượng. Đào tạo nhân lực cho thời chuyển đổi số là bắt buộc và cần thiết, là một trong hai yếu tố tiên quyết. Về đào tạo, có hai nhóm người lao động phổ thông và tinh hoa, mỗi người lao động cần được đào tạo và đào tạo lại", ông Bảo cho hay.
Phiên tọa đàm cuối về chủ đề "Nhân lực số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp" cũng mang lại những góc nhìn mới mẻ. Trong đó phần chia sẻ về nhân lực số của GS. TSKH Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản JAIST, đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. "Tôi muốn nhấn mạnh hai vấn đề về nhận thức và đào tạo. Về nhận thức, muốn làm cách mạng phải có lực lượng. Đào tạo nhân lực cho thời chuyển đổi số là bắt buộc và cần thiết, là một trong hai yếu tố tiên quyết. Về đào tạo, có hai nhóm người lao động phổ thông và tinh hoa, mỗi người lao động cần được đào tạo và đào tạo lại", ông Bảo cho hay.
Còn anh Trương Gia Bình cho rằng bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực số phải thúc đẩy tinh thần tự học. Trong bối cảnh mới, khi mà thế giới đang thay đổi chóng mặt từng giây phút nếu không cập nhật kiến thức kịp thời sẽ bị tụt hậu. Vì thế, quá trình tự học trở thành một kỹ năng quan trọng hàng đầu. "Ở FPT, chúng tôi khuyến khích nhân viên học tập online với các khóa MOOC để tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, hướng tới trở thành một tổ chức học tập. Vậy vấn đề ở đây là các kỹ sư Việt Nam có sẵn lòng học những cái mới để cùng tiến lên phía trước hay không?", anh nói.
Còn anh Trương Gia Bình cho rằng bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực số phải thúc đẩy tinh thần tự học. Trong bối cảnh mới, khi mà thế giới đang thay đổi chóng mặt từng giây phút nếu không cập nhật kiến thức kịp thời sẽ bị tụt hậu. Vì thế, quá trình tự học trở thành một kỹ năng quan trọng hàng đầu. "Ở FPT, chúng tôi khuyến khích nhân viên học tập online với các khóa MOOC để tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, hướng tới trở thành một tổ chức học tập. Vậy vấn đề ở đây là các kỹ sư Việt Nam có sẵn lòng học những cái mới để cùng tiến lên phía trước hay không?", anh nói.
Kết thúc các phiên tọa đàm, đại diện của VINASA đã tổng kết sáu thông điệp chính của Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam (ICT Summit) 2017, gồm:
Thứ nhất, diễn đàn thống nhất nhận thức sâu sắc rằng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc, không thể bỏ lỡ. Việt Nam phải có dũng khí và hành động quyết liệt để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tạo được môi trường khuyến khích sáng tạo, hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển.
Thứ hai, cả hệ thống chính trị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học và cộng đồng xã hội (trong đó sự liên kết giữa cơ quan Nhà nước - doanh nghiệp - trường đại học, viện nghiên cứu giữ vai trò nòng cốt) phối hợp hành động quyết liệt, kịp thời bằng những giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ ba là tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế số, tập trung ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, trước hết là công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh và du lịch thông minh, trở thành những điểm sáng nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế số thế giới.
Thứ tư là thúc đẩy đổi mới giáo dục, chú trọng đào tạo kiến thức, kỹ năng mới, nhất là tiếng Anh, toán học và tư duy hệ thống; đưa các nội dung liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào chương trình phổ thông, dạy nghề, đại học. Có kế hoạch chủ động về chuyển đổi việc làm và đảm bảo an sinh xã hội đối với các nhóm lao động có nguy cơ mất việc làm cao trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ năm là hình thành hệ thống chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển và đảm bảo sự kết nối, chia sẻ cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu (đặc biệt là dữ liệu mở), hạ tầng thông tin và hạ tầng tri thức; xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế cho hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Thứ sáu, khẩn trương xây dựng các thành phố thông minh, tạo dựng hệ sinh thái cho các dịch vụ phục vụ dân sinh phát triển, an toàn cho người dân theo các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị thông minh, cộng đồng thông minh của thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam...
Kết thúc các phiên tọa đàm, đại diện của VINASA đã tổng kết sáu thông điệp chính của Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam (ICT Summit) 2017, gồm:
Thứ nhất, diễn đàn thống nhất nhận thức sâu sắc rằng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc, không thể bỏ lỡ. Việt Nam phải có dũng khí và hành động quyết liệt để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tạo được môi trường khuyến khích sáng tạo, hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển.
Thứ hai, cả hệ thống chính trị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học và cộng đồng xã hội (trong đó sự liên kết giữa cơ quan Nhà nước - doanh nghiệp - trường đại học, viện nghiên cứu giữ vai trò nòng cốt) phối hợp hành động quyết liệt, kịp thời bằng những giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ ba là tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế số, tập trung ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, trước hết là công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh và du lịch thông minh, trở thành những điểm sáng nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế số thế giới.
Thứ tư là thúc đẩy đổi mới giáo dục, chú trọng đào tạo kiến thức, kỹ năng mới, nhất là tiếng Anh, toán học và tư duy hệ thống; đưa các nội dung liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào chương trình phổ thông, dạy nghề, đại học. Có kế hoạch chủ động về chuyển đổi việc làm và đảm bảo an sinh xã hội đối với các nhóm lao động có nguy cơ mất việc làm cao trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ năm là hình thành hệ thống chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển và đảm bảo sự kết nối, chia sẻ cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng số quốc gia, bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu (đặc biệt là dữ liệu mở), hạ tầng thông tin và hạ tầng tri thức; xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế cho hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Thứ sáu, khẩn trương xây dựng các thành phố thông minh, tạo dựng hệ sinh thái cho các dịch vụ phục vụ dân sinh phát triển, an toàn cho người dân theo các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị thông minh, cộng đồng thông minh của thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam...
Tây Hạ
Ảnh: Ngọc Thắng
Ý kiến
()