Vòng sơ loại Cuộc đua số khu vực miền Trung diễn ra vào ngày 16/1 tại Đại học Bách khoa, TP Đà Nẵng. Sân chơi có tổng cộng 12 đội tham gia tranh tài, gồm 3 đội đến từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng; 2 đội thuộc ĐH Quy Nhơn; ĐH Thông tin Liên lạc, TP Nha Trang có 6 đội và một đại diện của ĐH Nha Trang.
Vòng sơ loại Cuộc đua số khu vực miền Trung diễn ra vào ngày 16/1 tại Đại học Bách khoa, TP Đà Nẵng. Sân chơi có tổng cộng 12 đội tham gia tranh tài, gồm 3 đội đến từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng; 2 đội thuộc ĐH Quy Nhơn; ĐH Thông tin Liên lạc, TP Nha Trang có 6 đội và một đại diện của ĐH Nha Trang.
Vòng sơ loại có 3 phần thi: Kiểm tra năng lực xử lý ảnh; Phản biện; Lập trình nhanh. Cơ cấu điểm cho 3 phần lần lượt là 40%, 30% và 30%. Hai đội đạt điểm cao nhất sẽ đại diện cho trường vào vòng Bán kết. Ở phần Kiểm tra năng lực xử lý ảnh, 12 đội đều không gặp nhiều khó khăn và hoàn thành sớm. Nhưng chỉ duy nhất xe của đội CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) vượt được cả 5 chướng ngại vật.
Vòng sơ loại có 3 phần thi: Kiểm tra năng lực xử lý ảnh; Phản biện; Lập trình nhanh. Cơ cấu điểm cho 3 phần lần lượt là 40%, 30% và 30%. Hai đội đạt điểm cao nhất sẽ đại diện cho trường vào vòng Bán kết. Ở phần Kiểm tra năng lực xử lý ảnh, 12 đội đều không gặp nhiều khó khăn và hoàn thành sớm. Nhưng chỉ duy nhất xe của đội CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) vượt được cả 5 chướng ngại vật.
Sau phần trình diễn, 6 đội có thành tích xuất sắc nhất giành quyền vào vòng Phản biện gồm: DUT ETE, DUT. Duckies, SQ26, TCU STT, TCU Racer và CDSNTU2. Các đội thi trình bày giải pháp của mình và trả lời các câu hỏi phản biện từ đội bạn cũng như Ban giám khảo.
Sau phần trình diễn, 6 đội có thành tích xuất sắc nhất giành quyền vào vòng Phản biện gồm: DUT ETE, DUT. Duckies, SQ26, TCU STT, TCU Racer và CDSNTU2. Các đội thi trình bày giải pháp của mình và trả lời các câu hỏi phản biện từ đội bạn cũng như Ban giám khảo.
Tiến sĩ Hồ Phước Tiến, thành viên Ban giam khảo, cho biết, công nghệ và lỗi của các đội gặp phải gần như giống nhau. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng 6 đội đều thể hiện được sự sáng tạo, nhanh trí và ứng biến kịp thời.
Tiến sĩ Hồ Phước Tiến, thành viên Ban giam khảo, cho biết, công nghệ và lỗi của các đội gặp phải gần như giống nhau. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng 6 đội đều thể hiện được sự sáng tạo, nhanh trí và ứng biến kịp thời.
Từ 6 đội, Ban giám khảo chọn ra 4 đội vào vòng Lập trình nhanh gồm SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), TCU Racer (ĐH Thông tin Liên lạc) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang).
Từ 6 đội, Ban giám khảo chọn ra 4 đội vào vòng Lập trình nhanh gồm SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), TCU Racer (ĐH Thông tin Liên lạc) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang).
Trong phần thi này, đội SQ26 tỏ ra nhỉnh hơn khi liên tục hoàn thành sớm các thử thách. Câu hỏi thứ nhất, 4 đội đều giành điểm 10 từ Ban giám khảo. Sang câu thứ hai, 4 đội bất ngờ nhận điểm 0 do không đáp ứng đúng yêu cầu.
Trong phần thi này, đội SQ26 tỏ ra nhỉnh hơn khi liên tục hoàn thành sớm các thử thách. Câu hỏi thứ nhất, 4 đội đều giành điểm 10 từ Ban giám khảo. Sang câu thứ hai, 4 đội bất ngờ nhận điểm 0 do không đáp ứng đúng yêu cầu.
Kịch tính diễn ra ở câu hỏi thứ 3, sau 15 phút làm bài, chỉ có ba đội hoàn thành gồm SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang). Nhưng SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc) lại không được giành được điểm sau khi trình chiếu kết quả. Kết quả của DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) cũng khiến Ban giám khảo phân vân và tra đổi khá lâu. Cuối cùng, đại diện ĐH Bách khoa nhận được điểm 10.
Kịch tính diễn ra ở câu hỏi thứ 3, sau 15 phút làm bài, chỉ có ba đội hoàn thành gồm SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang). Nhưng SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc) lại không được giành được điểm sau khi trình chiếu kết quả. Kết quả của DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) cũng khiến Ban giám khảo phân vân và tra đổi khá lâu. Cuối cùng, đại diện ĐH Bách khoa nhận được điểm 10.
Ban giám khảo cũng mất nhiều thời gian để phân tích kết quả của CDSNTU2 (ĐH Nha Trang). Cả 4 thành viên giám khảo đều lần lượt lên kiểm tra và đối chiếu với đề bài. Khoảng 10 phút thảo luận, CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) vẫn nhận được điểm 10.
Ban giám khảo cũng mất nhiều thời gian để phân tích kết quả của CDSNTU2 (ĐH Nha Trang). Cả 4 thành viên giám khảo đều lần lượt lên kiểm tra và đối chiếu với đề bài. Khoảng 10 phút thảo luận, CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) vẫn nhận được điểm 10.
Chứng kiến kết quả của đội bạn, SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc) lập tức phản biện và được Ban giám khảo ghi nhận. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Trung Chánh, Trưởng Ban giám khảo, đề bài ra chưa thực sự chặt chẽ nên các đội có nhiều cách để thể hiện, dẫn đến kết quả khác nhau nhưng về phương pháp thì đúng.
Chứng kiến kết quả của đội bạn, SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc) lập tức phản biện và được Ban giám khảo ghi nhận. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Trung Chánh, Trưởng Ban giám khảo, đề bài ra chưa thực sự chặt chẽ nên các đội có nhiều cách để thể hiện, dẫn đến kết quả khác nhau nhưng về phương pháp thì đúng.
Lúc đầu, Ban giám khảo có ý định ra một câu hỏi khác để thí sinh tranh tài. Nhưng sau khi trao đổi, Trưởng phòng IoT Ban Công nghệ FPT - anh Lê Ngọc Tuấn vẫn giữ nguyên kết quả và cho ba đội SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) điểm 10. "Dữ liệu đầu vào của bài thi không rõ ràng. Tuy nhiên, về phương pháp thì cả ba đội đều đúng", anh chia sẻ.
Lúc đầu, Ban giám khảo có ý định ra một câu hỏi khác để thí sinh tranh tài. Nhưng sau khi trao đổi, Trưởng phòng IoT Ban Công nghệ FPT - anh Lê Ngọc Tuấn vẫn giữ nguyên kết quả và cho ba đội SQ26 (ĐH Thông tin Liên lạc), DUT. Duckies (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang) điểm 10. "Dữ liệu đầu vào của bài thi không rõ ràng. Tuy nhiên, về phương pháp thì cả ba đội đều đúng", anh chia sẻ.
Chung cuộc, đội DUT. Duckies và TCU Racer giành đồng giải Ba với điểm số lần lượt 7.71 và 7; CDSNTU2 xuất sắc giành giải Nhì với 8.11 điểm; SQ26 đã giành giải Nhất với 8.98 điểm. Đội Nhất và Nhì được trao mô hình xe đua mới để làm quen khi chạy ở môi trường thực tế.
Mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam theo xu hướng mới nhất của cuộc cách mạng 4.0, từ năm 2016, FPT đã tổ chức cuộc thi Cuộc đua số. Sân chơi giúp sinh viên không chỉ được học hỏi các kiến thức về công nghệ mới mà còn có cơ hội trực tiếp tham gia vào ngành công nghệ phần mềm xe tự hành. Đây cũng là cuộc thi để sinh viên các trường công nghệ thể hiện vốn kiến thức công nghệ, khả năng lập trình và xử lý hình ảnh được trau dồi trên giảng đường đại học và kỹ năng công nghệ thực tiễn. Tiếp nối thành công của 2 mùa giải đầu tiên, Cuộc đua số 2018-2019 giữ nguyên tinh thần chung và bổ sung nhiều điểm thay đổi nổi bật nhằm khuyến khích sinh viên công nghệ tham dự.
Chung cuộc, đội DUT. Duckies và TCU Racer giành đồng giải Ba với điểm số lần lượt 7.71 và 7; CDSNTU2 xuất sắc giành giải Nhì với 8.11 điểm; SQ26 đã giành giải Nhất với 8.98 điểm. Đội Nhất và Nhì được trao mô hình xe đua mới để làm quen khi chạy ở môi trường thực tế.
Mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam theo xu hướng mới nhất của cuộc cách mạng 4.0, từ năm 2016, FPT đã tổ chức cuộc thi Cuộc đua số. Sân chơi giúp sinh viên không chỉ được học hỏi các kiến thức về công nghệ mới mà còn có cơ hội trực tiếp tham gia vào ngành công nghệ phần mềm xe tự hành. Đây cũng là cuộc thi để sinh viên các trường công nghệ thể hiện vốn kiến thức công nghệ, khả năng lập trình và xử lý hình ảnh được trau dồi trên giảng đường đại học và kỹ năng công nghệ thực tiễn. Tiếp nối thành công của 2 mùa giải đầu tiên, Cuộc đua số 2018-2019 giữ nguyên tinh thần chung và bổ sung nhiều điểm thay đổi nổi bật nhằm khuyến khích sinh viên công nghệ tham dự.
Việt Nguyễn
Ý kiến
()