Chúng ta

FPT 'khuynh đảo' ngày hội SoICT Day 2019

Thứ năm, 5/12/2019 | 08:54 GMT+7

Với phần diễn thuyết truyền cảm hứng của diễn giả Lê Ngọc Tuấn trong TechTalk, cùng những trò chơi và sản phẩm công nghệ độc đáo ở TechShow, FPT trở thành từ khóa được sinh viên Bách khoa Hà Nội nhắc tới nhiều nhất tại SoICT Day 2019 hôm 4/2.

<p> Sáng 4/12, Hội nghị quốc tế SoICT 2019 chính thức khai mạc tại tòa nhà B1, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện quy tụ mạng lưới doanh nghiệp công nghệ hàng đầu gồm: FPT, VNG, Misa, Dasan, VCCorp... Ông Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu khai mạc sự kiện. </p>

Sáng 4/12, Hội nghị quốc tế SoICT 2019 chính thức khai mạc tại tòa nhà B1, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện quy tụ mạng lưới doanh nghiệp công nghệ hàng đầu gồm: FPT, VNG, Misa, Dasan, VCCorp... Ông Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu khai mạc sự kiện. 

<p> Hội nghị buổi sáng gồm 4 bài diễn thuyết của các keynote speakers (diễn giả chính), đa số đều là diễn giả quốc tế. Ông Hanan Samet (Đại học Maryland, Mỹ) đã trình bày về "Đọc tin tức bằng bản đồ thông qua khai thác từ đồng nghĩa không gian". Ông Kim In Soo (Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung) chia sẻ "Thành tựu của Samsung về AI và giới thiệu các xu hướng công nghệ". Ông Wanlei Chou (Đại học Công nghệ Sydney, Australia) diễn thuyết chủ đề "Tăng cường bảo vệ quyền riêng tư thông qua quyền riêng tư khác biệt". Khép lại hội nghị buổi sáng, ông Lê Nhân Tâm (CTO IBM Việt Nam) bàn về "Phương pháp kỹ thuật mô hình để di chuyển dịch vụ điện toán đám mây trong quản lý multi-cloud". </p>

Hội nghị buổi sáng gồm 4 bài diễn thuyết của các keynote speakers (diễn giả chính), đa số đều là diễn giả quốc tế. Ông Hanan Samet (Đại học Maryland, Mỹ) đã trình bày về "Đọc tin tức bằng bản đồ thông qua khai thác từ đồng nghĩa không gian". Ông Kim In Soo (Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung) chia sẻ "Thành tựu của Samsung về AI và giới thiệu các xu hướng công nghệ". Ông Wanlei Chou (Đại học Công nghệ Sydney, Australia) diễn thuyết chủ đề "Tăng cường bảo vệ quyền riêng tư thông qua quyền riêng tư khác biệt". Khép lại hội nghị buổi sáng, ông Lê Nhân Tâm (CTO IBM Việt Nam) bàn về "Phương pháp kỹ thuật mô hình để di chuyển dịch vụ điện toán đám mây trong quản lý multi-cloud". 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> "Song song với TechTalk, TechShow cũng diễn ra với nhiều khu vực của các doanh nghiệp bên ngoài khán phòng, trải dài từ tầng 1 tới tầng 3 toàn nhà B1. Tới 10h sáng, các công tác chuẩn bị cho khu vực của FPT đã được hoàn tất. Những món quà thú vị như: balo, gối, sổ, mũ bảo hiểm, áo mưa, bình nước, áo phông,... đã được trưng bày tại khu vực Tuyển dụng của FPT.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Việc tham dự của FPT tại SoICT Day do liên minh ngành dọc Nhân sự FPT tổ chức, đứng đầu là phòng Phát triển Nhân lực FPT. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban Nhân sự FPT và Viện CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội, Ban Nhân sự FPT đã mời Ban Công nghệ FPT tham gia với tư cách khách mời chuyên môn phát biểu tại Techtalk. Nhân đây, Ban Công nghệ FPT mang mini-book giới thiệu sản phẩm Trợ lý ảo tổng đài, cùng mô hình xe tự hành trưng bày tại Techshow ở khu vực Tuyển dụng của FPT tại sự kiện. Hoạt động này thêm phần xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa FPT và Viện CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội"</p>

"Song song với TechTalk, TechShow cũng diễn ra với nhiều khu vực của các doanh nghiệp bên ngoài khán phòng, trải dài từ tầng 1 tới tầng 3 toàn nhà B1. Tới 10h sáng, các công tác chuẩn bị cho khu vực của FPT đã được hoàn tất. Những món quà thú vị như: balo, gối, sổ, mũ bảo hiểm, áo mưa, bình nước, áo phông,... đã được trưng bày tại khu vực Tuyển dụng của FPT.

Việc tham dự của FPT tại SoICT Day do liên minh ngành dọc Nhân sự FPT tổ chức, đứng đầu là phòng Phát triển Nhân lực FPT. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban Nhân sự FPT và Viện CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội, Ban Nhân sự FPT đã mời Ban Công nghệ FPT tham gia với tư cách khách mời chuyên môn phát biểu tại Techtalk. Nhân đây, Ban Công nghệ FPT mang mini-book giới thiệu sản phẩm Trợ lý ảo tổng đài, cùng mô hình xe tự hành trưng bày tại Techshow ở khu vực Tuyển dụng của FPT tại sự kiện. Hoạt động này thêm phần xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa FPT và Viện CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội"

<p> Sản phẩm của FPT thu hút sự chú ý, tò mò của nhiều sinh viên Bách khoa có mặt tại sự kiện. Trần Trung Nghĩa (ngoài cùng bên phải, sinh viên K62 khoa Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội), vốn đã biết tới công nghệ xe tự hành của FPT. Nghĩa rất thích thú khi được trực tiếp quan sát mô hình xe tự hành được nghiên cứu sâu bởi các cán bộ công nghệ nhà F. Theo cậu, FPT là tập đoàn công nghệ lớn và giàu năng lực nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, Nghĩa đã tìm hiểu và được biết FPT chia thành nhiều mảng đa dạng, các nhân sự công nghệ có thể thử sức ở nhiều vị trí hấp dẫn. "Bởi vậy, em rất hy vọng có thể thử sức tại tập đoàn khi ra trường".</p> <p> Nguyễn Ngọc Trinh (mũ xanh) cũng là sinh viên K62 của Đại học Bách khoa Hà Nội. Trinh hồ hởi cho biết mình sắp tốt nghiệp nên đang tìm hiểu dần các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước, để có thể ứng tuyển vào đơn vị phù hợp nhất với mong muốn. Trong mắt Trinh, FPT là môi trường khá lý tưởng.</p> <p>  </p>

Sản phẩm của FPT thu hút sự chú ý, tò mò của nhiều sinh viên Bách khoa có mặt tại sự kiện. Trần Trung Nghĩa (ngoài cùng bên phải, sinh viên K62 khoa Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội), vốn đã biết tới công nghệ xe tự hành của FPT. Nghĩa rất thích thú khi được trực tiếp quan sát mô hình xe tự hành được nghiên cứu sâu bởi các cán bộ công nghệ nhà F. Theo cậu, FPT là tập đoàn công nghệ lớn và giàu năng lực nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, Nghĩa đã tìm hiểu và được biết FPT chia thành nhiều mảng đa dạng, các nhân sự công nghệ có thể thử sức ở nhiều vị trí hấp dẫn. "Bởi vậy, em rất hy vọng có thể thử sức tại tập đoàn khi ra trường".

Nguyễn Ngọc Trinh (mũ xanh) cũng là sinh viên K62 của Đại học Bách khoa Hà Nội. Trinh hồ hởi cho biết mình sắp tốt nghiệp nên đang tìm hiểu dần các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước, để có thể ứng tuyển vào đơn vị phù hợp nhất với mong muốn. Trong mắt Trinh, FPT là môi trường khá lý tưởng.

 

<p> 10h30, rất nhiều sinh viên tham gia ngày hội SoICT 2019 đã điền đơn đăng ký tham gia mini game của FPT với hy vọng rinh về cho mình những phần quà hấp dẫn. Riêng buổi sáng, có tới hơn 100 sinh viên tham gia những phần chơi của FPT tổ chức.</p>

10h30, rất nhiều sinh viên tham gia ngày hội SoICT 2019 đã điền đơn đăng ký tham gia mini game của FPT với hy vọng rinh về cho mình những phần quà hấp dẫn. Riêng buổi sáng, có tới hơn 100 sinh viên tham gia những phần chơi của FPT tổ chức.

<p> Khu vực của FPT vô cùng sôi động với đông đảo sinh viên trường "Bách" háo hức tham gia các trò chơi. Đặc biệt, trò ném tên đã thu hút nhiều lập trình viên tham gia nhất. Những màn hò reo vang lên không ngớt mỗi khi có một thí sinh xuất sắc ném trúng điểm đích.</p> <p> Mỗi người chơi cần chọn điểm đích trước, sau đó sẽ bắt đầu ném tên. Tên chạm đúng điểm đích, người chơi sẽ đạt điểm tuyệt đối. Vòng tròn thử thách được đội ngũ tổ chức thiết kế rất sáng tạo, đan cài giữa các vị trí công việc trong CNTT, cùng các yếu tố chủ chốt trong công nghệ và tên các quốc gia/vùng lãnh thổ.</p>

Khu vực của FPT vô cùng sôi động với đông đảo sinh viên trường "Bách" háo hức tham gia các trò chơi. Đặc biệt, trò ném tên đã thu hút nhiều lập trình viên tham gia nhất. Những màn hò reo vang lên không ngớt mỗi khi có một thí sinh xuất sắc ném trúng điểm đích.

Mỗi người chơi cần chọn điểm đích trước, sau đó sẽ bắt đầu ném tên. Tên chạm đúng điểm đích, người chơi sẽ đạt điểm tuyệt đối. Vòng tròn thử thách được đội ngũ tổ chức thiết kế rất sáng tạo, đan cài giữa các vị trí công việc trong CNTT, cùng các yếu tố chủ chốt trong công nghệ và tên các quốc gia/vùng lãnh thổ.

<p> Không chỉ người chơi hồi hộp, mà ngay cả các "cổ động viên" cũng háo hức không kém khi "nín thở" quan sát chiều mũi tên bay. Khu vực mini game của FPT vừa sôi động, vừa náo nhiệt, gần như chiếm trọn "spotlight" (tiêu điểm) của tầng 3 nơi diễn ra sự kiện. </p>

Không chỉ người chơi hồi hộp, mà ngay cả các "cổ động viên" cũng háo hức không kém khi "nín thở" quan sát chiều mũi tên bay. Khu vực mini game của FPT vừa sôi động, vừa náo nhiệt, gần như chiếm trọn "spotlight" (tiêu điểm) của tầng 3 nơi diễn ra sự kiện. 

<p> Đông ơi là đông, không chen vào nổi để chơi thì ta kiễng chân... hóng tạm vậy. Dù các trò chơi đều khá "nam tính" như: ném tên, thi đấu Ka Hoot,... nhưng các "bóng hồng" Bách khoa chẳng hề ngần ngại, trái lại còn hồ hởi đăng ký chờ tới lượt.</p>

Đông ơi là đông, không chen vào nổi để chơi thì ta kiễng chân... hóng tạm vậy. Dù các trò chơi đều khá "nam tính" như: ném tên, thi đấu Ka Hoot,... nhưng các "bóng hồng" Bách khoa chẳng hề ngần ngại, trái lại còn hồ hởi đăng ký chờ tới lượt.

<p> Ngoài ném tên, FPT còn tổ chức một cuộc thi nữa mang tên: "Ka Hoot". Theo đó, mỗi người chơi sẽ truy cập website kahoot.it trên điện thoại, nhập mã pin nhất định do Ban tổ chức thông báo và tham gia trò chơi gồm khoảng 10 câu hỏi. Nội dung các câu hỏi chủ yếu liên quan đến công nghệ, FPT, Đại học Bách khoa,...</p>

Ngoài ném tên, FPT còn tổ chức một cuộc thi nữa mang tên: "Ka Hoot". Theo đó, mỗi người chơi sẽ truy cập website kahoot.it trên điện thoại, nhập mã pin nhất định do Ban tổ chức thông báo và tham gia trò chơi gồm khoảng 10 câu hỏi. Nội dung các câu hỏi chủ yếu liên quan đến công nghệ, FPT, Đại học Bách khoa,...

<p> Hấp dẫn chẳng kém gì ném tên, Ka Hoot khiến khá nhiều sinh viên công nghệ vội vàng rút điện thoại để thử sức với chuỗi câu hỏi thú vị nhưng không "dễ nhằn". </p> <p> Hoàng Minh Lương (Sinh viên K64 khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội) vô cùng phấn khởi khi chiến thắng Ka Hoot và nhận được phần quà là một balo từ Ban tổ chức. Dù đã vô địch nhưng chàng trai này cho biết vẫn hơi tiếc vì trót sai một vài câu khá "ngon ăn" trong phần thi của mình.</p>

Hấp dẫn chẳng kém gì ném tên, Ka Hoot khiến khá nhiều sinh viên công nghệ vội vàng rút điện thoại để thử sức với chuỗi câu hỏi thú vị nhưng không "dễ nhằn". 

Hoàng Minh Lương (Sinh viên K64 khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa Hà Nội) vô cùng phấn khởi khi chiến thắng Ka Hoot và nhận được phần quà là một balo từ Ban tổ chức. Dù đã vô địch nhưng chàng trai này cho biết vẫn hơi tiếc vì trót sai một vài câu khá "ngon ăn" trong phần thi của mình.

<p> 11h, khu vực bàn của FPT chật cứng vì các sinh viên nô nức tập trung chờ bốc thăm trúng thưởng. Rất nhiều phần quà thú vị "cộp mác" FPT đã đến tay các sinh viên trường "Bách". Sinh viên Lưu Xuân Dương (áo đỏ, mũ xanh) vui cười không dứt khi nhận về chiếc gối đáng yêu mang màu sắc của nhà F. </p> <p class="Normal"> Ngoài ra, xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện, FPT còn tư vấn tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp cho các sinh viên tham gia. Năm ngoái, FPT cũng góp mặt tại SoICT 2018.</p>

11h, khu vực bàn của FPT chật cứng vì các sinh viên nô nức tập trung chờ bốc thăm trúng thưởng. Rất nhiều phần quà thú vị "cộp mác" FPT đã đến tay các sinh viên trường "Bách". Sinh viên Lưu Xuân Dương (áo đỏ, mũ xanh) vui cười không dứt khi nhận về chiếc gối đáng yêu mang màu sắc của nhà F. 

Ngoài ra, xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện, FPT còn tư vấn tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp cho các sinh viên tham gia. Năm ngoái, FPT cũng góp mặt tại SoICT 2018.

<p> 13h45, hội thảo buổi chiều bắt đầu diễn ra tại tầng 3 tòa nhà B1. Tham dự hội thảo là các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cùng các diễn giả đến từ các đơn vị: FPT, Sapo, Trí Nam, Viettel, Misa,... Anh Lê Ngọc Tuấn (Trưởng phòng IoT, Ban Công nghệ FPT) là đại diện của nhà F trình bày tại SoICT 2019. </p> <p> Lê Ngọc Tuấn cũng chính là cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi bước lên sân khấu, anh rất xúc động khi được quay trở về trường cũ, gặp gỡ những gương mặt trẻ đang ngồi dưới khiến anh như nhìn thấy chính mình của ngày xưa. </p> <p> Tại hội thảo, anh Tuấn nói về "Thời kỳ của AI, Robot và dẫn chứng cuộc đua số tại Việt Nam". Theo anh, hiện tại con người phải lập trình bằng máy tính và điện thoại, thì trong tương lai có thể lập trình được bẳng các thiết bị thông minh như robot. </p> <p> Cạnh đó, anh cũng chia sẻ về ROS - một nền tảng mã nguồn mở, được đưa vào nhiều sản phẩm thông dụng trên thế giới như: Windows 10, robot của Nasa,... "Vậy làm thế nào để các sinh viên tiếp cận được mã nguồn mở như vậy?", anh đặt vấn đề. </p>

13h45, hội thảo buổi chiều bắt đầu diễn ra tại tầng 3 tòa nhà B1. Tham dự hội thảo là các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cùng các diễn giả đến từ các đơn vị: FPT, Sapo, Trí Nam, Viettel, Misa,... Anh Lê Ngọc Tuấn (Trưởng phòng IoT, Ban Công nghệ FPT) là đại diện của nhà F trình bày tại SoICT 2019. 

Lê Ngọc Tuấn cũng chính là cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi bước lên sân khấu, anh rất xúc động khi được quay trở về trường cũ, gặp gỡ những gương mặt trẻ đang ngồi dưới khiến anh như nhìn thấy chính mình của ngày xưa. 

Tại hội thảo, anh Tuấn nói về "Thời kỳ của AI, Robot và dẫn chứng cuộc đua số tại Việt Nam". Theo anh, hiện tại con người phải lập trình bằng máy tính và điện thoại, thì trong tương lai có thể lập trình được bẳng các thiết bị thông minh như robot. 

Cạnh đó, anh cũng chia sẻ về ROS - một nền tảng mã nguồn mở, được đưa vào nhiều sản phẩm thông dụng trên thế giới như: Windows 10, robot của Nasa,... "Vậy làm thế nào để các sinh viên tiếp cận được mã nguồn mở như vậy?", anh đặt vấn đề. 

<p> Anh Tuấn cho biết Ban Công nghệ FPT đã xây dựng cuộc thi "<a href="https://cuocduaso.fpt.com.vn/en">Cuộc đua số</a>" nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên tiếp cận với mã nguồn mở. Đây là cách dễ dàng nhất để các sinh viên học hỏi và trải nghiệm về mã nguồn mở ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. </p> <p> Anh Tuấn cũng nhận định, sinh viên Việt Nam rất giỏi về khả năng, năng lực nhưng còn yếu về kỹ năng. Ví dụ như kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu... Để khắc phục tình trạng này, anh cùng Ban Công nghệ tập đoàn đã xây dựng cộng đồng câu lạc bộ Cuộc đua số, với mục tiêu tạo cơ hội cho các sinh viên công nghệ Việt Nam được tham gia cọ xát và xây dựng mạng lưới công nghệ, cùng nhau nghiên cứu. </p> <p> Anh cũng cho biết thêm, FPT đã tổ chức rất nhiều hoạt động vì cộng đồng, hướng đến xã hội, và "Cuộc đua số" là một trong số đó. </p>

Anh Tuấn cho biết Ban Công nghệ FPT đã xây dựng cuộc thi "Cuộc đua số" nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên tiếp cận với mã nguồn mở. Đây là cách dễ dàng nhất để các sinh viên học hỏi và trải nghiệm về mã nguồn mở ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Anh Tuấn cũng nhận định, sinh viên Việt Nam rất giỏi về khả năng, năng lực nhưng còn yếu về kỹ năng. Ví dụ như kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu... Để khắc phục tình trạng này, anh cùng Ban Công nghệ tập đoàn đã xây dựng cộng đồng câu lạc bộ Cuộc đua số, với mục tiêu tạo cơ hội cho các sinh viên công nghệ Việt Nam được tham gia cọ xát và xây dựng mạng lưới công nghệ, cùng nhau nghiên cứu. 

Anh cũng cho biết thêm, FPT đã tổ chức rất nhiều hoạt động vì cộng đồng, hướng đến xã hội, và "Cuộc đua số" là một trong số đó. 

<p> Phần chia sẻ của "tiến sĩ robot" nhà F Lê Ngọc Tuấn đã truyền lửa cho rất nhiều sinh viên trong khán phòng. Nguyễn Văn Hội (Sinh viên K60, khoa An toàn thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội) như được tiếp thêm động lực để bắt tay vào nghiên cứu chuyên sâu hơn. "Nhờ diễn giả Lê Ngọc Tuấn, em biết thêm được rất nhiều thông tin về AI, IoT - những công nghệ rất hay. Tuy em học An toàn thông tin nhưng có thể em sẽ cân nhắc để nghiên cứu và tìm hiểu về 2 lĩnh vực AI và IoT".</p> <p> Hội đề cao tính năng động, trẻ trung, sáng tạo của FPT, chàng trai trẻ cho biết mình sẽ tìm hiểu các cơ hội việc làm của tập đoàn. Bởi theo cậu, FPT hội tụ rất nhiều tiền bối xuất sắc, chắc hẳn sẽ học hỏi được nhiều điều giá trị. </p>

Phần chia sẻ của "tiến sĩ robot" nhà F Lê Ngọc Tuấn đã truyền lửa cho rất nhiều sinh viên trong khán phòng. Nguyễn Văn Hội (Sinh viên K60, khoa An toàn thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội) như được tiếp thêm động lực để bắt tay vào nghiên cứu chuyên sâu hơn. "Nhờ diễn giả Lê Ngọc Tuấn, em biết thêm được rất nhiều thông tin về AI, IoT - những công nghệ rất hay. Tuy em học An toàn thông tin nhưng có thể em sẽ cân nhắc để nghiên cứu và tìm hiểu về 2 lĩnh vực AI và IoT".

Hội đề cao tính năng động, trẻ trung, sáng tạo của FPT, chàng trai trẻ cho biết mình sẽ tìm hiểu các cơ hội việc làm của tập đoàn. Bởi theo cậu, FPT hội tụ rất nhiều tiền bối xuất sắc, chắc hẳn sẽ học hỏi được nhiều điều giá trị. 

<p> Rất chăm chú theo dõi phần trình bày của anh Lê Ngọc Tuấn, Phạm Quang Hòa, một sinh viên Bách khoa, cho hay Hòa đã "giắt túi" thêm được nhiều hướng nghiên cứu trong thời gian tới nhờ những kiến thức bổ ích này. Kế bên Hòa, Cao Xuân Nam bày tỏ lòng cảm kích với vị diễn giả nhà F vì bài chia sẻ khơi gợi nhiều cảm hứng, động lực học tập tới các sinh viên công nghệ.</p> <p> Còn với Trần Thị Thu Uyên (sinh viên K61, khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội), phần trình bày của chuyên gia nhà F đã định hướng thêm cho nhiều sinh viên về nghiên cứu AI và áp dụng logistic vào thực tế. "Em sẽ tìm hiểu ngay về cuộc thi Cuộc đua số", Uyên hào hứng.</p>

Rất chăm chú theo dõi phần trình bày của anh Lê Ngọc Tuấn, Phạm Quang Hòa, một sinh viên Bách khoa, cho hay Hòa đã "giắt túi" thêm được nhiều hướng nghiên cứu trong thời gian tới nhờ những kiến thức bổ ích này. Kế bên Hòa, Cao Xuân Nam bày tỏ lòng cảm kích với vị diễn giả nhà F vì bài chia sẻ khơi gợi nhiều cảm hứng, động lực học tập tới các sinh viên công nghệ.

Còn với Trần Thị Thu Uyên (sinh viên K61, khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội), phần trình bày của chuyên gia nhà F đã định hướng thêm cho nhiều sinh viên về nghiên cứu AI và áp dụng logistic vào thực tế. "Em sẽ tìm hiểu ngay về cuộc thi Cuộc đua số", Uyên hào hứng.

SoICT là hội nghị quốc tế thường niên về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), được tổ chức lần đầu vào năm 2009. Trong đó, SoICT Day 2019 là sự kiện đặc biệt nhằm kỷ niệm 10 năm Hội nghị Quốc tế SoICT, được tổ chức bởi Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.

SoICT 2019 bàn về 4 lĩnh vực công nghệ chính được quan tâm nhất hiện nay: AI và Phân tích dữ liệu lớn, Mạng thông tin và hệ thống truyền thông, Giao diện người - máy tính, Kỹ thuật phần mềm và Điện toán ứng dụng. Hội thảo có sự tham gia của 4 keynote speakers (diễn giả chính) là các chuyên gia công nghệ đầu ngành đến từ Việt Nam, Mỹ, Australia, Hàn Quốc.

Khánh Linh

Ý kiến

()