Là một trong hai đại diện của ĐH Bách khoa Đà Nẵng tham dự cuộc thi, Trần Thị Thanh Hòa (tay trái) chia sẻ: “Xe của nhóm em đang gặp vấn đề ở phần nhận diện biển báo dừng, chuyển hướng và tại thiết bị cảm nhận ánh sáng".
Hòa cho rằng các đội ở vòng chung kết có sự thể hiện rất khác so với hồi đội NI tham gia vòng bán kết. "Tuy chưa vào thi thực nhưng em thấy các bạn tập luyện rất quyết liệt", cô nàng chia sẻ khi đang đăm chiêu nhìn về hướng của các chàng trai của Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có một vòng chạy thử "gần hoàn hảo". Vừ dứt lời, Hòa đã phải chạy ra để tóm lại chiếc xe khi đi lệch đường ở khu vực bãi cỏ. "Đây là vấn đề mới cần phải giải quyết. Xe không nhận ra phần đường có cỏ", cô nàng nói với đồng đội.
"Nếu chiến thắng, chúng em sẽ dùng số tiền thưởng để tự chế tạo một chiếc xe của riêng nhóm", Phan Huy Hùng, trưởng nhóm NI, chia sẻ.
Là một trong hai đại diện của ĐH Bách khoa Đà Nẵng tham dự cuộc thi, Trần Thị Thanh Hòa (tay trái) chia sẻ: “Xe của nhóm em đang gặp vấn đề ở phần nhận diện biển báo dừng, chuyển hướng và tại thiết bị cảm nhận ánh sáng".
Hòa cho rằng các đội ở vòng chung kết có sự thể hiện rất khác so với hồi đội NI tham gia vòng bán kết. "Tuy chưa vào thi thực nhưng em thấy các bạn tập luyện rất quyết liệt", cô nàng chia sẻ khi đang đăm chiêu nhìn về hướng của các chàng trai của Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có một vòng chạy thử "gần hoàn hảo". Vừ dứt lời, Hòa đã phải chạy ra để tóm lại chiếc xe khi đi lệch đường ở khu vực bãi cỏ. "Đây là vấn đề mới cần phải giải quyết. Xe không nhận ra phần đường có cỏ", cô nàng nói với đồng đội.
"Nếu chiến thắng, chúng em sẽ dùng số tiền thưởng để tự chế tạo một chiếc xe của riêng nhóm", Phan Huy Hùng, trưởng nhóm NI, chia sẻ.
Chàng trưởng nhóm của DUT Stark, Trần Duy Hùng, cho hay: "Bọn em đang gặp vấn đề về độ rộng của sa đường khi ở vòng chung kết, độ rộng sa đường bé hơn ở vòng bán kết".
DUT Stark là đội có thành tích cao nhất ở khu vực miền Trung mặc dù cả đội chỉ có 3 người. Hùng chia sẻ về những ngày đầu tham dự Cuộc đua số 2018: "Chúng em mất 4 tháng mới ra được phần mềm "tạm hoàn chỉnh" cho chiếc xe tự hành. Đã rất nhiều lần chúng em ăn bánh mì chống đói, thử nghiệm đến tận quá nửa đêm mới về phòng trọ".
Chàng trưởng nhóm của DUT Stark, Trần Duy Hùng, cho hay: "Bọn em đang gặp vấn đề về độ rộng của sa đường khi ở vòng chung kết, độ rộng sa đường bé hơn ở vòng bán kết".
DUT Stark là đội có thành tích cao nhất ở khu vực miền Trung mặc dù cả đội chỉ có 3 người. Hùng chia sẻ về những ngày đầu tham dự Cuộc đua số 2018: "Chúng em mất 4 tháng mới ra được phần mềm "tạm hoàn chỉnh" cho chiếc xe tự hành. Đã rất nhiều lần chúng em ăn bánh mì chống đói, thử nghiệm đến tận quá nửa đêm mới về phòng trọ".
"Cậu ấy bị ngộ độc thực phẩm, thêm nữa là không chịu được thời tiết nắng nóng ngoài Hà Nội nên lại bị sốc nhiệt. Chúng em nói sao cũng không nghe mà vẫn cố ngồi viết code cho chiếc xe", Nguyễn Tri Viên, thành viên của DUT Stark nhắc về đồng đội Hoàng Thị Minh Khanh. Cô nàng nhỏ nhắn của đại diện Đà Nẵng vẫn đang viết từng dòng code cho chiếc xe để hợp với đề bài của trận chung kết trong lúc vẫn nén chịu những cơn đau hành hạ.
"Cậu ấy bị ngộ độc thực phẩm, thêm nữa là không chịu được thời tiết nắng nóng ngoài Hà Nội nên lại bị sốc nhiệt. Chúng em nói sao cũng không nghe mà vẫn cố ngồi viết code cho chiếc xe", Nguyễn Tri Viên, thành viên của DUT Stark nhắc về đồng đội Hoàng Thị Minh Khanh. Cô nàng nhỏ nhắn của đại diện Đà Nẵng vẫn đang viết từng dòng code cho chiếc xe để hợp với đề bài của trận chung kết trong lúc vẫn nén chịu những cơn đau hành hạ.
Một thành viên của đội Winwin Spiral của ĐH FPT tranh thủ chợp mắt ngay tại sân thi đấu. Vào buổi trưa, nhiệt độ trong nhà thi đấu Tây Hồ, 101 Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội đã lên tới gần 36 độ C kèm theo sự oi bức. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các đội.
Một thành viên của đội Winwin Spiral của ĐH FPT tranh thủ chợp mắt ngay tại sân thi đấu. Vào buổi trưa, nhiệt độ trong nhà thi đấu Tây Hồ, 101 Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội đã lên tới gần 36 độ C kèm theo sự oi bức. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các đội.
Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, giảng viên của Học viện Kỹ Thuật Quân sự Hà Nội, tiết lộ: "Bài toán lớn nhất của đội MTA_Race4fun hiện là camera chưa thể nhận diện chính xác được màu xanh lá cây và đỏ của các thiết bị ban Tổ chức đưa ra. Trong buổi trưa nay, tôi và các thành viên trong đội sẽ căn chỉnh lại phần camera để chiều có thể đưa vào thử nghiệm".
"Tôi cho rằng đây là cuộc thi cực kỳ thú vị và bổ ích cho các bạn trẻ. Không chỉ có cơ hội được tham gia trải nghiệm công nghệ 4.0, đây còn là nơi để tìm ra các nhân tố bổ sung cho đội ngũ chuyên gia công nghệ cho đất nước", thầy Tuấn chia sẻ về cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, giảng viên của Học viện Kỹ Thuật Quân sự Hà Nội, tiết lộ: "Bài toán lớn nhất của đội MTA_Race4fun hiện là camera chưa thể nhận diện chính xác được màu xanh lá cây và đỏ của các thiết bị ban Tổ chức đưa ra. Trong buổi trưa nay, tôi và các thành viên trong đội sẽ căn chỉnh lại phần camera để chiều có thể đưa vào thử nghiệm".
"Tôi cho rằng đây là cuộc thi cực kỳ thú vị và bổ ích cho các bạn trẻ. Không chỉ có cơ hội được tham gia trải nghiệm công nghệ 4.0, đây còn là nơi để tìm ra các nhân tố bổ sung cho đội ngũ chuyên gia công nghệ cho đất nước", thầy Tuấn chia sẻ về cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các chàng sinh viên trẻ của Học viện Kỹ thuật Quân sự quyết định bỏ bữa để hiệu chỉnh cho chiếc xe không còn gặp lỗi nhận biết màu sắc.
"Tôi đánh giá hai đội của ĐH FPT sẽ là đối thủ cực kỳ đáng gờm. Hai đội không chỉ có sự hướng dẫn bài bản hơn mà tôi còn nhìn thấy sự sáng tạo của cả hai đội", thầy Tuấn chia sẻ trong lúc hướng mắt về chiếc xe của Winwin Spiral - một đại diện của Tổ chức Giáo dục FPT.
Các chàng sinh viên trẻ của Học viện Kỹ thuật Quân sự quyết định bỏ bữa để hiệu chỉnh cho chiếc xe không còn gặp lỗi nhận biết màu sắc.
"Tôi đánh giá hai đội của ĐH FPT sẽ là đối thủ cực kỳ đáng gờm. Hai đội không chỉ có sự hướng dẫn bài bản hơn mà tôi còn nhìn thấy sự sáng tạo của cả hai đội", thầy Tuấn chia sẻ trong lúc hướng mắt về chiếc xe của Winwin Spiral - một đại diện của Tổ chức Giáo dục FPT.
Bữa trưa muộn của Phan Minh Trí, sinh viên của ĐH Bách khoa HCM, chàng trai luôn tỏ vẻ lạc quan mặc cho sự đăm chiêu luôn hiện lên trên khuôn mặt của các thành viên trong đội.
"Chúng em thuộc khoa Điện tử nhưng lại tham gia vào cuộc thi về công nghệ, vào được đến vòng chung kết thực sự là điều ngoài mong đợi và cũng là cố gắng chung của toàn đội", Trí chia sẻ.
Những lúc đầu bước chân vào việc viết phần mềm, toàn đội bắt đầu từ con số "0" khi không một ai có hiểu biết gì về việc viết code. Toàn đội bắt đầu tra trên Google, mất rất nhiều thời gian lọc tài liệu rồi bắt đầu mới viết được thành phần mềm.
Bữa trưa muộn của Phan Minh Trí, sinh viên của ĐH Bách khoa HCM, chàng trai luôn tỏ vẻ lạc quan mặc cho sự đăm chiêu luôn hiện lên trên khuôn mặt của các thành viên trong đội.
"Chúng em thuộc khoa Điện tử nhưng lại tham gia vào cuộc thi về công nghệ, vào được đến vòng chung kết thực sự là điều ngoài mong đợi và cũng là cố gắng chung của toàn đội", Trí chia sẻ.
Những lúc đầu bước chân vào việc viết phần mềm, toàn đội bắt đầu từ con số "0" khi không một ai có hiểu biết gì về việc viết code. Toàn đội bắt đầu tra trên Google, mất rất nhiều thời gian lọc tài liệu rồi bắt đầu mới viết được thành phần mềm.
"Đội nào cũng mạnh. Nhưng bọn em sẽ cố hết sức để tiếp tục viết tiếp câu chuyện thần kỳ của những chàng trai Điện tử", Trí chia sẻ cảm nghĩ về các đội tham gia.
BK-PIF đã làm nên kỳ tích khi vượt qua các đội khác thuộc khối Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa HCM để góp mặt vào trận chung kết trong ngày 16/5 tới tại nhà thi đấu Tây Hồ, 101 Xuân La, Hà Nội.
"Đội nào cũng mạnh. Nhưng bọn em sẽ cố hết sức để tiếp tục viết tiếp câu chuyện thần kỳ của những chàng trai Điện tử", Trí chia sẻ cảm nghĩ về các đội tham gia.
BK-PIF đã làm nên kỳ tích khi vượt qua các đội khác thuộc khối Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa HCM để góp mặt vào trận chung kết trong ngày 16/5 tới tại nhà thi đấu Tây Hồ, 101 Xuân La, Hà Nội.
Mới là những sinh viên năm 2 của ĐH Công nghệ Thông tin HCM, các thành viên của nhóm Sophia đã vượt qua rất nhiều đàn anh lớn trong trường để tới với trận chung kết.
"Hiện tại nhóm mình đang gặp vấn đề ánh sáng khi mà ánh sáng ở trận chung kết "tốt" hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc nhận diện bãi cỏ của ban Tổ chức cũng là điều khiến mình và cả nhóm đau đầu", thành viên nữ duy nhất của nhóm, Lê Thị Phương Ngân, bộc bạch.
"Nếu may mắn thì mình mong muốn không phải gặp hai đại diện của ĐH FPT ngay từ lần đầu ra quân", cô nàng hài hước chia sẻ.
Đây là đội có bữa trưa muộn nhất vì chiếc xe của nhóm Sophia đang thiếu vài chiếc đinh ốc do một tai nạn đáng tiếc trước đó.
"Dù thắng dù thua, bọn em chắc chắn sẽ tham gia Cuộc đua số trong năm sau. Đây là nơi mà bọn em có thể thoải mái trải nghiệm công nghệ Xe tự hành cũng như cọ xát được với các đội khác", đội trưởng Nguyễn Dương Hoàng Duy khẳng định.
Lúc đầu giờ chiều, cô nàng Ngân chia sẻ: "Em không ngờ Hà Nội nóng thế, lúc đầu em ra tưởng là sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ nhưng mà hoàn toàn ngược lại".
Mới là những sinh viên năm 2 của ĐH Công nghệ Thông tin HCM, các thành viên của nhóm Sophia đã vượt qua rất nhiều đàn anh lớn trong trường để tới với trận chung kết.
"Hiện tại nhóm mình đang gặp vấn đề ánh sáng khi mà ánh sáng ở trận chung kết "tốt" hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc nhận diện bãi cỏ của ban Tổ chức cũng là điều khiến mình và cả nhóm đau đầu", thành viên nữ duy nhất của nhóm, Lê Thị Phương Ngân, bộc bạch.
"Nếu may mắn thì mình mong muốn không phải gặp hai đại diện của ĐH FPT ngay từ lần đầu ra quân", cô nàng hài hước chia sẻ.
Đây là đội có bữa trưa muộn nhất vì chiếc xe của nhóm Sophia đang thiếu vài chiếc đinh ốc do một tai nạn đáng tiếc trước đó.
"Dù thắng dù thua, bọn em chắc chắn sẽ tham gia Cuộc đua số trong năm sau. Đây là nơi mà bọn em có thể thoải mái trải nghiệm công nghệ Xe tự hành cũng như cọ xát được với các đội khác", đội trưởng Nguyễn Dương Hoàng Duy khẳng định.
Lúc đầu giờ chiều, cô nàng Ngân chia sẻ: "Em không ngờ Hà Nội nóng thế, lúc đầu em ra tưởng là sẽ được tận hưởng không khí mát mẻ nhưng mà hoàn toàn ngược lại".
Công nghệ xe tự hành là một trong những xu hướng công nghệ mới nhất hiện nay, thu hút sự tham gia của nhiều ông lớn trên thế giới như Google, Tesla, Uber… đã được lựa chọn làm chủ đề của Cuộc đua số, do Tập đoàn FPT tổ chức, với sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tham dự Cuộc đua số, các thí sinh được cung cấp mô hình xe tự hành có tỷ lệ bằng 1/10 kích thước xe thật, các thuật toán cơ bản giúp xe chạy được trên địa hình đường cong, tránh được vật cản… để các đội tập luyện. Ngoài ra, các thí sinh cũng được các chuyên gia về công nghệ xử lý ảnh, robotic, tự động hóa của FPT đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.
Ngày 17/5, tại nhà thi đấu Quận Tây Hồ, Hà Nội, 8 đội thi đến từ 6 trường đại học trên cả nước (Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH FPT, ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH CNTT - ĐHQG TP HCM) sẽ bước vào thi đấu trận chung kết Cuộc đua số 2017-2018.
Công nghệ xe tự hành là một trong những xu hướng công nghệ mới nhất hiện nay, thu hút sự tham gia của nhiều ông lớn trên thế giới như Google, Tesla, Uber… đã được lựa chọn làm chủ đề của Cuộc đua số, do Tập đoàn FPT tổ chức, với sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tham dự Cuộc đua số, các thí sinh được cung cấp mô hình xe tự hành có tỷ lệ bằng 1/10 kích thước xe thật, các thuật toán cơ bản giúp xe chạy được trên địa hình đường cong, tránh được vật cản… để các đội tập luyện. Ngoài ra, các thí sinh cũng được các chuyên gia về công nghệ xử lý ảnh, robotic, tự động hóa của FPT đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.
Ngày 17/5, tại nhà thi đấu Quận Tây Hồ, Hà Nội, 8 đội thi đến từ 6 trường đại học trên cả nước (Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH FPT, ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH CNTT - ĐHQG TP HCM) sẽ bước vào thi đấu trận chung kết Cuộc đua số 2017-2018.
Trọng Nghĩa
Ảnh: Ngọc Thắng
Ý kiến
()