Chương trình diễn ra ngày 31/3 tại FPT Tower (Hà Nội). Khởi động sự kiện, chị Trịnh Thu Hồng, Giám đốc Học viện FPT (FCU), chào mừng các CBNV nhà F đến với số đầu tiên trong chuỗi chia sẻ về hành trình Kiến tạo hạnh phúc, hành trình tìm kiếm sự cân bằng trong cảm xúc để mỗi cá nhân hiểu được giá trị của bản thân, từ đó gắn bó với FPT, với đồng nghiệp, đem lại niềm vui trong công việc và cuộc sống.
Chương trình diễn ra ngày 31/3 tại FPT Tower (Hà Nội). Khởi động sự kiện, chị Trịnh Thu Hồng, Giám đốc Học viện FPT (FCU), chào mừng các CBNV nhà F đến với số đầu tiên trong chuỗi chia sẻ về hành trình Kiến tạo hạnh phúc, hành trình tìm kiếm sự cân bằng trong cảm xúc để mỗi cá nhân hiểu được giá trị của bản thân, từ đó gắn bó với FPT, với đồng nghiệp, đem lại niềm vui trong công việc và cuộc sống.
Chị Hồng cũng nhấn mạnh chương trình có sự tham gia của các CBNV, giáo viên thuộc Tổ chức Giáo dục FPT, là đối tượng rất được quan tâm vì “mỗi một thầy cô giáo hạnh phúc thì các con mới hạnh phúc”.
Chị Hồng cũng nhấn mạnh chương trình có sự tham gia của các CBNV, giáo viên thuộc Tổ chức Giáo dục FPT, là đối tượng rất được quan tâm vì “mỗi một thầy cô giáo hạnh phúc thì các con mới hạnh phúc”.
Bước vào nội dung chính, CBNV đã tham gia hoạt động “viết những điều bạn đang phải chịu đựng” và “viết cảm xúc của bạn ngay lúc này”, sau đó dán những mảnh giấy này lên tấm bảng.
Bước vào nội dung chính, CBNV đã tham gia hoạt động “viết những điều bạn đang phải chịu đựng” và “viết cảm xúc của bạn ngay lúc này”, sau đó dán những mảnh giấy này lên tấm bảng.
Tiếp nối, diễn giả Dương Quang Minh, sáng lập tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Seroto Foundation, bắt đầu phần chia sẻ về cơ chế của cảm xúc. Theo anh, cảm xúc xuất phát từ tác nhân bên ngoài và là cách chúng ta đón nhận nó bằng suy nghĩ.
Tiếp nối, diễn giả Dương Quang Minh, sáng lập tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Seroto Foundation, bắt đầu phần chia sẻ về cơ chế của cảm xúc. Theo anh, cảm xúc xuất phát từ tác nhân bên ngoài và là cách chúng ta đón nhận nó bằng suy nghĩ.
Thông qua trò chơi đánh lừa về sự tập trung, bài học được diễn giả đúc kết: “Não là đơn nhiệm, vì vậy khi tập trung vào việc gì thì não bộ sẽ xao nhãng những việc còn lại”.
Thông qua trò chơi đánh lừa về sự tập trung, bài học được diễn giả đúc kết: “Não là đơn nhiệm, vì vậy khi tập trung vào việc gì thì não bộ sẽ xao nhãng những việc còn lại”.
Đến với trò chơi thứ 2 có tên gọi “Đếm chữ i”, diễn giả đã chỉ ra sự căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống và công việc cũng xuất phát từ việc “đếm chữ i”. Thay vì vậy, hãy đọc câu chuyện trong trò chơi đó, chính là 1 câu chuyện cười, làm cuộc sống chúng ta khác đi. “Não đơn nhiệm, chọn đọc chuyện cười để đón nhận hạnh phúc hay chọn 'đếm chữ i' để nhận sự đau khổ, đó chính là 2 nhóm cảm xúc” và là sự lựa chọn của chúng ta.
Đến với trò chơi thứ 2 có tên gọi “Đếm chữ i”, diễn giả đã chỉ ra sự căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống và công việc cũng xuất phát từ việc “đếm chữ i”. Thay vì vậy, hãy đọc câu chuyện trong trò chơi đó, chính là 1 câu chuyện cười, làm cuộc sống chúng ta khác đi. “Não đơn nhiệm, chọn đọc chuyện cười để đón nhận hạnh phúc hay chọn 'đếm chữ i' để nhận sự đau khổ, đó chính là 2 nhóm cảm xúc” và là sự lựa chọn của chúng ta.
Ở phần thứ 2, diễn giả giới thiệu về cấu trúc của não bộ qua câu chuyện về Phineas Gage. Khái niệm về “Khoảng dừng không suy nghĩ Delta T” được diễn giả nhấn mạnh cần có sự luyện tập “sự hay biết” để não bộ có quán tính.
Ở phần thứ 2, diễn giả giới thiệu về cấu trúc của não bộ qua câu chuyện về Phineas Gage. Khái niệm về “Khoảng dừng không suy nghĩ Delta T” được diễn giả nhấn mạnh cần có sự luyện tập “sự hay biết” để não bộ có quán tính.
Bài thực hành đầu tiên mang tên “Sờ cái bụng” để mọi người thả lỏng tâm trí, cảm nhận sự phồng xẹp của bụng tương đồng với sự hít vào thở ra. Đây là phương pháp quan sát hơi thở, luyện tập ngừng suy nghĩ.
Bài thực hành đầu tiên mang tên “Sờ cái bụng” để mọi người thả lỏng tâm trí, cảm nhận sự phồng xẹp của bụng tương đồng với sự hít vào thở ra. Đây là phương pháp quan sát hơi thở, luyện tập ngừng suy nghĩ.
Ở bài thực hành tiếp theo với tên gọi “Có gì trong bước chân” cũng là khoảng thời gian chúng ta cảm nhận từng chuyển động nhỏ nhất trong mỗi bước chân khi di chuyển, thấy được sự biết ơn khi chúng ta còn đôi chân, sự xúc chạm với mặt đất…vô tình chúng ta đã để não ngừng suy nghĩ.
Ở bài thực hành tiếp theo với tên gọi “Có gì trong bước chân” cũng là khoảng thời gian chúng ta cảm nhận từng chuyển động nhỏ nhất trong mỗi bước chân khi di chuyển, thấy được sự biết ơn khi chúng ta còn đôi chân, sự xúc chạm với mặt đất…vô tình chúng ta đã để não ngừng suy nghĩ.
Với 2 bài thực hành này, diễn giả đúc kết: “Hạnh phúc khi có sự hay biết, tim sẽ ấm hơn, tâm sẽ sáng hơn”. Cuối chương trình, diễn giả hướng dẫn về lộ trình luyện tập “Sờ cái bụng” trong 21 ngày và giải đáp những thắc mắc của khán giả trực tiếp tại hội trường cũng như những câu hỏi được gửi về qua phần đăng ký.
Với 2 bài thực hành này, diễn giả đúc kết: “Hạnh phúc khi có sự hay biết, tim sẽ ấm hơn, tâm sẽ sáng hơn”. Cuối chương trình, diễn giả hướng dẫn về lộ trình luyện tập “Sờ cái bụng” trong 21 ngày và giải đáp những thắc mắc của khán giả trực tiếp tại hội trường cũng như những câu hỏi được gửi về qua phần đăng ký.
Trần Huấn - Quỳnh My
Ý kiến
()