Chúng ta

Khám phá hành trình 'Về nguồn' của Top 13 Trạng FPT 2023

Thứ tư, 27/3/2024 | 14:08 GMT+7

Hành trình “Về nguồn” kéo dài 3 ngày 2 đêm, đi xuyên qua 5 tỉnh miền Trung với nhiều địa danh, nhân vật gắn với lịch sử, qua đây Top 13 Trạng FPT sẽ học hỏi và hiểu biết hơn về bí kíp quản trị doanh nghiệp cùng những chia sẻ “đắt giá” của anh Nguyễn Thành Nam - Thành viên Hội đồng Sáng lập FPT.

<p class="Normal"> Chuyến trả<span>i nghiệm thực tế sẽ tới Nam Đàn - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, đoàn sẽ viếng thăm khu mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người, quê ngoại - nơi Bác cất tiếng khóc chào đời, quê nội - nơi từng gắn bó với nhiều kỷ niệm tuổi thơ Bác, thăm một số di tích phụ cận khác như nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác, nhà thờ dòng họ Nguyễn Sinh.</span></p>

Chuyến trải nghiệm thực tế sẽ tới Nam Đàn - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, đoàn sẽ viếng thăm khu mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người, quê ngoại - nơi Bác cất tiếng khóc chào đời, quê nội - nơi từng gắn bó với nhiều kỷ niệm tuổi thơ Bác, thăm một số di tích phụ cận khác như nhà ông Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác, nhà thờ dòng họ Nguyễn Sinh.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Thành cổ Nghệ An, còn gọi là Thành cổ Vinh, là tên gọi di tích một tòa thành cổ được xây dựng dưới thời Nguyễn. Hiện tòa thành cổ này vẫn còn di tích 3 cổng thành là Tiền môn &lpar;trên địa bàn phường Cửa Nam&rpar;, Tả môn &lpar;trên địa bàn phường Quang Trung&rpar;, Hữu môn &lpar;trên địa bàn phường Quang Trung&rpar; và một số đoạn hào thành. Di tích thành cổ Nghệ An được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1998.</p>

Thành cổ Nghệ An, còn gọi là Thành cổ Vinh, là tên gọi di tích một tòa thành cổ được xây dựng dưới thời Nguyễn. Hiện tòa thành cổ này vẫn còn di tích 3 cổng thành là Tiền môn (trên địa bàn phường Cửa Nam), Tả môn (trên địa bàn phường Quang Trung), Hữu môn (trên địa bàn phường Quang Trung) và một số đoạn hào thành. Di tích thành cổ Nghệ An được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1998.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Cách Đèo Ngang 7 km về phía Nam, Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nằm ngay dưới chân Đèo Ngang hùng vĩ, Vũng Chùa là một bãi biển hoang sơ, với làn nước trong xanh, cát trắng trải dài và hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đây là nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - điểm đến tâm linh của người dân Việt Nam.</p>

Cách Đèo Ngang 7 km về phía Nam, Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nằm ngay dưới chân Đèo Ngang hùng vĩ, Vũng Chùa là một bãi biển hoang sơ, với làn nước trong xanh, cát trắng trải dài và hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đây là nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - điểm đến tâm linh của người dân Việt Nam.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Tượng đài Mẹ Suốt đặt bên bờ sông Nhật Lệ, trên trục đường Quách Xuân Kỳ, ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây vốn là di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Bình để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho mỗi du khách khi có dịp ghé thăm.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Tượng đài Mẹ Suốt được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thiết kế với chiều cao 7 mét, bao gồm cả bệ. Tượng được tập trung đặc tả hình ảnh người mẹ tay cầm chắc mái chèo, đầu hiên ngang ngẩng cao, vai khoác tấm vải dù bay phấp phới. Một bên dưới chân tượng khắc họa hình ảnh sóng gió bom đạn, một bên là hình ảnh bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, dân công mà Mẹ Suốt đã đưa sang sông.</p>

Tượng đài Mẹ Suốt đặt bên bờ sông Nhật Lệ, trên trục đường Quách Xuân Kỳ, ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây vốn là di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Bình để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho mỗi du khách khi có dịp ghé thăm.

Tượng đài Mẹ Suốt được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thiết kế với chiều cao 7 mét, bao gồm cả bệ. Tượng được tập trung đặc tả hình ảnh người mẹ tay cầm chắc mái chèo, đầu hiên ngang ngẩng cao, vai khoác tấm vải dù bay phấp phới. Một bên dưới chân tượng khắc họa hình ảnh sóng gió bom đạn, một bên là hình ảnh bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, dân công mà Mẹ Suốt đã đưa sang sông.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải - nơi vĩ tuyến 17, nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải. Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.</p>

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải - nơi vĩ tuyến 17, nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải. Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Thành cổ Quảng Trị, hay còn có tên gọi khác là Cổ thành Quảng Trị, là một di tích quốc gia đặc biệt nằm tại ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là lỵ sở của triều đình nhà Nguyễn và là công trình thành luỹ quân sự trên địa hạt Quảng Trị. Vào thời Pháp thuộc, nơi này chính là trung tâm của tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ. Đặc biệt, trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972, nơi đây đã được cả thế giới biết đến khi gắn liền với cuộc chiến 81 ngày đêm đầy hào hùng của dân tộc.</p>

Thành cổ Quảng Trị, hay còn có tên gọi khác là Cổ thành Quảng Trị, là một di tích quốc gia đặc biệt nằm tại ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là lỵ sở của triều đình nhà Nguyễn và là công trình thành luỹ quân sự trên địa hạt Quảng Trị. Vào thời Pháp thuộc, nơi này chính là trung tâm của tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ. Đặc biệt, trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972, nơi đây đã được cả thế giới biết đến khi gắn liền với cuộc chiến 81 ngày đêm đầy hào hùng của dân tộc.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Đại Nội Huế là một trong những di tích lịch sử thuộc quần thể di tích cố đô Huế, được xây dựng và bảo tồn từ thời đại nhà Nguyễn. Di tích nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, thuộc đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của triều đình phong kiến. Đến năm 1993, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới.</p>

Đại Nội Huế là một trong những di tích lịch sử thuộc quần thể di tích cố đô Huế, được xây dựng và bảo tồn từ thời đại nhà Nguyễn. Di tích nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, thuộc đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của triều đình phong kiến. Đến năm 1993, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Trường Quốc học còn được biết đến với tên khác là trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học. Ngôi trường nằm bên dòng sông Hương thơ mộng và ở ngay giữa trung tâm thành phố Huế cổ kính. Trường nổi bật với cánh cổng sơn màu đỏ rực rỡ trên trục đường chính nhộn nhịp.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Ngôi trường đã trải qua hơn 120 năm lịch sử và là một trong 3 ngôi trường lâu đời nhất ở Việt Nam. Trường Quốc học Huế là nơi đào tạo rất nhiều nhân tài Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà sử học Đào Duy Anh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ…</p>

Trường Quốc học còn được biết đến với tên khác là trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học. Ngôi trường nằm bên dòng sông Hương thơ mộng và ở ngay giữa trung tâm thành phố Huế cổ kính. Trường nổi bật với cánh cổng sơn màu đỏ rực rỡ trên trục đường chính nhộn nhịp.

Ngôi trường đã trải qua hơn 120 năm lịch sử và là một trong 3 ngôi trường lâu đời nhất ở Việt Nam. Trường Quốc học Huế là nơi đào tạo rất nhiều nhân tài Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà sử học Đào Duy Anh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ…

Hà Trần

Ý kiến

()