Chúng ta

'Tôi luôn mang tinh thần thực hành, sáng tạo của FPT Aptech bên mình'

Thứ năm, 7/2/2019 | 08:46 GMT+7

Anh Phạm Khánh Dương - cựu sinh viên FPT Aptech thế hệ đầu tiên tâm niệm "làm việc hết sức, sống có tâm, may mắn sẽ mỉm cười" sau 20 năm gắn bó với nghề lập trình viên. 

"Duyên số" là cụm từ mà anh Phạm Khánh Dương nhắc đến khi nhớ về cơ duyên đưa anh đến với FPT Aptech. Năm 1999, trường mở khóa đào tạo “Lập trình viên quốc tế” HDSE (Higher Diploma in Software Engineer) trong 2 năm. Khi chưa tìm được công việc phù hợp dù vừa tốt nghiệp chuyên ngành CNTT của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, anh Dương ngay lập tức bị cuốn hút bởi chương trình học cập nhật nhiều công nghệ mới và ngôn ngữ lập trình Java chuyên sâu phù hợp xu thế nên đã quyết định đăng ký học.

Khó khăn lớn nhất lúc này của anh là vấn đề tiền bạc. Anh đã phải viết thư cho người bác ở Na Uy xin tiền học và gửi kèm một trang báo Tuổi Trẻ giới thiệu về chương trình học: “Bác tôi đồng ý tài trợ 1.500 USD cho đi học, không quên kèm theo lời nhắc nhở: Cẩn thận, coi chừng lừa đảo nha cháu”.

NguoiAptech02-01-2019-pic4-3750-15493749

Dù khó khăn về tài chính và từng phải bảo lưu nhưng anh Dương quyết tâm quay lại hoàn thành chương trình học. Ảnh: NVCC

FPT Aptech rất nghiêm túc trong tuyển lựa đầu vào, anh viết thư cho bác kể về kỳ thi tuyển đầu vào để minh chứng FPT Aptech không lừa đảo, không phải có tiền là được. “Tôi không thể quên được 2 bài test đầu vào là IQ and English Toefl Reading, tôi phải thi lần thứ 2 mới đậu”, nói đến đây anh Dương bật cười.

Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng suông sẻ. Hết năm nhất, người bác gặp khó khăn nên ngưng tài trợ, anh phải bảo lưu để đi làm dành dụm tiền học tiếp. Sau một năm làm Họa viên kiến trúc vẽ trên máy tính dành dụm gần 30 triệu đồng, anh Dương trở lại trường hoàn thành việc học.

“Khi quay lại học, kiến thức năm nhất quên hết, đầu óc lập trình bị chai. Một tháng đầu tiên rất khó khăn làm quen lại, tôi chán nản định bỏ cuộc vì đã quen công việc cũ và giám đốc công ty xây dựng kêu lại cho tăng lương…”, anh Dương nhớ lại. Cuối cùng anh từ chối để tiếp tục tập trung học lập trình cho xong năm thứ 2 và dần bắt kịp nhờ giáo trình FPT Aptech thiên về thực hành.

Để có thu nhập trang trải việc học, anh chủ động nhận thêm dự án ngoài về code. Phần mềm đầu tay là dự toán xây dựng, anh phải làm tất cả từ khâu gặp gỡ khách hàng, phân tích yêu cầu, về tự lập trình, tự kiểm tra, làm văn bản nghiệm thu giao hàng, rồi đàm phán với khách hàng khi họ thay đổi yêu cầu,... Những dự án như vậy giúp anh vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm, lại thấy đoạn code của mình giúp ích cho công việc thực tế.

NguoiAptech02-01-2019-pic2-8592-15493749

Anh Dương bên cạnh thầy Lê Trường Tùng trong ngày tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.

Ngày nhận bằng tốt nghiệp từ thầy Lê Trường Tùng (27/4/2003), anh vui mừng khôn xiết như muốn reo lên “Mẹ ơi! con làm được rồi” khi chút nữa đã bỏ cuộc ở năm thứ 2. Điều mà anh thầm cảm ơn sau khi tốt nghiệp là nền tảng kiến thức được FPT Aptech trang bị để đương đầu với sự thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin. Trường cũng rèn cho anh tính kỷ luật rất cao khi học code. “Bài thi cuối năm 2002, là hoàn thành một game đơn giản bằng công nghệ Java applet chạy trên web trong vòng 90 phút. Nếu không tự tìm hiểu và thực hành nhiều thêm trước đó thì tôi không thể nào hoàn thành bài final được”, anh Dương chia sẻ.

Thời điểm năm 2003, công việc đầu tiên anh có sau tốt nghiệp FPT Aptech là vị trí Web developer với mức lương thử việc 1,5 triệu đồng. Dù trước đó đang làm chuyên viên IT tại Bệnh viện phụ sản Quốc tế lương 3 triệu đồng nhưng anh vẫn quyết tâm theo con đường lập trình viên. Và anh chưa bao giờ hối hận với quyết định đó.

Sau 15 năm, anh đã trải qua nhiều vị trí khác nhau, như: Chuyên viên IT, Web Developer, Software Tester (QC), Automation Engineer, Test Leader, Project Manager. Và hiện tại, anh Dương đang giữ vai trò IT Testing Manager tại Home Credit Vietnam. “Dù ở vị trí nào, tôi luôn mang theo bên mình tinh thần “thực hành” và “sáng tạo” của FPT Aptech và xem nó như kim chỉ nam trong công việc”, anh chia sẻ về động lực làm nên thành công của mình.

NguoiAptech02-01-2019-pic1-lar-9198-7509

Phương châm thành công của anh Dương là: Làm việc hết sức và sống có tâm. Ảnh: NVCC.

Tháng 6/2018, tại Group Home Credit International Offsite (CH Séc), anh Dương đã trình bày thành công quy trình thử nghiệm tự động hóa đã áp dụng thành công tại Home Credit Việt Nam do mình tự thiết lập. Công trình xuất sắc đến mức được các lãnh đạo của Home Credit Ấn Độ và Trung Quốc đánh giá cao và mời anh đến Indonesia, Philippines để chia sẻ công trình.

Nhắc đến sự thay đổi và yêu cầu ngày càng cao của thị trường công nghệ hiện nay, anh Dương nhắn nhủ lớp trẻ, những lập trình viên tương lai hãy kiên nhẫn, đừng cố chạy theo nhiều công nghệ, hãy duy trì nguồn cảm hứng cho mình nhiều nhất. Và luôn nhớ: Kiên nhẫn thực hành đến khi tạo ra sản phẩm tốt nhất, đừng bỏ cuộc giữa chừng, làm việc hết sức và sống có tâm thì may mắn sẽ mỉm cười.

FPT Aptech thành lập năm 1999 là một trong những trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu ngành Lập trình viên Quốc tế.

Hiện trường chỉ có 2 cơ sở đào tạo trên toàn quốc:

- Hà Nội: số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm

- TP HCM: 590 Cách mạng Tháng 8, phường 11, quận 3

>>  Trực Tết cũng là phục vụ ‘người thân’

Trần Vũ

Ý kiến

()