Chúng ta

Nhà Phần mềm ra mắt đơn vị trọng điểm giúp tăng năng suất​

Thứ tư, 17/4/2019 | 16:37 GMT+7

Theo Giám đốc Năng suất và Công nghệ thông tin FPT Software Đỗ Văn Khắc, tăng năng suất là nhu cầu sống còn của nhà Phần mềm. Để đạt được mục tiêu đó PID (Productivity Innovation Department) được thành lập nhằm cung cấp những giải pháp hữu ích cho từng dự án.

Ngày 16/4, lễ ra mắt đơn vị mới PID (Productivity Innovation Department - Đơn vị cải tiến năng suất) do FPT Software tổ chức đã diễn ra tại F-Ville 1, Hòa Lạc, Hà Nội.

pdi-1-6100-1555485215.jpg

Sự kiện có sự tham dự của đại diện Trung tâm Điều hành sản xuất, Ban Nhân sự lãnh đạo các đơn vị và gần 300 cán bộ nhân viên nhà Phần mềm.


Giám đốc Năng suất và Công nghệ thông tin FPT Software Đỗ Văn Khắc cho biết, PID ra đời với nhiệm vụ phát triển và triển khai các giải pháp để nâng cao năng suất cho công ty. Đây được xem là nhiệm vụ thú vị, nhưng đầy thách thức và khó khăn.

“Từ năm 2019, toàn FPT Software vận hành một phương thức quản trị, một triết lý mới theo OKR, trong đó một OKR quan trọng là tăng năng suất. Tăng năng suất hiểu thực tế là tăng giá bán hàng, thay đổi chính sách để CBNV làm tốt hơn, thay đổi quy trình, đưa các công cụ vào sản xuất. Và PID đảm nhận việc triển khai các chương trình, cung cấp giải pháp hữu ích vào thực tế dự án của công ty”, anh Khắc nói. PID đang chạy một số chương trình chính như: SKU, DevOps, CodeIT, Code Learn, TSS. Trong đó SKU và CodeIT là hai chương trình đang “làm mưa làm gió” trên toàn FPT Software. 

Bên cạnh việc giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mới PID, hội thảo về SKU số 1/2019 cũng diễn ra với chủ đề “SKU 2019 - Ways to improve productivity”. Hai nội dung chính được thảo luận là kế hoạch triển khai SKU 2019 và giới thiệu về Tool CodeIT - GenCode.

Cụ thể, kế hoạch triển khai SKU 2019 nhằm tăng năng suất dự án của 4 đơn vị: PID (đơn vị điều phối), FGA, GST, FDN lần lượt được đưa ra. Anh Nguyễn Đức Phương, đại diện đơn vị PID, phụ trách SKU, trình bày về kế hoạch và cách thức triển SKU gồm các nội dung: chính sách, nguồn tài nguyên hiện có  và framework về ngôn ngữ Java, .Net mà PID đang phát triển.

“SKU là một kho dữ liệu sống của FPT Software. Chương trình luôn khát sáng tạo, đổi mới, đóng góp IP (Intellectual Property- tài sản trí tuệ) từ phía nhân viên nhà Phần mềm. Tôi hy vọng, CBNV và các dự án nói chung tìm đến SKU để học hỏi, chia sẻ những tài liệu thực tiễn mà dự án gặp phải, cùng hướng đến mục tiêu tăng năng suất dự án”. Anh cũng cho biết, chương trình mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho cán bộ với nhiều chính sách hấp dẫn, đặc biệt là khi chính sách khoán song hành.

pdi-7-3775-1555485215.jpg

Sự kiện sẽ tiếp tục được tổ chức tại Đà Nẵng và TP HCM lần lượt vào ngày 18/4, 23/4 tới đây.

Chương trình CodeIT do anh Lê Anh Dũng trình bày được đánh giá là một cuộc cách mạng của FPT Software. CodeIT là một tool gen-code (thuật ngữ generate code: tự động sinh 1 đoạn code dựa trên đầu vào nào đó) dùng để phát triển các Web Application: Cung cấp các công cụ trực quan giúp định nghĩa các đối tượng, thiết kế form một cách nhanh chóng và tạo ra source code chỉ với một cú click chuột.

Hiện tại CodeIT có thể gen được 30% source code, mục tiêu cuối năm là gen được 60% source code. Xa hơn nữa, gen code cho các ngôn ngữ phổ biến khác như PHP, Python, Visual Basic... CodeIT được thiết kế để có thể gen được mọi design partern (mẫu thiết kế là một giải pháp tổng thể cho các vấn đề chung) và ngôn ngữ theo yêu cầu của dự án.

Phó Giám Đốc Trung tâm Điều hành sản xuất - anh Hoàng Mạnh Hà khẳng định: “CodeIT là một cuộc cách mạng bởi tiết kiệm được 50% nguồn lực coding của nhà phần mềm. Tôi hy vọng các đơn vị như FHN, FHM, GST… cũng có thể phát triển một tool như vậy, cùng thảo luận, cộng hưởng để tạo ra một sản phẩm với nhiều tính năng hơn”.

Cán bộ nhân viên tham gia sự kiện đặt ra nhiều câu hỏi cho các diễn giả và kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hội thảo xoay quanh các chương trình của PID để các dự án được học hỏi, tiếp nhận kiến thức và đề xuất ý tưởng...

FPT Software là đơn vị chuyên về phần mềm của nhà F. Thành lập năm 1999 với 13 người ban đầu, đến nay, FPT Software đã có hơn 15.000 CBNV làm việc ở 45 quốc gia/vùng lãnh thổ, là đối tác của nhiều khách hàng thuộc Forbes 500… Năm 2018, FPT Software ghi nhận mốc doanh thu gần 400 triệu USD với mức tăng trưởng lợi nhuận trên 30% so với năm 2017. Tất cả các thị trường chính: Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và châu Á, Thái Bình Dương đều hoàn thành các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận và có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Năm 2018 năng suất lao động tăng hơn 10% so với năm trước, tương đương với mức tăng trưởng năng suất của 3 năm trước đó cộng lại.

>> Tăng ít nhất 30% thu nhập cho lập trình viên trẻ của FPT Software đạt A+

Thu Quế - Quốc Phú

Ý kiến

()