Chúng ta

Người FPT Japan đầu tiên đỗ N2 Năng lực kỹ thuật tại Nhật

Thứ ba, 14/3/2017 | 18:37 GMT+7

Trần Văn Hà, onsiter của FJP.ETG, vừa thi đỗ bằng N2 Ginoushiken là minh chứng cho thấy, nếu kiên trì và có phương pháp đúng có thể đạt đến tầm nhân viên thiết kế người Nhật.

Kỳ thi năng lực kỹ thuật do Nhật Bản tổ chức định kỳ vào cuối tháng 1 hằng năm, diễn ra trên toàn quốc. Kỳ thi có 3 cấp độ thuộc các mảng khác nhau như Cơ khí chế tạo, xây dựng... với đối tượng tham gia không giới hạn. Thí sinh có thể tùy theo năng lực chuyên môn để lựa chọn nội dung thi phù hợp.

Anh Hà đã tìm hiểu chứng chỉ này từ tháng 6/2016 khi biết khách hàng đang có kế hoạch đăng ký dự thi cho CBNV của họ. Cuối tháng 1 vừa qua, anh đã vượt qua kỳ thi này ở cấp độ 2.

Tại Mazda Nhật Bản, nơi anh Hà onsite, và trong cộng đồng người Việt đang làm ở mảng ô tô, hiện chưa có ai đạt được chứng chỉ này. Bởi vậy, là người Việt Nam đầu tiên sở hữu nó, không chỉ giúp anh tự tin "bằng bạn bằng bè" mà còn là cơ hội để anh tích lũy, tổng hợp thêm kiến thức, phục vụ cho công việc hiện tại.

Anh Hà (áo vàng) muốn

Anh Hà (ngoài cùng bên phải) muốn tìm hiểu cách thức thi chứng chỉ trước để giới thiệu cho đồng nghiệp kinh nghiệm đạt được. Ảnh: NVCC.

Xa hơn nữa, có được chứng chỉ thuộc hệ thống đánh giá mà khách hàng đang sử dụng sẽ giúp mảng việc liên quan đến phát triển, thiết kế, sản xuất xe hơi của FPT có thêm cơ hội thâm nhập, mở rộng khách hàng. "Tôi muốn làm "chuột bạch" để tìm hiểu cách thức, mức độ, nội dung của nó như thế nào. Nếu thấy phù hợp sẽ đề xuất với công ty khuyến khích, tạo điều kiện để có nhiều đồng nghiệp đạt được", anh Hà nói.

Do phần lớn thời gian ngồi bên khách hàng nên thời gian ôn tập của anh khá hạn hẹp. Về phần thực hành, do phải sử dụng máy tính có phần mềm chuyên dụng nên chủ yếu anh Hà thường xin khách hàng ở lại thêm 1-2 giờ sau giờ làm để luyện tập. Còn phần lý thuyết anh tự tìm hiểu ở nhà. "Tôi luôn có phương châm là dù khó hay dễ đều phải bắt tay vào làm cụ thể. Mắc chỗ nào ta tập trung giải quyết chỗ đó là xong hết. Với bất cứ việc gì, hãy tận tụy với mục tiêu mình đề ra", onsiter FJP.ETG chia sẻ.

Trưởng nhóm FJP.ETG Trịnh Văn Thảo cho hay, hiện bài toán lớn nhất liên quan đến mảng CAD (thiết kế xe hơi) của FPT là năng lực làm thiết kế của kỹ sư Việt Nam đi sau rất nhiều năm so với kỹ sư Nhật do chương trình đào tạo đại học lạc hậu, sinh viên ra trường cũng không có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế. "Việc Hà thi đỗ bằng N2 Ginoushiken chứng tỏ nếu kiên trì và có phương pháp đúng thì chúng ta có thể đạt đến ngang tầm của nhân viên thiết kế người Nhật. Tại bộ phận thiết kế của Mazda E&T, nơi Hà đang làm việc, trong số nhân viên chính thức của họ có tới 90% nhân viên đạt N2, 10% đạt N1", anh Thảo nhìn nhận.

Anh Hà gia nhập FPT Japan từ năm 2015 và hiện đảm nhận việc thiết kế một số chi tiết thuộc Unit automatic Transmission (Hộp số tự động). Mục tiêu thời gian tới anh mong muốn thông qua công việc hiện tại chứng minh cho khách hàng thấy năng lực để họ tin tưởng vào FPT. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ và mở rộng loại hình công việc cho ODC (Offshore Development Center).

Sắp tới, FJP.ETG sẽ xây dựng chương trình để khuyến khích, giúp đỡ CBNV ôn luyện và thi chứng chỉ này.

Thanh Nga

Ý kiến

()