Theo quyết định được Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến phê duyệt, anh Bùi Vĩnh Thắng, hiện là Giám đốc Công nghệ FPT Japan kiêm Giám đốc FPT Software FWI, sẽ thôi vị trí ở FWI để đảm nhận vai trò Giám đốc DLG.
Nhiệm vụ của tân Giám đốc DLG là điều hành các hoạt động phát triển năng lực, kinh doanh, và quản lý sản xuất ngành logistics (hậu cần, gồm các phân ngành logistics, phân phối, bán lẻ); phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Anh Bùi Vĩnh Thắng sẽ trở thành Giám đốc DLG từ 1/7. Ảnh: ĐVCC. |
Anh Bùi Vĩnh Thắng, sinh năm 1978, là cử nhân kinh tế quốc tế tại Đại học Ngoại thương, nhưng đam mê ngành lập trình, anh gia nhập FPT Software năm 2004 với vị trí phụ trách công nghệ dự án phát triển web. Tại nhà Phần mềm, anh Bùi Vĩnh Thắng lần lượt trải qua các vị trí như: quản trị dự án (PM), Business Analyst (BA)… cho những dự án làm với khách hàng lớn tại Anh, Malaysia. Anh từng là linh hồn của đội Cloud, chàng rocker máu lửa, thành viên chủ chốt của Ban nhạc FPT Software. Năm 2014, anh giành danh hiệu Á hậu 1 FPT Software và trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc DLG, anh ghi dấu ấn với vị trí GĐ Ban Đảm bảo Năng lực công nghệ FPT Software.
Tân Giám đốc DLG cho biết, khi COO Trần Đăng Hòa tìm người để ủy thác công việc, anh Thắng đã nhận nhiệm vụ đầy thách thức trong vòng "một nốt nhạc". Theo anh, điều quan trọng nhất với DLG trong năm 2019 là xác định hướng đi chiến lược “Leng Keng” để nhân sự trong đơn vị đồng lòng, quyết tâm hợp lực, và xây dựng năng lực cốt lõi làm nền móng cho phát triển kinh doanh. Đồng thời dẫn dắt DLG hoàn thành mục tiêu thách thức là đạt 30 triệu USD.
Cùng thời điểm, FPT Software cũng bổ nhiệm Lê Téc Nen, nguyên Giám đốc P3, làm Phó Giám đốc DLG. Như vậy, ban lãnh đạo của DLG gồm Giám đốc Bùi Vĩnh Thắng và 2 Phó Giám đốc là anh Lê Tec Nen và anh Nguyễn Việt Đức.
Năm 2019, FPT Software tái cơ cấu theo mô hình mới. Cùng với nhóm đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhà Phần mềm cũng thành lập các VI (Vertical Industry - ngành kinh tế) lớn, gồm: DLG - Digital Logistics, FSG - Finance Service Group, MFG - Manufacturing Group, và JSI - Japan System Integration. Đây được kỳ vọng là bộ máy giúp FPT Software phát triển vững chắc trong những năm tới.
Một VI phải đạt quy mô có doanh thu 100-200 triệu USD doanh số mỗi năm, trong khi mảng logistic của FPT Software còn rất non trẻ. “Khoảng cách xa là cơ hội để tăng trưởng mạnh, và các đồng nghiệp trẻ, nhiều tâm huyết, máu chiến có thể phát triển”, anh Bùi Vĩnh Thắng nhấn mạnh.
>> Under 35 làm Giám đốc FWI nhà Phần mềm
Thủy Minh
Ý kiến
()