Chúng ta

10 cách làm khiến bạn đang nghèo đi

Thứ năm, 4/5/2017 | 10:17 GMT+7

Cố gắng chi tiêu cho "bằng anh bằng em", sử dụng các khoản tiền vay như một nguồn thu nhập mở rộng.

1. Cố gắng theo kịp hàng xóm và bạn bè

Có những người bạn giàu có và tiêu xài nhiều khiến ta thường khó khăn trong việc kiềm chế chi tiêu, đặc biệt khi cố gắng theo kịp họ. Nếu bạn chi nhiều hơn thu, bạn dễ dàng rơi vào vòng căng thẳng, hối tiếc và nợ nần.

Khi nói đến tiền bạc (hay bất cứ điều gì), tốt nhất đừng so sánh với người khác. Hãy làm gì phù hợp nhất với ngân sách của bạn.

moi-quan-he-ban-be02-8624-1493805180.jpg

2. Sử dụng khoản nợ như nguồn thu nhập mở rộng

Hầu hết chúng ta đều vay nợ khi dùng thẻ tín dụng, mua nhà, mua xe... Đặc biệt những khoản vay sẽ giúp những ý tưởng kinh doanh được thực hiện.

Thế nhưng nợ sẽ trở thành vấn đề khi bạn sử dụng nó mà không suy nghĩ. Nếu dùng thẻ tín dụng để mua những thứ không cần thiết và không có khả năng chi trả, bạn có thể phải chịu những khoản lãi hàng triệu đồng mỗi tháng.

Đừng dùng tiền vay như một khoản thu nhập, hãy dùng nó một cách tiết kiệm và chỉ khi thực sự cần. Không dùng thẻ tín dụng cũng giúp bạn giữ được tiền trong tài khoản của mình.

3. Mua thứ đầu tiên bạn thấy mà không nhìn xung quanh

Từ các dịch vụ thuê bao hằng tháng đến các khoản bảo hiểm, từ quần áo đến xe cộ... luôn có nhiều mức giá khác nhau. Nếu bạn không tìm hiểu và so sánh vài nơi cung cấp hàng, bạn có thể phải trả nhiều tiền hơn cần thiết.

Dù là khoản chi tiêu đắt hay rẻ tiền, bạn cũng nên xem xét mọi thứ xung quanh trước khi mua. May mắn là bạn có thể dễ dàng so sánh giá cả online. Dù mua gì, hãy đảm bảo bạn so sánh ít nhất ba doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau để có được giá tốt nhất, như thế bạn chắc chắn sẽ không bị “hớ”.

home-renovation-5114-1493637535.jpg

4. Đầu tư quá nhiều cho ngôi nhà

Các ngân hàng luôn sẵn sàng cho bạn vay tiền để mua nhà và sửa nhà, chỉ cần bạn thế chấp ngôi nhà đó. Khi bạn liên tục vay mượn thì ngôi nhà đó không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bạn. Thậm chí nếu đến hạn mà không thể thanh toán nợ nần, bạn có thể mất không ngôi nhà mà mình đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc.

5. Chỉ thanh toán số dư tối thiểu của thẻ tín dụng

Bạn có thể không mất xu lãi nào nếu hằng tháng thanh toán đúng hạn hết số dư nợ của thẻ tín dụng. Bạn nên nhớ, lãi suất của thẻ tín dụng rất cao, khoảng 3-4%/tháng. Nếu chỉ trả số dư tối thiểu, bạn đang khiến các khoản nợ của mình phình to hơn và chắc chắn đang lãng phí rất nhiều tiền lãi.

6. Cố gắng tiết kiệm "những gì còn lại"

Quá nhiều người muốn có thể tiết kiệm tiền nhưng không biết làm thế nào. Vì vậy, họ tiếp cận tài chính theo cách ngược lại nhất có thể - trả hết các hóa đơn và mua những gì mình muốn, sau đó để dành "những gì còn lại".

Bằng cách lập khoản tiền gửi tự động vào tài khoản tiết kiệm trong ngày nhận lương, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang tiết kiệm tiền mà cuộc sống không bị nhiều xáo trộn.

11249-6544-1493805180.jpg

7. Không có ngân sách hàng tháng

Nếu bạn đang vật lộn với tiền bạc, ngân sách có thể chính là thứ bạn cần. Bạn sẽ biết cách ưu tiên những gì quan trọng, giúp giảm những khoản chi lãng phí.

8. Theo đuổi những sở thích tốn kém

Nếu có những sở thích phải tốn nhiều tiền thì đừng hỏi tại sao bạn không thể tiết kiệm. Là fan ruột của một đội thể thao, chơi gôn hoặc sưu tầm đồ cổ có thể khiến bạn khánh kiệt nếu bạn không cẩn thận.

Bạn không nhất thiết phải từ bỏ tất cả sở thích, chỉ cần đảm bảo có đủ khả năng nếu đầu tư cho chúng. 

9. Bỏ quên các kế hoạch hưu trí

Thật dễ dàng để nghĩ rằng sau này bạn sẽ tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, hay sẽ góp tiền vào quỹ hưu trí khi kiếm được nhiều hơn. Điều gì xảy ra nếu bạn không làm những việc này? Bạn có thể sẽ phải làm việc đến lúc cuối đời.

Dù bạn đang làm việc cho chính mình hay cho người khác, nhiệm vụ của bạn là phải tiết kiệm cho tương lai của bạn phụ thuộc vào số tiền này.

10. Vài năm đổi xe một lần dù không gặp vấn đề gì

Đổi xe hoặc các món hàng rẻ tiền hơn như điện thoại, máy tính liên tục chính là một kiểu lãng phí tiền rất lớn. Những phiên bản mới thực ra không có nhiều cải tiến đột phá so với phiên bản cũ nhưng giá tiền lại cao hơn nhiều. 

Đừng tự phá hoại bản thân và các mục tiêu tài chính của mình. Muốn giàu có, bạn cần phải kiên nhẫn, khôn ngoan và cũng phải biết thoát ra khỏi những thói quen xấu của bản thân.

>> 10 câu không nên nói với sếp

Theo VnExpress

Ý kiến

()