Chúng ta

Thầy thằng dại

Thứ hai, 23/7/2018 | 16:07 GMT+7

Các cụ nói “Làm đầy tớ thằng khôn hơn thầy thằng dại”, ngẫm lại thấy khá đúng với mình. Bao nhiêu năm làm FSOFT là bấy nhiêu lần được các ông thầy xịn made in Japan rèn giũa.

Cũng chẳng rõ các ông thầy thấy thế nào khi vớ phải bọn trò dại như chúng tôi. Hết cái dại này đến cái dại kia, khôn được một lúc rồi lại dại, dại rồi lại khôn… Kể ra thì cũng chẳng vẻ vang gì, nhưng thấy cũng chẳng có gì ngượng mồm, nên cũng xin mạn phép hầu một vài câu chuyện về các ông thầy của chúng tôi. Cũng xin ăn theo các vị tiền bối, cũng chia ra làm chương hồi, tiếng là cho thêm phần gay cần, thực tế là để có thêm thời gian để nghĩ cho thấu đáo hơn.

Kì 1 - Trò lại đi dậy thầy

Ông thầy đầu tiên của tôi là khách hàng Sanyo. Nhắc đến Sanyo không thể không nhắc đến bác Sakanaka, Có thể nói bác là mẫu người 10 năm mới gặp một lần, và thực tế đúng là đã 10 năm rồi, tôi vẫn chưa gặp lại một khách hàng nào tương tự như vậy.

Bác Sakanaka được khách hàng Nissen tình cờ giới thiệu FSOFT trong một hội nghị khách hàng của Microsoft, đây đúng là thời điểm Sanyo đang bắt đầu tái cấu trúc lại hệ thống IT của công ty, bác Sakanaka lead vụ này. Hai tuần sau bác có mặt tại Việt Nam, và hình như cũng khoảng 2 tuần sau nữa dự án đầu tiên được kí kết, đâu đấy khoảng ~100MM, đây là dự án đầu tiên chuỗi một loạt các dự án sau này đều quy mô hàng chục, hàng trăm MM (là rất to lúc bây giờ khi quy mô FSO cũng chỉ một vài trăm người)

Không biết ở Việt Nam các anh đã giới thiệu gì với bác, nhưng với bác, FSOFT luôn là nhất, làm dự án FSOFT phải làm tổng thầu. Tôi nhớ mãi khi anh Lâm giới thiệu dự án tôi sẽ tham gia với vai trò BrSE có show ra mô hình tổ chức trong đó FSOFT nằm trình ình phía trên với PM là anh CoiT, dưới đấy là mấy block của các sub vendor như NEC, NDSS… Công nghệ thì FSOFT cũng phải là master, bây giờ mỗi lần nhớ lại cảnh chúng tôi phải đi search, copy, chuẩn bị tài liệu để training lại cho staffs của Sanyo cũng như các SE của các công ty vendor về công nghệ Biztalk - là công nghệ mới có của Microsoft lúc đó - là lại toát mồ hôi.

CMM, và UML là 2 keywords bác mang về từ Việt Nam và bắt cả công ty học và phải theo, cũng vì việc đó mà chúng tôi thành các ông thầy bất đắc dĩ. Từ việc dạy UML, rồi hướng dẫn FSOFT Insight…rồi đến việc bác tập hơn gần 100 staffs của phòng lại, mời anh Lâm Phương từ nhà sang training UML. Chiều hôm đó mọi người được nghỉ sớm để arrange lại khu làm việc thành lớp học, mắc camera kéo ra các khu vực xa,.. rất nhộn nhịp.

Mấy năm ở Sanyo, tuy không làm được tốt như những gì các bác kì vọng, nhưng đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều, không ngại nói chuyện, tranh luận với các Sếp to (việc này thực ra là lợi thế rất lớn so với người Nhật, các bạn không có cơ hội đó), không sợ khi quote số to, nhận việc to (khi làm việc nhiều với các dự án vài trục, vài trăm MM, sẽ không thấy to nữa, không choáng ngợp nữa =>hành động cũng sẽ chủ động hơn). Thêm nữa khi làm việc với các dự án to, tức là được làm cùng các partner nhật xịn, với những engineer xịn nhất, chính là thời gian tốt nhất để học hỏi kĩ năng từ họ.

Sanyo là khách hàng chủ đạo để xây dựng nên FSO HCM ngày nay, tất cả các nhân lực tốt nhất được huy động, tất cả các anh chị từ anh TuấnPM (giờ là TGD FSOFT), anh Lâm (nguyen TGD FSO), anh Sơn Cờ, anh Côi T, từ Đà Nẵng bổ sung Đức, Thành, tất cả sau này đều giữ những trọng trách quan trọng ở FSO tham gia. Tất cả dự án FSO làm đều làm prime, dự án to nhất, ngoài FSOFT làm tổng thầu còn 2 vendor khác nằm phía dưới trong sơ đồ tổ chức, một là đại gia NEC, chắc vì cú và cũng khinh thường FSOFT nên hầu như không tham gia và cũng không thấy nói chuyện gì với đội dự án, không biết đi đâu, làm gì, chỉ thấy mãi về sau này, khi bác Sakanaka không còn ở Sanyo nữa, và Sanyo cũng tái cơ cấu lại thì lại thấy NEC xông ra và hầu như bao tiêu hết tất cả mọi việc (đúng là đại gia đánh nhau cũng khác, 10 năm trả thù vẫn chưa muộn).

Ngoài NEC còn một vendor nữa, vendor này là người nhà của Sanyo (50% vốn from Sanyo), nên dự án cũng được assign 1 member - anh Hatanaka, team 5 người (anh Côi, anh Tuấn,chị Loan, tôi, và Hatanaka), có chung một nhiệm vụ là đi hearing các phòng ban và summary tài liệu, đáng buồn có lẽ output của bốn người chúng tôi cộng lại chắc chỉ bằng ¼ output của một Hatanaka. Làm một thời gian Hatanaka cũng đi mất (Theo lời Hatanaka thì cậu phải đi làm dự án quan trọng hơn, Theo tôi thì chắc cậu chán cảnh tấm - cám, mình làm là chính còn kết quả thì bọn nó cũng được hưởng. Còn theo lời Sanyo thì lí do reject là giá Hatanaka đắt quá, đắt bằng 4 lần chúng tôi cộng lại).

Dự án rồi cũng kết thúc, mọi thứ chưa làm được chuyển hết sang Phrase 2, rồi sau đó là Phrase 3 và sau thì không thấy gì nữa,tiền thì chúng tôi vẫn được nhận đầy đủ, nhưng sản phẩm thì không ít người dùng, không ai nói ra nhưng tôi biết như vậy là thất bại rổi. Không ai dạy, nhưng sau một loạt kiểu kiểu như vậy, cũng ngẫm ra, làm phần mềm cũng có nhiều công đoạn, coding, testing,… có thể là lợi thế của FSOFT, nhưng những việc như hearing requirement, thiết kết system lớn như vậy rõ ràng chưa phải là lợi thế của chúng tôi.

Ngoài Sakanaka, Hatanaka, còn rất nhiều, rất nhiều những ông thầy khác tôi không kể ra hết được ở đây. Như Hikiishi, chuyên gia COBOL, hôm nào cũng làm việc đến 12h,1h thuya (sau yêu FSO quá nghỉ Sanyo và join FSO đến tận bây giờ). Nakagawa chuyên gia thư họa, cao lêu nghêu, chuyên gia về SCM dự án mà tôi tuần nào cũng phải họp, discuss loạn xạ về các flowtrong sytem, vẽ đi, vẽ lại, mặc dù chẳng hiều gì cứ phải ậm à ậm ừ… vân vân và vân vân. Chính việc ngồi cùng, ăn cùng, làm việc cùng như vậy đã dậy tôi rất nhiều, cho tôi hiểu rất nhiều về cách nghĩ, con người Nhật,và sau này khi làm việc với các khách hàng khác thực sự là dế dàng hơn nhiều…

10 năm trước, FSO được làm tier 1, và giờ chúng tôi đang hướng tới trở thành tier 2 company tại Nhật, lần này với hơn 10 năm được mài dũa, được các ông thầy bất đắc dĩ dạy dỗ, với đội ngũ phát triển và bổ sung hơn nhiều, tôi tin là chúng tôi sẽ làm được 1 phần kì vọng của các ông thầy đầu tiên của chúng tôi.

4856346006-5961-1531705849.jpg

Kỳ 2 - Tập tọe đi Sales

- Vụ này, bọn tao lấy 25% nhé, mày biết HP là nghĩa gì không? HP nghĩa là High Price đấy!

Đúng là quân ăn cướp, anh em bọn tao bỏ nhà, bỏ cửa,xa vợ, xa con, xa bạn bè, bia bọt, bóng bánh, bồ bịch…để lên nơi khỉ ho cò gáy này cầy cuốc tính ra chẳng được bao nhiêu vậy mà bọn mày múa mép mấy câu xong rồi cắp đít đi vậy mà cứ phải nộp đều cho bọn mày thế này sao?

Khác với thời còn ở Sanyo (chủ yếu là pre-sales), đây là vụ sales đích thực đầu tiên của tôi, bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng (mới cứng), giới thiệu, thuyết phục, đàm phán kí kết. Không hiểu sao, giống đánh bạc, con bạc non bao giờ cũng là son, thế nào lại trúng luôn, mà trúng to là khác, và close rất nhanh. Từ đó đến giờ cũng 7-8 năm rồi, chưa có vụ nào to và nhanh như vụ đó lặp lại nữa.

Quay trở lại một chút, lúc đó Sanyo vừa dính vụ động đất lịch sử thiệt hại khá nặng nề, cục tiền đầu tư để tái cơ cấu lại hệ thống IT & Business Process của Sanyo chắc cũng tiêu gần hết, nên việc mới cũng bắt đầu thấy thưa thớt bớt đi. Đặc biệt, một đống system mà chúng tôi làm cũng bắt đầu vào giai đoạn deploy và integration. Mà làm phần mềm, đặc biệt là làm với end-user thì bao giờ giai đoạn bàn giao sản phẩm cũng là giai đoạn nhiều issue nhất. Nên thời gian này là thời gian suốt ngày phải chạy qua dự án này, dự án kia, gặp khách hàng này, gặp khách hàng kia, tiếng là để giải quyết issue, nhưng thực ra là ra làm bia cho các bác trút vào, rồi lại trút lại cho đội dự án,…

Nếu ai đã thích đá bóng và đá ở vị trí tiền đạo như tôi mới thấy việc làm hậu vệ nó chán thế nào, đang tính bài làm sao chuồn khỏi đống này thì may quá gặp được 2 cứu tinh. Một là khách hàng HP, cụ thể là Nakai, tí nữa tôi sẽ kể chi tiết về Nakai sau. HP là partner của Sanyo lúc bấy giờ, chủ yếu bán server cho các system mà Sanyo sẽ triển khai. Qua vài lần gặp nhau, họp hành, nhậu nhẹt cùng khách hàng HP cũng cảm nhận được phần nào tình cảm của khách hàng dành cho chúng tôi. Với HP đây chính là value lớn nhất, tin chắc rằng, món offshore Việt Nam sẽ nhân được rộng, Sanyo mà thích thì chắc chắn các ông chủ khác cũng thích món này (vừa lạ, vừa rẻ, lại vừa tình cảm), HP offer việc hợp tác với FSOFT. Cụ thể vớ đội sales sẵn có và mạng lưới khách hàng hung hậu của mình để bán server và các package đắt tiền, HP sẽ bán kèm thêm món đặc sản mang tên offshore Việt Nam. Mặc dù chẳng thấy vinh quang gì khi bị ví với hàng, nhưng đây là cơ hội lớn để được đánh đấm lung tung, quan trọng nhất là được thoát khỏi Sanyo, chúng tôi đồng ý ngay.

Cứu tinh thứ 2 chính là em Thoa, BrSE của G9 sau này. Chính nhờ em Thoa chịu (thực tế là tràn đầy nhiệt huyết) tiếp quản vị tríBrSE ở Sanyo mà tôi mới có thể đi khỏi Sanyo. Thực tế thì việc này tốt cả cho khách hàng nữa, vì Thoa chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất, việc em cần mẫn giải quyết từng việc, từng issue, dần dần giải quyết và đưa tất cả các dự án kết thúc tốt đẹp, dần dần lấy được lòng tin của khách hàng, từ chỗ không đòi được tiền (lúc đó để đi được bọn tôi sẵn sàng đầu tư hẳn em Thoa for free), đến chỗ đòi được tiền đã phần nào chứng minh điều đó.

Lại nói về Nakai-san, Nakai chính là người khởi xướng vụ đem bán kèm offshore Việt Nam với các sản phẩm của HP. Với niềm tin chắc chắn Sanyo mà thích thì sẽ có nhiều thượng đế khác thích, và thượng đế khác đầu tiên chính là Epson. Nghĩ lại hôm đầu tiên chuẩn bị đi gặp khách hàng lại thấy sao giống việc các mụ tú bà tân trang các em nhà quê tiếp khách thế. Đầu tiên là việc gọi lên “phòng” (văn phòng của HP), trình bày hết “vốn” của mình (FSOFT là gì, làm gì, có gì, blah, blah…), rồi đến tiết mục tân trang, hết Nakai, rồi Imi (AM của HP cho khách hàng Epson lúc đó) yêu cầu phải nói cái này, không được nói cái kia, phải thế này, phải thế kia.

Sau khi hòm hòm, cả hội quyết định hôm sau lên Nagano (thủ phủ của Epson). Sau đó trên tầu, Nakai còn dậy tôi nhiều nữa (nào là thắt caravat phải thế này, mặc comple phải để cúc thế kia, tí vào họp mày phải ngồi chỗ nào, ngồi lúc nào, khi tao nói thì mày phải thế nào, tối ngồi nhậu thì thìa để đâu, cốc để chỗ nào… từng li từng tí). Vào họp, 2 đồng chí Imi và Nakai thi nhau nói, người tung, người hứng, FSOFT bọn nó thế này, thế kia, chúng em lúc làm việc cùng với bọn nó ở Sanyo ngạc nhiên thế này, ngạc nhiên thế kia,… blah blah. Lúc lúc lại quay sang cho tôi nói mấy câu (Ai đã từng nghe bài Ing Lả ơi ở FSOFT House đều có thể tưởng tượng nhiệm vụ của tôi lúc đó tương tự khi nhạc đến đoạn Ơi, Ơi, Ơi…. là lắc lắc cái sáo. Không thể sai, không thể phá hỏng bản nhạc được, mà lại vẫn đóng góp được giai điệu cho bản nhạc đó. Đúng là đạo diễn quan trọng hơn nhiều so với diễn viên.

Và rồi mọi việc diễn ra suôn sẻ, Epson đồng ý làm, đi Việt Nam, đàm phán giá, đầu tiên Epson và HP chốt, sau đó HP chốt với chúng tôi. Vụ này HP lấy 25%, lúc đầu cú lắm, nhưng sau ngẫm lại cũng chẳng quan trọng là HP được nhiều hay ít, được như thế có xứng đáng với công của họ không, quan trọng là chúng tôi được lợi là được, Chính từ kinh nghiệm này, sau này chia chác với anh em trong nhà (chia với FJP của chị Liên, chia với G3 của Sơn cờ ) mình cũng thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Sau này HP còn giới thiệu thêm được một khách hàng nữa ở Gunma, cũng thành công, sau đó Nakai chuyển sang phụ trách Toyota, tôi cũng lò dò mò lên xin gặp lại 1, 2 lần ở đó nhưng không hiệu quả, phần vì Toyota quá to, món offshore Việt Nam lúc này quá nhỏ để Nakai quan tâm, phần vì lúc này phong trào offshore cũng bắt đầu lên cao, không Việt Nam thì Philippine, China, India,… món đặc sản trước bây giờ lại thành bình dân. Sau này gặp lại, Nakai lại thông báo một tin khá shock: “Hòa à, tao tháng sau đi UK, sales bọn Japan company ở đó, movitaion cycle của tao là 3 năm, trước tao ở Sanyo 3 năm, sau đó chuyển sang Toyota cũng 3 năm, chán rồi, tao đang học lại tiếng Anh, tháng sau sẽ đi London”.

Sau này làm việc còn gặp nhiều sales man khác, nhiều phong cách khác cả quân ta, cả quân địch, nhưng đúng là mối tình đầu thường nhớ lâu, phong cách và những bài học của HP và Nakai đã ảnh hưởng rất nhiều tới tôi sau này (đi Sales thì phải đi đủ bộ tứ, chiều khách sao cho vừa đủ thân thiết, nhưng lại vừa ở vị trí dưới, tasks của Salesman là những việc gì - hoa ra đến 80% không phải việc liên quan trực tiếp đến sales như logistics, xử lí issues kịp thời...). Trong các bài học, tôi vẫn nhớ nhất câu dặn của Nakai cho tôi.

- Làm sales, là phải cho khách hàng nhớ mặt, nhớ tên - nhớ là nhớ tên đấy nhé, tao là Nakai, mày là Hòa (Sau này lí do đầu tiên tôi dùng name Yamato chinh là để khách hàng nhớ mình vs các anh/em tên Việt khác, cơ hội có thêm 2-3 phút để nói chuyện private với khách hàng để giải thích ý nghĩa của tên đó), không phải là Bucho hay Honbucho gì cả - mà muốn thế phải gặp thật nhiều vào, ít nhất 1 tuần phải gặp một lần hoặc làm gì đấy để họ nhớ mày, không có lí do thì phải bịa ra, tạo ra lí do.

3398033604-3349-1531705849.jpg

Kỳ 3 - Dạy làm người lớn

- Bọn mày cứ khoe khoang là công ty bọn mày đậm văn hóa, đa bản sắc…nhưng tao thấy ngược lại, bọn mày rất monotone. Từ Sếp to, đến Sếp nhỏ, rồi đến cả mày nữa, ông nào cũng nói như ông nào, đều một kiểu nói chuyện. Ở công ty tao, mỗi President mới nói thể, mà ông ý một năm cũng chỉ nói 1 lần thôi. - Shinkai trong một lần nhậu đã tâm sự với tôi như vậy.

Ừ, có khi đúng thật, cũng có khi do FPT dân chủ quá, thế hệ các anh đi trước nhiệt huyết quá, các anh nói hay quá, gặp và tiếp xúc với các anh nhiều quá, dễ dàng quá, thành ra từ lúc nào những suy nghĩ, tâm huyết của các anh đã ngấm vào bọn tôi chăng? Thành ra những gì mình nói đâu đấy lại cóp nhặt từ các anh? Shinkai chán nói chuyện là phải. Vậy có đúng là FSOFT monotone không?

Shinkai là khách hàng đầu tiên do tôi và Nakai cưa được, là người có cá tính rất mạnh mẽ, yêu ghét ra mặt, Kỳ này xin hầu chuyện về Shinkai, người đã làm việc với tôi lâu nhất, và chắc chắn sẽ là một trong những khách hàng/người bạn đáng nhớ nhất của tôi.

Dự án được kí kết, ở nhà 2 G, G3, G9 nhanh chóng tập hợp ra 1 đội 12 người, sau này tăng lên thành 14 rồi 16 kéo nhau sang Nagano. Do đội hình được tập trung trong thời gian rất ngắn, nên ngoài 2 leaders là aNhânDT và a LinhTT còn lại toàn anh em trẻ hầu như không có kinh nghiệm trận mạc gì, đặc biệt là kinh nghiệm đi onsite, nhưng vẫn mang theo mình CV, 3~5 năm kinh nghiệm.

So với bây giờ với một loạt training, testing về cuộc sống, security, rules,… trước khi đi onsite, đợt đó anh em chuẩn bị khá đơn giản, a NhânDT có kinh nghiệm nhất có 1 email guidline, đại khái là nhớ mang mỳ tôm, thuốc lá, ổ cắm điện… việc chuẩn bị thiếu chu đáo này chính là nguyên nhân của một loạt rắc rối sau này.

Đầu tiên là việc copy USB làm nhiễm virus toàn mạng của khách hàng, rồi vào web lung tung, hình như vào cả XXX sites, rồi cả việc dùng query nhầm xóa béng dữ liệu thực đang chạy trong nhà máy của bạn… đấy là công việc, còn sinh hoạt thì nào là cười nói trong giờ làm việc, đi túm tụm với nhau, rồi huýt sáo trên xe bus, đút tay túi quần trong công ty… blah…blah. Đây lại chinh là những bài test hữu hiệu cho khách hàng muốn global hoá, muốn tiếp nhận người nước ngoài như chúng tôi vào làm việc, khi từ trước đến giờ toàn “người lớn” làm việc với nhau, những việc là mặc định "người lớn" không bao giờ làm. Mỗi lần có issue gì xảy ra là các bạn lại update rules một lần: "không được huýt sáo trên xe", "không được nói to trong công ty"... “tai bay vạ gió”, nhân viên của khách hàng chắc thù chúng tôi lắm, vì mỗi lần update rules như thế là một lần thêm bí bách.

Các nhân viên thì cú, nhưng Shinkai thì vẫn lạc quan, trước khi làm với nhau, tôi cũng đã xin phép trước, bọn em chỉ ngang ngang tuổi con của bác, nên khi làm việc chắc chẵn sẽ không được như người lớn, mong bác bỏ qua, Ngược lại Shinkai có đặc tính tự hào dân tộc cao, cũng đã xác định trước được bọn Việt Nam chắc chắn không thể như Nhật bản được nên lại càng muốn dạy dỗ.

Nhưng Shinkai cũng không lạc quan được lâu…

Đầu tiên là vụ khá đình đám, anh em đi chơi trốn vé tầu bị túm, rắc rối hơn, quân mình lại khai tên khách hàng ra, nhân viên nhà ga gọi điện đến khách hàng, và bắt các bác phải đến tận nơi xin lỗi nộp tiền vé và bảo lãnh. Không cần phải nói, chắc mọi người cũng có thể tưởng tượng hậu quả của vụ này thế nào.

Tiếp theo là một vụ nữa, một trong 2 leaders của chúng tôi bị vợ bắt về VN đẻ. Sau này có nhiều kinh nghiệm xin khách hàng đổi người với đầy đủ 5 why, recovery/prevention plan,...thì còn đỡ, hồi đấy chẳng biết làm thế nào nên tôi cứ xông bừa đến gặp Shinkai xin (hồi đó là tháng 2/2006 thì phải)

Shinkai: Hợp đồng hiện tại đến hết tháng 6, vậy là bọn mày phá hợp đồng?

Hòa: Vâng

Shinkai: Tháng 4 bọn tao cut-over, phải release cho user mày biết không?

Hòa: Dạ biết

Shinkai: Thế bọn mày định thế nào, đối với bọn tao đây là hành động đào ngũ, mà đây lại là leader, điều này chắc chắn không thể có ở Nhật; rồi, cứ cho là thế đi, thế bọn mày định back up thế nào?

Hòa: Dạ, em cũng không biết nốt, em vẫn chưa nghĩ ra, trăm sự nhờ các bác giúp đỡ

Shinkai: !@#%^$&(@@*#*@!@#R%%.com???

Shinkai cú lắm, không nói năng gì nữa, bỏ đi lun, Komatsu (Sếp phía dưới của Shinkai), thì lịch sự hơn, ngồi giải thích là người Nhật bọn tao phải thế này, thế kia…, rồi xui tôi về làm lại.

Rồi chúng tôi cũng làm lại, lần này khá hoành tráng, huy động hết các Manager lên Nagano (anh Tuấn, anh Lâm, Loan già, Sơn Cờ), trực tiếp xin lỗi và hứa, mà hứa rất máu, đại loại không cut-over thành công thì đền tiền, rồi các keys còn lại hứa sẽ sống chết với dự án mãi mãi…

Kể ra hết thì còn nhiều, nhưng chẳng hiểu sao cuối cùng dự án cũng cut-over thành công, HP thì sau mấy vố “tai bay vạ gió” sợ chết khiếp, mà chắc cũng thu đủ, Nakai thì chuyển sang phụ trách Toyota, không còn ai theo account này nữa, nên quyết định nhả, đề nghị chúng tôi kí trực tiếp với khách hàng. Đúng là “tái ông mất ngựa”, sau này làm nhiều tôi mới thấy, chẳng có việc gì là tốt tuyệt đối, hay xấu tuyệt đối cả, nhiều việc cứ tưởng là “xấu”, lại thành tốt, và ngược lại. Lần này cũng vậy hóa ra mấy vụ vừa rồi lại giúp bọn tôi "cắt" được HP, mở tung cửa cho bọn tôi tha hồ khai thác khách hàng trực tiếp, đầu tiên là việc tăng được giá. (phần margin của HP cưa đôi, mỗi bên ăn một nửa), đưa được việc về offshore (việc mà trước đây HP không bao giờ muốn làm vì chẳng được lợi gì, giảm margin của họ), rồi việc làm trực tiếp cũng giúp chúng tôi sales được nhiều việc hơn…

Tính ra Shinkai làm việc với tôi được 5 năm, bắt đầu từ tuổi 26, không quá trẻ, nhưng chắc chắn là chưa đủ chín chắn để deal như một biz man thực thụ, nhất là với tôi, khi chưa qua một trường, lớp, khóa đào tạo bài bản nào cả. Mọi sự “ngô nghê”, “liều lĩnh”, “thiếu hiểu biết”, “thiếu chín chắn” của bọn tôi chắc Shinkai là người hứng nhiều nhất. Rất may, cho dù thế nào đi nữa, dù cáu đến mấy, cuối cùng bất cứ chuyện nào rồi cũng qua chót lọt hết, Shinkai lại thò tay mở một đường cho chúng tôi đi tiếp.

Nhớ đến Shinkai, tôi luôn nhớ đến hình ảnh bác trong quán Karaoke cầm chụm một lúc 2 mic để hát bài “My Way”, đây là bài hát kể về một anh chàng sắp ra đi, nhưng không hề tiếc nuối vì tất cả những gì anh đã làm. Thật không may là bài hát này đã vận vào bác, Shinkai bị ung thư, tôi có dịp gặp bác lúc điều trị, trong lúc ăn uống, nói chuyện bác vẫn rất kiên định, không để mọi người lo lắng, nhưng lúc chia tay nhìn ánh mắt của bác tôi biết có gì đó không ổn. Sau này khi bệnh tình nặng lên, phải vào viện, thì tôi không còn liên lạc được nữa, sau này khi Komatsu báo tin xấu thì tôi mới biết, bác không muốn chúng tôi thấy hình ảnh đó, vẫn muốn bọn tôi giữ lại những kỉ niệm đẹp nhất, những hình ảnh phong độ, mạnh mẽ nhất của bác.

For what is a man, what has he got?

If not himself, then he has naught.

To say the things he truly feels;

And not the words of one who kneels.

The record shows I took the blows -

And did it my way!

8515464876-7790-1531705850.jpg

Kỳ 4 (Kỳ cuối)  Còn gì dạy nốt

“Hỏi cụ!”

Ở FPT có duy nhất hai “cụ” mà tôi suốt ngày lôi ra nếu bí. Một thì ai cũng biết là ai rồi vì quyền lực vô biên của “cụ”, “Cụ” còn lại chính là cụ Ogawa Takeo mà tôi xin kể với quý vị trong chương cuối này.

Bộ phim “The Last Samurai” nổi tiếng của tài tử Tom Cruise được giới thiệu ra công chúng quôc tế vào năm 2003, và như có duyên tiền định, chính năm này, nước Nhật cũng chính thức giới thiệu với FPT một “Last Samurai” khác, và cụ đã gắn bó với FPT từ đó đến tận hôm nay. Trong khi các anh chị thế hệ đi trước đóng góp cho thị trường Nhật, như anh Nam, chị Liên, anh Lâm,.. đã lần lượt chia tay công ty thì cụ vẫn cần mẫn, bền bỉ như một chiến binh thực thụ sát cánh cũng lần lần lượt lớp lớp thế thệ tiếp theo bảo vệ thành quả và góp công lớn cho một FPT Japan ngày hôm nay với hơn 1,000 nhân viên trải dài trên khắp nước Nhật với 7 căn cứ từ Okinawa và sắp tới là Hokkaido.

Xin tua nhanh qua đoạn vì sao bác đến FPT, và đóng góp cho FPT nói chung cũng như FPT Japan nói riêng, chỉ xin kể hầu quý vị những bài học tôi đã học được trong 3 năm tôi quay lại nước Nhật. Trước đấy tôi đã nghe “danh” cụ, đã gặp chớp nhoáng với cụ vài lần, đã được cụ chỉnh vài lần (như không được đút tay vào túi quần, khi gặp khách thì phải thế này, thế kia…) ấn tượng cho đến lúc đấy chỉ là kính-viễn (đứng xa kính trọng J). Tuy nhiên sau ba năm, hàng ngày được trò chuyện, đàm đạo (Từ lúc tôi sang tuyệt nhiên cụ không chỉnh trực tiếp gì nữa, cụ chỉ làm và tôi tự hiểu, tự cảm nhận từ đó), được truyền năng lượng, được hít chung không khí từ một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ vàng của nước Nhật, thế hệ đã gây dựng nên một nước Nhật vĩ đại như tất cả chúng ta đều đã được biết tôi đã cảm nhận được sự may mắn đến nhường nào của FPT cũng như của tôi khi có cụ. Cảm giác kính-viễn cũng hết thay vào đó là một phần “cơ thể” của FJP của tôi, mà chắc chắn nếu thiếu thì sẽ rất khác.

“Keep practicing, age doesnt mind”- có thể nói là bài học đầu tiên, nhưng chắc cũng khó thực hiện nhất với rất nhiều người trong chúng ta. Tôi vẫn hay trêu anh em, là sang Nhật sợ nhất là đi họp cùng cụ, lý do đơn giản là đi tàu cùng cụ cụ sẽ không ngồi ghế mà đứng, để nhường cho người khác, cụ luôn bảo “Tao vẫn khỏe, vẫn đứng được, để nhường ghế cho người khác mệt”, cụ đứng thì mình cũng phải đứng, có khi cả tiếng. Sau này thỉnh thoảng hôm nào lười vẫn lừa lừa hẹn cụ đến thẳng chỗ khách hàng để được đi một mình, để được ngồi.

Sợ nhì là sợ phải đọc tiếng Nhật, đều như vắt tranh sáng nào cụ cũng in, tóm tắt, hoặc viết tay thông tin về một việc gì đấy, bắt đọc, đọc xong cất khỏi bàn, là cụ sẽ tự động có bài tập khác. Công mình đọc thì 1 nhưng công cụ chuẩn bị chắc cũng phải 5-10 lần, nên vẫn cố phải tiêu thụ hết, thình thoảng lừa lừa cất đi coi như đọc rồi. Với cụ, hàng ngày đi làm, đi họp đúng giờ làm biểu tượng cho anh/em FJP noi theo đã là cống hiến to lớn đối chúng tôi rồi, nhưng may mắn hơn nhiều là cụ vẫn thường xuyên cập nhật thông tin, tư vấn, giải đáp, mọi thứ cho những “tay mơ liều mạng” chư bọn tôi.

“Hoà! Tao lo nhất là các sếp nhà mày chỉ thích nghe báo cáo thành tích tốt, Việc của lãnh đạo là đi giải quyết vấn đề, thời làm GD thì 70% thời gian của tao là đi xin lỗi khách hàng”. Và cụ nói là làm, trong khi các anh sang, tập trung đi săn cá, đi nghe lãnh đạo hai bên hứa hẹn trăm người, nghìn người, thì cụ vẫn cần mẫn đi xin lỗi khách hàng, đi giải quyết issues dự án giúp chúng tôi. Ngẫm lại thì mình mới làm tốt được một nửa (không nghe tin tốt từ dưới), nửa còn lại (không báo cáo toàn tin tốt lên trên) thì vẫn là thách thức với không chỉ tôi mà rất nhiều người trong FPT. Chắc hẳn trong thâm tâm mỗi người đâu đó vẫn có sự tự ti (nhỡ sếp thấy lởm quá xử lí mình thì sao), hoặc tự tin thái quá (không cần Sếp giúp). Ưu tiên đầu tiên khi tôi sang tiếp quản FJP, là “No supprise!”, hạn chế tối đa việc escalation và phải đi xin lỗi khách hàng, một trong lí do quan trọng nhất là vô cùng xấu hổ khi để cụ phải muối mặt đi xin lỗi với những bạn khách hàng mà trước đây đều là hậu bối, thuộc cấp cũ của cụ.

“Tôn trọng lãnh đạo tuyệt đối, làm việc theo tổ chức, không theo cá nhân”, một trong những điều tôi ghét nhất đối với người Việt là khi làm việc, phục mới theo, không phục không theo (chắc ảnh hưởng nhiều bởi chuyện trưởng của Trung Quốc, khi tất cả các cao thủ cứ phải so tài cao thấp để phân thứ hạng). Với một người đại diện ưu tú nhất của thệ hệ vàng của nước Nhật như cụ thì bất cứ ai trong chúng tôi làm sếp đều lôm côm cả, vậy mà bất kể làm việc với ai, cụ đều xử lí công việc đúng quyền hạn trách nhiệm của mình. Không vì giỏi hơn, kinh nghiệm hơn mà lấn át ý kiến, luôn tìm cách lí giải lí do của các quyết định của công ty, nếu không đồng ý thì đều trình bày phản biện, cho đến khi không thay đổi được quyết định của công ty thì sẽ tuân thủ tuyệt đối, và ngược lại thuyết phục, yêu cầu các thành viên khác tuân thủ quyết định đó.

Điển hình nhất chắc là các quyết định thay đổi lãnh đạo liên miên của FPT, chắc chắn bác không thể đồng ý với tất cả được, nhưng một khi đã ra quyết định thì bác sẽ là người đầu tiên ủng hộ, quan trọng nhất giúp change management với khách hàng, với các nhân viên Nhật khác, cố gắng giải thích theo những gì bác hiểu, để chứng minh FPT có lí do thay đổi, và các quyết định đó trở nên hợp lí, nhân văn hơn.

8471291351-4836-1531705850.jpg

“Lead by example” muốn lấy ví dụ rõ nét nhất về việc lãnh đạo phải xắn tay làm việc thì chính là cụ Ogawa, Từ việc xông ra tự đi deal với khách hàng khi bị khách hàng doạ kiện, tự tay chắp bút làm bài tập cùng chúng tôi, tự tay lọ mọ cài workplace, chui vào từng topic cố đọc hiểu những gì công ty đang diễn ra, chủ động đến từng AM, DM trao đổi công việc, nắm bắt thông tin, và chủ động jump in vào những chỗ cụ có thể help. Cụ có khả năng đặc biệt mà mọi thông tin của tổ chức cụ đều nắm rõ trong tập thể báo cáo thì ít, thông tin thì phân tán khắp nơi, giao tiếp thì tiếng Việt là chính, nếu không phải là người làm chi tiết, cụ tỉ, đa chiều, và cường độ làm việc cao thì không thể làm được như vậy.

Nhận làm việc cho FPT chắc chắn là sự hi sinh rất lớn của cụ, chắc chắn rất nhiều đồng nghiệp cũ của cụ không chấp nhận việc “hạ cấp” làm việc cho một công ty “đẳng cấp dưới”, có thể vì tình yêu của cụ với Việt Nam quá lớn đủ để đánh đổi, có thể vì cụ đã đạt cảnh giới cao nhất, không quan tâm ai nghĩ khác, nhưng việc đó không quan trọng nữa, quan trọng là đây là sự may mắn là cơ hội duy nhất, hàng ngày được hít chung không khí, được ngồi cạnh, được đàm đạo với một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ vàng đã tạo ra một nước Nhật mà có lẽ sẽ khó có thể làm lại được điều thần kí như thế nữa. Từ mai tôi sẽ lại cố gắng đi tàu cùng cụ, sẽ lại cố gắng đọc hết những trang sách cụ tóm tắt, và thôi chém gió nữa cho đến khi đợt sử kí tiếp theo.

Trần Đăng Hoà

GĐ FPT Japan, FPT Software 

Ý kiến

()