Chương trình được tổ chức ở cả Hà Nội và TP HCM thông qua hệ thống Telepresence, với sự tham gia của gần 90 giám đốc sản phẩm, cán bộ công nghệ trong tập đoàn.
Theo Adrian Tan, khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là một phương pháp để phát triển ý tưởng, dù không phải là cách duy nhất, nhưng nó là cách tốt nhất. Hiểu một cách đơn giản, Lean Startup là phương pháp quản lý giúp đẩy nhanh sản phẩm tới người dùng dưa trên một loạt nguyên lý mới như "Xây dựng - Đo đạc - Học hỏi", kế toán cải tiến, học hỏi có kiểm chứng...
Adrian Tan |
Ở các thị trường mới nổi, việc nhận ra một ý tưởng có khả thi hay không thực sự không dễ dàng bởi nhiều lý do kinh tế, văn hoá, chính trị… Và khởi nghiệp tinh gọn sẽ là lời giải cho bài toán này.
"Một startup tại Thái Lan muốn học theo mô hình kiểu như Grabbike, họ có thể đã không tìm ra các bí quyết về sản phẩm/dịch và rất nhiều điểm thú vị về thị trường nếu không thực hiện các nghiên cứu khách hàng. Khi bạn nói chuyện với mọi người, bạn sẽ biết được họ muốn gì, thích gì để từ đó công ty xác định xem sản phẩm của mình thật sự có được thị trường đón nhận hay không. Lean startup là phương pháp có hệ thống giúp bạn vận hành và xác minh những điều trên", Tan ví dụ cho nhận định của mình.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp lean startup. |
Adrian Tan được biết đến là người điều hành các buổi hội thảo về phương pháp Tư duy thiết kế, Khởi nghiệp tinh gọn và Đột phá tăng trưởng cho các cơ quan và tổ chức chính phủ, đồng thời, điều hành các buổi hội thảo cho các lãnh đạo từ Bosch, Sivantos, ProSiebenSat… Anh đã sáng lập ra hai công ty khởi nghiệp công nghệ và hướng dẫn hàng trăm công ty ở giai đoạn tiền khởi nghiệp khắp châu Á. |
Định hướng thị trường hiện tại, Lean Canvas, một kỹ thuật của Lean-Startup, sẽ giúp các founder phân tích những vấn đề chính của ý tưởng, tìm ra vấn đề cần giải quyết thay vì phải viết kế hoạch kinh doanh. Chẳng hạn, nó giúp người khởi nghiệp xác định: Khách hàng là ai, tiếp cận khách hàng thế nào? Giải pháp của mình ra sao? Các chỉ số cần đo đạc?
Lean Canvas rất hữu ích nhất đối với các startup trong việc nhìn lại mô hình kinh doanh của mình để có những bước điều chỉnh thích hợp, xây dựng những sản phẩm phù hợp với thị trường.
Ở phần chia sẻ của mình, chuyên gia khởi nghiệp hàng đầu của châu Á cũng đề cập tới một số lưu ý khi làm sản phẩm startup là thay vì cứ ngồi ở nhà làm sản phẩm, người khởi nghiệp cần phải ra gặp khách hàng để tìm hiểu thông tin (Get Out of the Building); Phỏng vấn người dùng về vấn đề họ gặp phải (Problem Inverview) cũng như xem nhận xét người dùng về giải pháp của mình (Solution Interivew). Những case study ở các công ty lớn, việc làm thế nào các startup tại Đông Nam Á sử dụng phương pháp luận khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) để kiểm chứng sự hoà hợp giữa thị trường - sản phẩm trên các quốc gia và nền văn hoá khác nhau cũng là nội dung được đề cập trong chương trình.
Adrian Tan cho hay, dù chưa nghiên cứu nhiều về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, anh nhận thấy có rất nhiều tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Một số tín hiệu tốt đã xuất hiện trong nước như Topica Institute, Flappy Bird, hay những nhà khởi nghiệp trẻ tại Sillicon Valley... Đi kèm với đó là những thử thách khi phải đối mặt với các bài toán về kinh doanh và thiết kế.
Là người ủng hộ cho xu hướng khởi nghiệp, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hy vọng, các thành viên tham dự sẽ dành nhiều câu hỏi cho diễn giả trong hội thảo lần này. |
Theo Tan, ngoài việc xây dựng startup, các nhà khởi nghiệp cũng nên chú trọng đến mentor cũng như phương thức để tuyển dụng những nhân sự kinh doanh có kinh nghiệm để hướng dẫn các startup. "Nói một cách khác, đó là việc làm thế nào chúng ta có thể huy động cộng đồng chia sẻ tri thức; hay có thể là việc làm thế nào để nhà đầu tư sẵn sàng đổ vốn vào các công ty khởi nghiệp; hoặc việc vận động chính phủ cải cách có một cơ chế thông thoáng hơn cũng như hành lang pháp lý rõ ràng cho các công ty khởi nghiệp. Đây cũng là điều mà chính phủ Singapore đã và đang thực hiện và đang có một số kết quả ban đầu. Ngoài ra, tôi muốn bố sung là làm thế nào để cộng đồng Việt kiều có thể chuyển giao những tri thức cũng như mạng lưới quan hệ. Chúng ta cần nhiều hơn nữa sự hiện diện của những người như Sonny Vu của Misfit tại Việt Nam", anh nói.
Chương trình được tổ chức trên cả hai miền Hà Nội và TP HCM thông qua hệ thống Telepresence với sự tham gia của gần 90 Giám đốc sản phẩm, cán bộ công nghệ trong tập đoàn. |
Chia sẻ về tiềm năng hợp tác giữa JFDI với FPT, Adrian Tan hy vọng hai bên có thể làm việc chi tiết hơn nữa trong thời gian tới. "Cá nhân tôi rất lạc quan về cơ hội phát triển của Việt Nam. Các bên cần thúc đẩy hơn nữa việc trao đổi để tận dụng các thế mạnh của nhau. Ở khía cạnh thị trường, chúng ta có thể tận dụng lợi thế ở cả hai quốc gia Singapore và Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam có dân số đông hơn Singapore nhiều lần và có tiềm năng thị trường lớn, JFDI đã đầu tư nhiều để có đội ngũ các mentor chất lượng để hướng dẫn các startup, góp phần phát triển đất nước".
Anh Hoàng Tiến Dũng, FSU1.BU9, nhận xét: "Nhờ chương trình này tôi có thêm nhiều kiến thức về khởi nghiệp. Bản thân tôi dự định trong tương lai sẽ khởi động một dự án startup của riêng mình nên muốn được học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Nhưng vì còn trẻ và chưa có kinh nghiệm, nên tôi cho rằng, nếu diễn giả nói cụ thể hơn về quy trình khởi nghiệp thì sẽ giúp ích cho những người mới như tôi".
>>FPT quan tâm đến thanh toán điện tử
Tiểu Thanh
Ý kiến
()