Chúng ta

Tỷ lệ kết nối Internet trên 10 Mbps của Việt Nam tăng 1.389%

Thứ sáu, 7/10/2016 | 10:27 GMT+7

Theo số liệu báo cáo mới nhất về Internet toàn cầu quý 2 của hãng Akamai, tỷ lệ kết nối trên 10 Mbps của Việt Nam đã tăng 1.389%, đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Akamaihãng quản lý lưu lượng Internet và giải pháp công nghệ của Mỹ, tốc độ kết nối Internet trung bình toàn cầu đạt 6,1 Mbps, giảm 2,3% so với quý 1. Cụ thể, 9/10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet trung bình nhanh nhất thế giới đều chứng kiến sự sụt giảm, duy nhất Singapore tăng 4,5%, giúp quốc gia này lọt vào top 10, cùng với Ireland thay thế cho Hà Lan và Cộng hòa Séc rơi khỏi bảng xếp hạng.

images1807819-internet-q2-2571-147580964

Top 10 nước có tốc độ Internet trung bình cao nhất thế giới. Nguồn: Akamai.

Trong Top 10, Thụy Điển có mức giảm sút cao nhất, lên tới 8,8% so với quý trước. Quốc gia Đông Á Hàn Quốc dù vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới của mình song tốc độ truy nhập trung bình cũng bị giảm 2,7% so với quý trước.

Trong số 148 quốc gia được Akamai khảo sát, 53 nước có tốc độ kết nối Internet trung bình tăng so với quý trước. Tốc độ tăng dao động từ 0,4% (Anh) đến 64% (Ai Cập). Dù giảm so với quý trước song so với cùng kỳ năm 2015, tốc độ kết nối Internet trung bình toàn cầu vẫn tăng tới 14%.

Việt Nam nằm trong nhóm 53 quốc gia chứng kiến mức tốc độ kết nối Internet trung bình tăng so với quý trước. Cụ thể, tốc độ kết nối Internet trung bình của Việt Nam đạt 5,1 Mbps, tăng 2,3% so với quý trước và tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.

images1807834-10-mpbs-1-3501-1475809649.

Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở tỷ lệ kết nối trên 10Mbps. Nguồn: Akamai.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ kết nối trên 10 Mbps nhanh nhất trong số các quốc gia được khảo sát. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ kết nối trên 10 Mbps của Việt Nam tăng tới 1.389%, đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở số đo khác, quý 2, tỷ lệ kết nối Internet có tốc độ trên 15 Mbps của Việt Nam là 1,3%, tăng 1.512% so với cùng kỳ năm trước và cũng dẫn đầu khu vực.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết tháng 6, cả nước có 8,19 triệu thuê bao Internet cố định, gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTx), tăng gấp đôi so với năm 2011 (4,08 triệu thuê bao). Mức thâm nhập (số đường băng rộng/hộ gia đình) tại Việt Nam đã đạt 37%, tức là cứ 3 hộ gia đình thì có hơn 1 hộ sử dụng băng thông rộng cố định.

Tuy nhiên, trong 2 nhánh của mảng Internet cố định lại có sự “đổi ngôi”. Trong khi Internet ADSL giảm mạnh lượng thuê bao, nhánh cáp quang lại phát triển bùng nổ. Tính từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2016, đã có 1,5 triệu thuê bao ADSL “bốc hơi”, không sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân là phần lớn lượng thuê bao này chuyển sang dùng FTTx vì giá giữa hai dịch vụ không còn chênh lệch nhiều. Sự bùng nổ của các thiết bị di động thông minh, các ứng dụng giải trí, kết nối, chia sẻ… trên nền tảng internet đã khiến nhu cầu sử dụng internet băng rộng trở nên thiết yếu và ngày càng tăng cao.

Xu hướng dịch chuyển từ cáp đồng sang cáp quang là điều mà các nhà mạng lớn đã dự liệu từ trước bởi đó là xu thế chung toàn cầu. Đón đầu xu thế, vài năm gần đây, các nhà cung cấp dịch vụ đã chủ động chuyển đổi hạ tầng từ cáp đồng sang cáp quang ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn nhằm cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn tốt hơn trong thời kỳ bùng nổ thiết bị truy cập Internet.

>> Xu hướng tăng trưởng vượt bậc về cáp quang

Nguyên Văn

Ý kiến

()