Ngày 24/2 vừa qua, FPT và Fujitsu chính thức ra mắt Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu tại Hà Nội, đánh dấu bước đi tiếp theo trong khuôn khổ dự án hợp tác nông nghiệp thông minh đã được hai bên giới thiệu vào cuối năm 2014. Sau giai đoạn thử nghiệm, FPT và Fujitsu sẽ thống nhất mô hình phù hợp để các doanh nghiệp, tổ chức có thể cùng hợp tác triển khai rộng rãi tại Việt Nam.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình này được anh Bình nhìn nhận chính là vấn đề nguồn lực. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu nhiều kỹ sư nông nghiệp chất lượng cao. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả nước. Giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam còn thấp hơn cả Lào và Campuchia.
Chủ tịch FPT cho rằng, điều quan trọng ở đây là khái niệm. FPT và Fujitsu muốn giới thiệu một khái niệm mới chớm nở trên thế giới đó là Nông nghiệp số - nông nghiệp chính xác, nơi mà biên giới giữa nông nghiệp, công nghiệp, CNTT, dịch vụ khoa học kỹ thuật bị mờ nhạt. |
Để nhân rộng mô hình này, tập đoàn dự định tham gia đào tạo các kỹ sư nông nghiệp quốc tế. "FPT sẽ phối hợp với các trường hàng đầu thế giới về nông nghiệp để đào tạo các chuyên gia về Genetic, những người mà chỉ cần đọc bộ gen đã hiểu được cây này như thế nào? Kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư ứng dụng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc vận hành mô hình nông nghiệp số", anh Bình nói.
Hiện nay, quy trình quản lý kinh doanh và chất lượng sản phẩm bằng dữ liệu đã được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành khác, nhưng lại hoàn toàn mới mẻ trong lĩnh vực nông nghiệp. ICT đã ra đời trong bối cảnh đó.
CNTT được áp dụng vào quá trình trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, quản lý cụ thể mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh, đóng góp đáng kể vào việc tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Ngoài ra, ICT còn được áp dụng rộng rãi từ hoạt động phân phối đến tiêu dùng, góp phần tạo nên chuỗi lương thực an toàn và hiệu quả.
Mô hình nhà máy rau: loại xà lách ít kali sử dụng chính giống xà lách Việt Nam. Tuy nhiên, toàn bộ lượng không khí, ánh sáng, dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây đều được quản lý và giám sát nhờ công nghệ Akisai. |
Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu là mô hình nguyên bản 100% của Nhật Bản. Theo đó, hai loại rau có giá trị gia tăng cao gồm cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali đang được ứng dụng kỹ thuật trồng trọt tiên tiến nhất tại Nhật Bản là Akisai. Trình độ quản trị của phòng lab này có thể còn cao hơn nhà máy sản xuất công nghiệp thông thường.
Akisai là dịch vụ hỗ trợ toàn diện trên nền điện toán đám mây mọi hoạt động quản lý nông nghiệp của doanh nghiệp từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ, từ sản xuất tại ruộng, trong nhà kính, tới dự trữ trong kho. Tại Nhật Bản, hàng trăm khách hàng đang sử dụng dịch vụ này của Fujitsu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. |
Vai trò của công nghệ Akisai tại trung tâm chính là đảm bảo môi trưởng sinh trưởng tối ưu cho cây, bất kể ngày đêm hay môi trường bên ngoài có thay đổi ra sao. Ở cả nhà máy rau và nhà kính đều được đặt rất nhiều máy cảm ứng để đo các dữ liệu môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, khí CO2 theo thời gian thực.
Các dữ liệu cảm ứng này đều được tập hợp, phân tích trên nền điện toán đám mây. Dựa trên kết quả phân tích, các máy làm mát hay kiểm soát ánh sáng sang đều được vận hành tự đông, giúp duy trì môi trường sinh trưởng tối ưu cho cây xà lách và cây cà chua.
Cà chua được ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp IMEC tiên tiến nhất tại Nhật Bản cho phép trồng trọt không sử dụng đất, mà dùng một loại giấy bóng đặc biệt. So với các kỹ thuật khác, kỹ thuật này dễ học hỏi, và có thể mang lại các sản phẩm có độ ngọt và giá trị dinh dưỡng cao. |
Sản phẩm từ trung tâm này đều là những sản phẩm đỉnh cao của thế giới. Chất lượng tỷ lệ thuận với giá thành, do đó, vấn đề tiếp theo sau khi đã tìm được mô hình chính là đầu ra của sản phẩm. Với vai trò doanh nghiệp tiên phong, FPT sẽ tiếp tục tư duy, làm việc với chuyên gia hàng đầu thế giới về nông nghiêp để "gỡ" khâu xuất khẩu, tìm được đầu ra. "Nếu mô hình thành công, trong vòng 24 giờ, các sản phẩm chất lượng sẽ có mặt trên kệ bán hàng tại Nhật Bản", Chủ tịch FPT ví dụ.
Người đứng đầu FPT nhìn nhận, nông nghiệp là một trong những con đường giúp Việt Nam phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình. CNTT chỉ cần đưa ra chế độ canh tác tối ưu đã có thể nâng cao năng suất lao động 2-3 lần. Vì vậy, FPT mong muốn tìm ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy thế mạnh nông nghiệp của nước nhà và thành công.
Với mô hình này, cà chua được trồng với mật độ cao - trung bình 4.000-6.000 cây/1.000 m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam. |
Theo anh Bình, "khi áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp sẽ sử dụng người nông dân như một người công nhân trí thức".
Phó giám đốc Ban Kế hoạch và Xúc tiến Đổi mới của Fujitsu - Toshiya Sato - cho hay, Fujitsu và FPT đang nỗ lực hợp tác nhằm đạt được những bước đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam nhờ công nghệ ICT.
"Nông nghiệp thông minh là mô hình nông nghiệp kiểu mới với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong chuỗi tiêu thụ lương thực từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng nhằm đem lại những giá trị mới chưa từng có", ông nói.
Fujitsu đã bắt tay vào công nghệ Akisai khoảng 10 năm, và hiện có 400 khách hàng thực tế đang trải nghiệm công nghệ này. Năm ngoái, Fujitsu đã liên kết với nhiều chính quyền địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp cũng như là hộ nông thôn để chính thức áp dụng nông nghiệp thông minh.
>> FPT hiện thực hóa giấc mơ Nông nghiệp số
Thanh Nga
Ý kiến
()