Ngày 13/7, Fast Track - mô hình đào tạo được liên kết giữa ĐH FPT và FPT Software, đã tổ chức hội thảo giáo dục liên quan đến định hướng đào tạo ngắn hạn giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng sớm có việc làm. Tham gia có đại diện FUNiX, FPT Software, ĐH FPT, Trung tâm Trao đổi sinh viên quốc tế - FISEC, đặc biệt dưới sự điều phối của anh Nguyễn Thành Nam, cựu CEO FPT, hiện là Phó Chủ tịch ĐH FPT.
Anh Kiên trình bày một số điểm nổi bậc của chương trình đào tạo Kỹ sư thực hành. |
Là người trực tiếp điều hành Fast Track, anh Khúc Trung Kiên, GĐ Trung tâm đào tạo, cùng các cộng sự đã cho ra mắt khóa đào tạo đầu tiên với hơn 10 học viên. Thành quả sau hơn 6 tháng đi vào hoạt động được anh Kiên đánh giá "rất thách thức, bởi có quá nhiều bài toán được đặt ra nhằm giúp sinh viên đi học như đi làm".
Để giúp khách mời hiểu hơn, anh Kiên đưa ra 4 tiêu chí đánh giá về mô hình đào tạo gồm: nhanh, nhiều, tốt và rẻ. Đơn vị cũng xác định rõ mục tiêu là làm cách nào để học viên khi ra trường phải đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của FPT Software. "Đi học như đi làm, đến trường như đến văn phòng, sinh viên như nhân viên, đào tạo sinh viên như đào tạo một nhân viên mới", anh phân tích.
Anh Kiên cho biết, nhà trường cố gắng xây dựng mỗi sinh viên một chương trình đào tạo, mỗi chuyên ngành là một dự án, nhằm giúp các em đủ kỹ năng làm việc. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng, nhà trường còn khuyến khích kỹ năng tự học của sinh viên.
Hiệu trưởng FUNiX yêu cầu Fast Track phải làm mới phương pháp đào nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của FPT Software. |
Dù đánh giá chương trình đào tạo mới, tiên tiến và khả năng thành công cao nhưng GĐ Trung tâm đào tạo nhìn nhận còn nhiều việc phải làm trong khâu tuyển sinh, đào tạo, nguồn lực giáo viên từ doanh nghiệp cũng như học liệu cần đa dạng hơn.
Anh Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT, cũng là "cha đẻ" của chương trình đào tạo Fast Track, cho biết, đào tạo khoảng 2 năm để giúp sinh viên có được việc làm không phải bài toán riêng của FPT mà cả nền giáo dục Việt Nam. "Con số từ 750 đến 2.000 học viên cho ra trường để phục vụ nhu cầu tuyển dụng của FPT Software hoàn toàn làm được", anh khẳng định.
"Vậy làm bằng cách nào?", anh Nam đặt câu hỏi và đánh giá cao ý tưởng đào tạo của GĐ Trung tâm Khúc Trung Kiên. Nhưng theo CEO FPT, thách thức lớn nhất nằm ở giảng viên. "Làm thế nào để một PM - Quản trị dự án, có thể dạy được ít nhất 100 học viên", anh nêu vấn đề và cho biết chính những người làm dự án sẽ giúp học viên nhanh chóng làm được việc thay vì học những kiến thức đơn thuần.
Theo anh Nam, Fast Track đã là một mô hình giáo dục mới, không làm theo cách truyền thống mà phải thay đổi. "Phải dạy theo dự án nhằm thay đổi suy nghĩ của học viên. Điển hình là phương thức giảng viên và sinh viên cùng làm thay cho truyền đạt kiến thức đơn thuần", anh đúc kết.
Anh Nam giới thiệu một số mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới. |
Tại hội thảo, Hiệu trưởng FUNiX còn giới thiệu một số mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới để các đơn vị học hỏi kinh nghiệm và áp dụng. Một trong những điểm sáng được quan tâm nhất là kiểm soát cường độ học tập của sinh viên. Fast Track cần áp dụng nhằm giúp học viên thể hiện được sức bền.
Đánh giá cao chương trình đào tạo khi giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình rõ rệt nhưng mô hình "Nhanh - Tốt - Rẻ" gần như chưa có, nhiều khách mời mong muốn Fast Track tiếp tục phối hợp với FUNiX, FISEC, ĐH FPT để hoàn thiện cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.
Kỹ sư thực hành - Fast Track là mô hình liên kết giữa ĐH FPT và FPT Software. Mô hình được thiết kế đặc thù theo yêu cầu của FPT Software gồm 4 học kỳ, để giúp sinh viên "Tập trung học - Sớm đi làm - Tự hoàn thiện". Chỉ từ 16-20 tháng và khoản đầu tư 40-50 triệu đồng, sinh viên đã có thể tham gia ngành công nghiệp và tự nâng cao năng lực bản thân. Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo duy nhất tại Việt Nam sẽ được nhận bằng ĐH CNTT khi học chương trình liên kết với ĐH FPT và ĐH trực tuyến Funix, đặc biệt đảm bảo việc làm tại FPT Software. Ngày 7/6 vừa qua, chương trình cũng đã cho ra mắt khóa sinh viên đầu tiên. Hiện nhu cầu nhân lực ngành CNTT trong những năm gần đây tăng lên rất cao. Riêng FPT Software Đà Nẵng dù mới thành lập năm 2005 nhưng đã cán mốc quân số 2.000 người, tốc độ tăng trưởng nhân sự hằng năm từ 50% đến 60%. Trong khi đó, nguồn sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn còn khiêm tốn. Việc ra đời mô hình đào tạo nhân lực CNTT mới sẽ tạo điều kiện cho đông đảo sinh viên có cơ hội tiết kiệm thời gian và tiền bạc. |
>> Đăng ký Fast Track nhận ngay học bổng
Việt Nguyễn
Ý kiến
()