Trước dự đoán khó lường của cơn bão, chiều muộn ngày 23/12, PTGĐ FPT Telecom Vũ Anh Tú đã trực tiếp chỉ đạo các Trung tâm, đơn vị khối Kỹ thuật và Ban giám đốc Vùng 5-6-7.
Theo đó, lãnh đạo các đơn vị được đề nghị tập trung chuẩn bị ứng phó bão: Ban Phát triển đường trục điều động nhân sự trực phòng chống bão tại các điểm quan trọng tuyến trục; INF miền Nam cử cán bộ, công cụ dụng cụ tới các chi nhánh lớn có khả năng bão đổ bộ để kịp thời xử lý sau bão; Trung tâm điều hành mạng (NOC) và Trung tâm Hệ thống thông tin (ISC) tổ chức trực trong thời gian bão vào.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, lúc 4h sáng nay 24-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. |
Trong khi đó, Ban giám đốc các Vùng và chi nhánh tổ chức trực trong thời gian xảy ra bão, gia cố các POP, hạ tầng quan trọng. Ban tài chính và Văn phòng hỗ trợ khẩn trương các phương tiện di chuyển, công cụ dụng cụ cho các nhóm ứng cứu bão. “Các đoàn ứng cứu muộn nhất 17h ngày mai 24/12 bắt đầu xuất phát”, anh Tú nêu.
Ngay lập tức, Ban Phát triển đường trục đã bố trí 2 nhóm ứng cứu, gồm 7 nhân sự, di chuyển về Vĩnh Long và trực ứng cứu tại khu vực Đông Nam Bộ. Nhóm thứ hai cũng sẵn sàng điều động hỗ trợ khu vực Tây Nam bộ tuỳ tình hình.
Trong khi đó, PGĐ INF Lê Minh Hiếu cho biết, đơn vị cũng cử 7 nhân sự về Càu Mau và Bạc Liêu bởi đây là hai chi nhánh được xách định là điểm nóng khi bão vào. “Tuỳ diễn biến và ảnh hưởng, INF dự phòng các nhóm sẵn sàng lên đường”, anh Hiếu nói. “Đối tác cũng đã chuẩn bị, sẵn sàng khi có lệnh họ đáp ứng ngay và luôn”.
Theo anh Lê Tấn Thành, GĐ FPT Telecom Bến Tre, ngày 23/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập đã thông tin khẩn cấp đến các đơn vị trên địa bàn, trong đó có FPT Telecom, về việc chủ động các phương án phòng tránh, ứng phó với cơn bão số 16.
Phòng kỹ thuật FPT Telecom Bến Tre họp kế hoạch phòng chống bão ngày 23/12. |
Bến Tre là tỉnh tiếp giáp biển có chiều dài khoảng 65 km bờ biển ở ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu bão Tembin đổ bộ vào địa phương này.
Hiện FPT Telecom Bến Tre đang khẩn trương tiến hành kế hoạch phòng chống bão tránh mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. “Chúng tôi vừa tiến hành rà soát 100% MPOP và các POP. Công tác xuất vật tư dự phòng ứng cứu đã chuẩn bị sẵn sàng. Nguồn lực đảm bảo 100%, túc trực ứng cứu 24/24”, anh Thành thông tin.
Theo PGĐ FPT Telecom Vũng Tàu Phạm Quốc Mỹ, cán bộ kỹ thuật chi nhánh đã khẩn trương rà soát toàn bộ hạ tầng đài trạm trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn. Tại các trạm chính, quan trọng, máy phát điện được kiểm tra bảo dưỡng tốt, nhiên liệu đầy đủ sẵn sàng hoạt động.
“Việc bố trí nhân sự trực được đảm bảo với lịch 24/24. Vật tư, trang thiết bị chuyên dụng tại chi nhánh và các văn phòng giao dịch đầy đủ, sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết”, anh Mỹ chia sẻ và cho biết chi nhánh liên tục cập nhật tình hình bão từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương và trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Tại Cà Mau, theo Phó phòng Kỹ thuật Nguyễn Minh Khương, chi nhánh đã rà soát đài trạm (nguồn điện, đo kiểm accu, phòng POP…). Hạ tầng hiện tại chiếm 90% đã được vào gông của điện lực, đảm bảo độ cao an toàn và được bó gọn. Thiết bị dự phòng đã được lắp đặt sẵn tại phòng LAB, sẵn sàng ứng cứu. Các thiết bị như máy hàn, máy đo được kiểm tra và sạc pin đầy đủ.
FPT Telecom Cà Mau đang có 5 máy phát điện mini và 1 máy phát 36KVA dự phòng ứng cứu cúp điện cho các POP phòng ngừa trường hợp cúp điện xảy ra khi bảo về.
“Nhân sự chia thành nhiều nhóm nhỏ trực phòng theo dõi diễn biến bão. Toàn bộ nhân sự đang cư trú tại địa phương sẵn sàng điều động khi ứng cứu sự cố xảy ra”, anh Khương thông tin. “Chi nhành Cà Mau đã chuẩn bị hoàn tất công tác dự phòng ứng cứu mưa bão”.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão Tembin đã vượt qua đảo palawan (Philippines) và trở thành cơn bão thứ 16 vào biển Đông trong năm. 4h ngày 24/12, tâm bão cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340 km về phía Đông với gió mạnh nhất 115 km/h (cấp 11), giật tăng ba cấp. Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25 km/h và được dự báo tiếp tục mạnh thêm. Sáng sớm mai, tâm bão trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) 380 km về phía Đông. Gió tăng thêm một cấp - cấp 12 (tối đa 135 km/h), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10 m. 16h ngày 25/12, tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau, giữ nguyên sức gió cấp 12. Sau đó, bão đi vào đất liền các tỉnh này với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13 và yếu dần. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, bão khiến các khu vực trong bán kính 150 km tính từ tâm bão gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13. Đến 4h ngày 26/12, tâm bão trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão khoảng 90 km/h (cấp 9), giật tăng hai cấp, sóng biển cao 7-9 m. Nhận định về cơn bão, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường cho hay, đây là bão cuối mùa, bão muộn, trung bình 10 năm có một cơn, nhưng với cấp độ mạnh như bão Tembin là chưa từng có. |
>> ‘Mọi ánh mắt đổ dồn về Vùng 7’
Nguyên Văn
Ý kiến
()