Năm 2016, FPT Shop đặt kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 250 tỷ đồng và 300 cửa hàng. Nhưng dự kiến đến cuối năm nay, tổng doanh thu của FPT Shop vào khoảng 10.400 tỷ đồng, LNTT đạt 255 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 32% và 42%. Đồng thời, FPT Shop cũng cán mốc 400 cửa hàng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, tăng 150 shop so với năm ngoái và vượt 100 shop so với kế hoạch đề ra.
Trong năm 2015, FPT Shop ghi nhận sự tăng tưởng doanh thu ấn tượng với mức tăng lên đến 148% so với năm 2014, đạt 7.832 tỷ đồng. Trong khi LNTT cũng đạt 180 tỷ đồng, tăng trưởng đến 350% so với năm 2014.
Quan niệm kinh doanh của tôi là phải "biết người biết ta", mình phải luôn tôn trọng bạn cùng ngành, học hỏi từ họ những điểm mạnh và cả những điểm chưa tốt để tránh mắc phải", TGĐ FPT Retail nhấn mạnh. |
Tiêu chí kinh doanh hàng đầu của FPT Shop là lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công, đặt chất lượng lên trên số lượng, đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi nhuận", TGĐ FPT Retail đúc kết.
Chị Điệp cho rằng, chính sách chăm sóc khách hàng của FPT Shop luôn được nâng cao liên tục và đều bắt nguồn từ nhu cầu thực tế chính đáng của người dùng, lấy họ làm nhân tố trọng tâm. FPT Shop luôn có những cuộc gọi sau quá trình mua hàng để tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của người dùng, từ đó đưa ra giải pháp thỏa mãn cao nhất cho cả những người khó tính nhất. Trong quá trình bán hàng, nhân viên cũng được định hướng tư vấn cho khách hàng theo đúng nhu cầu, chứ không bán theo định hướng lợi nhuận.
Chia sẻ về kênh bán hàng online, TGĐ FPT Retail nhìn nhận, hiện nay khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm kiếm, so sánh, chọn lựa khuyến mại đi kèm trên kênh online rồi mới quyết định đến cửa hàng truyền thống để trải nghiệm và mua hàng. Vì vậy, bán hàng online đang chiếm vị trí quan trọng trong việc mang khách hàng đến cho shop truyền thống.
Chính sách chăm sóc khách hàng của FPT Shop luôn được nâng cao liên tục và đều bắt nguồn từ nhu cầu thực tế chính đáng của người dùng, lấy họ làm nhân tố trọng tâm. |
Nếu như trong năm 2014, doanh thu từ thương mại điện tử (e-Commerce) của FPT Shop chỉ đạt 318 tỷ đồng, thì năm 2015, con số này tăng lên thành 568 tỷ đồng và dự kiến gấp đôi vào cuối năm nay với doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của đơn vị.
Thời gian gần đây rộ lên thông tin FPT Shop có thể lấn sân sang các lĩnh vực bán lẻ khác, chị Điệp cho biết đơn vị sẽ đi tìm những ngành nghề có tiềm năng như ăn uống, dược phẩm, thời trang, các cửa hàng tiện lợi sau khi đã nghiên cứu kỹ những tiềm năng cũng như rủi ro.
"Kỹ thuật số vẫn là sản phẩm kinh doanh cốt lõi và thế mạnh của FPT Retail. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của một công ty bán lẻ là năng lực quản trị, vận hành chuỗi, xây dựng thương hiệu bán lẻ và kinh nghiệm đó có thể áp dụng ở đa dạng một số ngành nghề khác nhau. Việc hợp tác với Vinamilk là một mô hình mới, trên cơ sở tận dụng thế mạnh quản trị bán lẻ của FPT Retail cũng như sản xuất và phân phối sữa của Vinamilk. Trọng điểm của việc phát triển thêm chuỗi cửa hàng bán sữa vẫn là tìm kiếm thêm những cơ hội phát triển tiềm năng và ít rủi ro", TGĐ FPT Retail nhấn mạnh.
>> Hàng loạt smartphone và laptop ồ ạt giảm giá dịp Giáng sinh
Hà Dương
Ý kiến
()