Ý tưởng của anh Khánh, cán bộ điều hành TIN phụ trách khu vực Bắc Từ Liêm, là tự động hóa, số hóa nhằm giảm thao tác cho công tác điều hành trong lĩnh vực triển khai, bảo trì. “Trước kia, chúng ta không biết một tổ bất kỳ cần làm bao nhiêu tuyến thì sẽ đạt KPI và thời gian quét KPI mất rất nhiều thời gian”, anh Khánh nhận định.
Anh Bùi Quốc Khánh tại Chung kết giai đoạn 1. Mỗi thí sinh có 10 phút trình bày và 10 phút trả lời câu hỏi phản biện với Ban điều hành qua hệ thống phòng họp Telepresence. Ảnh: Thanh Vân. |
Học ngành Điện tử - Viễn thông của Học viện Bưu chính Viễn thông nhưng thời sinh viên anh Khánh cũng tự mày mò học lập trình. Với vốn kinh nghiệm ấy, chàng trai sinh năm 1990 đã tự nghiên cứu và lập trình ra tools tự động gửi cảnh báo KPI chi tiết tới từng tổ hằng ngày mà không mất thời gian quét. “Các đơn vị nhìn vào phần cảnh báo này sẽ có các động thái và sắp xếp nhân sự phù hợp để có thể đạt KPI vào cuối tháng”, anh Khánh chia sẻ.
Sáng kiến của cán bộ điều hành TIN phụ trách khu vực Bắc Từ Liêm hiện được áp dụng cho các vùng của đơn vị. Cán bộ quản lý, điều hành không mất nhiều thời gian cho việc làm báo cáo hằng ngày, giảm thao tác, giảm thời gian mà vẫn nắm được toàn cảnh trong ngày đã và làm được gì. “Ý tưởng sáng tạo của tôi đến từ những điều quen thuộc nhất”, anh Khánh chia sẻ sau buổi trình bày trước Ban điều hành.
TGĐ Nguyễn Văn Khoa chất vấn nội dung ý tưởng của anh Khánh. |
Ngoài việc cảnh báo KPI chi tiết tới từng tổ, sáng kiến của anh Khánh còn nhiều chức năng hữu ích như: Tự động gửi báo cáo tồn triển khai, bảo trì, thu hồi đầu ngày; gửi thông tin thu hồi tới từng tổ; gửi tồn đã xử lý, tỷ lệ đúng hạn quá hạn ticket hạ tầng; gửi sales, CUS các chi nhánh liên quan các hợp đồng triển khai mới chưa được tạo phiếu thi công; cảnh báo ghi chú, kiểm soát chất lượng đã xử lý trong ngày…
Ấn tượng với sáng tạo của cán bộ điều hành TIN, TGĐ FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa đề nghị anh Khánh tạm chuyển về Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Viễn thông FPT để tiếp tục hoàn thiện sáng kiến.
8 thí sinh vòng chung kết giai đoạn 1 Sáng tạo 20 sẽ thuyết trình, bảo vệ sáng kiến trước hội đồng giám khảo là Ban điều hành FPT Telecom qua hệ thống Telepresence. |
Chính thức khởi động từ ngày 19/5, trải qua các vòng chấm thi chặt chẽ, Ban tổ chức đã xác định được 8 bài dự thi cao điểm nhất của mỗi bảng chủ đề bước tiếp vào vòng chung kết trình bày với Ban điều hành tại tòa nhà FPT Tân Thuận (quận 7, TP HCM) và tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội) để tìm ra chủ nhân của các giải thưởng Sáng kiến Vàng - Bạc - Đồng đầu tiên của Chiến dịch Sáng tạo 20.
Các thí sinh gồm: Bảng chủ đề Tăng năng suất lao động - Công nghệ và Đổi mới: Ngô Văn Trung, Hải Dương; Nguyễn Thanh Tùng, FPT Telecom Campuchia; Bùi Quốc Khánh, TIN HO; Đỗ Văn Việt, Hưng Yên; Trịnh Thị Phượng, Kiên Giang. Chị Nguyễn Trang Đài, Truyền hình FPT, và anh Nguyễn Trọng Huy Thông, TIN HO, đại diện cho chủ đề Quản trị trải nghiệm khách hàng (C.E.M). Riêng anh Đặng Văn Sơn, TIN HO, là ý tưởng duy nhất thuộc chủ đề Giảm rời mạng có mặt tại vòng thi cuối cùng này.
TGĐ FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa và PTGĐ Chu Hùng Thắng cùng thảo luận về bài thi của các thí sinh. |
Anh Đỗ Văn Việt, chi nhánh Hưng Yên, với ý tưởng "Ứng dụng quản lý bảo trì trên di động" đã đoạt giải Sáng kiến Bạc. Theo anh Việt, hiện nay việc sử dụng smartphone để tăng năng suất lao động cũng như thuận tiện trong công việc rất được coi trọng. Ý tưởng kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn việc ghi biên bản bảo trì bằng tay và tăng khả năng kiểm soát công việc trước và sau khi bảo trì.
Ứng dụng sẽ được xây dựng trên hai nền tảng đang được phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS và các thiết bị di động phải kết nối Internet. Nhân viên hạ tầng đăng nhập bằng email công ty và khi sử dụng phải bật GPS, định vị vị trí hiện tại, tránh tình trạng đứng một vị trí nhưng ghi nhận bảo trì nhiều khu vực.
Các tính năng chính của ứng dụng: Lên lịch và thông báo lịch bảo trì, hiển thị nội dung bảo trì… “Nhân viên A bảo trì POP1 chưa chuẩn, quản lý kiểm tra dữ liệu trên ứng dụng phát hiện và đẩy yêu cầu bảo trì lại về cho nhân viên A. Yêu cầu này sẽ được thông báo tới máy của A", anh Việt lấy ví dụ.
Đại diện chi nhánh Hưng Yên cho hay, ứng dụng có ưu điểm là tránh việc phải ghi biên bản bảo trì bằng tay, thất lạc biên bản, tiết kiệm giấy cho công ty và theo dõi, quản lý thiết bị, thời gian và nhân viên bảo trì tốt hơn.
Bài trình bày của chị Trang Đài cũng gây ấn tượng với Ban tổ chức và Ban điều hành bằng slide dễ hiểu và video kỳ công. |
“Ý tưởng bắt nguồn từ chữ viết của mình không được "dễ xem" cho lắm nên tôi đã trăn trở, tìm ra giải pháp vừa xử lý công việc hiệu quả mà vừa giải được bài toán nan giải của bản thân nhất”, anh Việt tiết lộ.
Cô gái nhỏ nhắn Nguyễn Trang Đài, lập trình viên đến từ Truyền hình FPT, cùng sáng kiến "Bổ sung phím nóng Call-to-action gọi tổng đài hỗ trợ cho ứng dung FPT Remote" là chủ nhân của giải Sáng kiến Đồng.
Nữ lập trình viên đến Truyền hình FPT nhận thấy, khi có bất kỳ sự cố hoặc thắc mắc nào đó về sản phẩm, người dùng cần chờ màn hình thông báo lỗi để thấy được số điện thoại tổng đài và sau đó bấm số gọi để hỏi đáp.
Ban tổ chức và các thí sinh dự thi đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Thanh Vân. |
“Ý tưởng của tôi là thêm một nút hotkey cho ứng dụng FPT Remote. Như vậy, thay vì phải tìm ra màn hình chứa thông tin tổng đài, rồi nhìn số ấy từ màn hình TV và bấm lần lượt từng chữ số, giờ đây chỉ cần mở ứng dụng di động, và nhấn nút gọi là có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng”, chị Trang Đài nêu. “Khi ấy, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sử dụng”.
5 ứng viên còn lại đã nhận được giải Khuyến khích của chương trình. Giai đoạn 2 cũng khởi động và bước vào thời điểm Tăng tốc với sự đồng loạt "ra quân" của nhiều chi nhánh và đơn vị khác.
Hai lãnh đạo cấp cao FPT Telecom chụp hình lưu niệm cùng các thí sinh phía Nam. |
Sau năm đầu tiên thành công, cuộc thi Sáng tạo FPT Telecom 2016 hướng đến tính ứng dụng. Cuộc thi dành cho hơn 14.000 CBNV, bao gồm cả đối tác kỹ thuật TIN và Phương Nam, sẽ tiến hành theo từng giai đoạn, từ ngày 19/5 đến 31/12. Các bài thi sẽ được phân theo chủ đề, gồm 4 định hướng chính: Giảm rời mạng; C.E.M. (dự án quản trị trải nghiệm khách hàng); Tăng năng suất lao động, công nghệ và đổi mới; và Tiết kiệm. Cuộc thi nhằm tạo cơ hội để CBNV FPT Telecom đóng góp ý kiến, thể hiện sự sáng tạo của mình nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng dịch vụ, tối ưu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, kỹ thuật, đảm bảo... Sáng tạo FPT Telecom có 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 từ ngày 19/5 đến 31/7; Giai đoạn 2 từ ngày 1/8 đến 31/10; và Giai đoạn 3 từ ngày 1/11 đến 31/12. Bài thi gửi về đường link tại đây. |
>> FPT Telecom bổ nhiệm loạt quản lý Vùng 5
Nguyên Văn
Ý kiến
()