Chúng ta

FPT IS áp đảo chung khảo iKhiến số 9

Thứ sáu, 1/11/2024 | 08:53 GMT+7

Chung khảo số 9 - vòng chung khảo cuối cùng của cuộc thi iKhiến 2024 là phần tranh tài của 5 sáng kiến đến từ 3 đơn vị, nhận được thảo luận sôi nổi từ hội đồng thẩm định. Trong đó, FPT IS áp đảo với 3 sáng kiến.

Chiều ngày 31/10, chung khảo iKhiến số 9 diễn ra tại Hà Nội và TP HCM với sự tranh tài của 5 sáng kiến đến từ FPT IS, FPT Software và FPT Telecom, thuộc bảng A - Nhóm sản phẩm, dịch vụ đã thương mại hóa.. Đây cũng là số cuối cùng trong vòng loại của cuộc thi iKhiến 2024.

Mở đầu phần thi chiều nay, nhóm tác giả đến từ FPT IS mang đến sáng kiến Bộ giải pháp FPT.LGSP. Sáng kiến ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số. Sự phân mảnh, thiếu kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành rào cản lớn cho việc quản lý và khai thác thông tin. Trước tình hình đó, nền tảng tích hợp cấp quốc gia LGSP ra đời như một bộ giải pháp toàn diện, giúp kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, trung ương và địa phương, thiết lập một hệ thống quản lý thống nhất, minh bạch và tối ưu hóa dịch vụ công, góp phần nâng cao trải nghiệm và chất lượng phục vụ người dân.

Sáng kiến giúp đáp ứng 100% các quy định, căn cứ pháp lý hiện hành, đạt gần 35 triệu lượt trao đổi dữ liệu mỗi năm. Bộ giải pháp cũng giúp tiết kiệm 80% nguồn lực tích hợp dịch vụ và mang về doanh thu 21,6 tỷ đồng.

Bộ giải pháp FPT.LGSP được TP HCM lựa chọn triển khai rộng khắp. Hội đồng thẩm định đặt câu hỏi cho nhóm tác giả, rằng: “Tại sao TP HCM lại lựa chọn FPT IS để bắt tay và hiện tại, đối thủ của giải pháp này là ai?”. Đại diện nhóm tác giả cho biết: “Nhiều dự án được triển khai thành công trước đó đã khẳng định năng lực của FPT IS. Song song lúc này, TP HCM gặp vấn đề trong trục lưu thông văn bản và tiến hành nghiên cứu, tham khảo các giải pháp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Lúc này, nhóm dự án đã khảo sát và tìm ra được vấn đề cho khách hàng, đưa ra các giải pháp triển khai song song, tránh ảnh hưởng đến hệ thống đang hoạt động. Có thể nói, dựa vào uy tín của FPT và năng lực công nghệ, khả năng tìm hiểu và giải quyết vấn đề cho khách hàng đã giúp FPT IS có được khách hàng lớn này”.

Nhóm cũng cho biết, sản phẩm đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Hiện, sản phẩm đã triển khai tại 5 địa phương và một số doanh nghiệp, dự kiến năm 2025 sẽ chiếm 20% tỉnh thành cả nước.

-2454-1730369911.jpg

Bộ giải pháp FPT.LGSP thuộc nhóm tác giả FPT IS.

FPT Camera Agent do nhóm tác giả FPT Telecom trình bày, mang đến bộ giải pháp camera “nhà trồng” đến chung khảo số 9. Mỗi năm, FPT Telecom sản xuất 200.000 camera, nhưng camera và camera platform lại phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài với giá nhập khẩu cao, tính đáp ứng thấp, dẫn đến thời gian ra mắt sản phẩm mới mất trung bình 6 đến 12 tháng. Quan trọng hơn, sự phụ thuộc này dẫn đến rủi ro lớn về bảo mật. Trước tình hình đó, nhà Viễn thông đã nghiên cứu phát triển FPT Camera Agent. Đây là phần mềm được cài đặt trên camera, thu nhận thông tin dữ liệu video và âm thanh từ camera, và đẩy lên lưu trữ trên đám mây, truyền trực tiếp thông tin đến thiết bị khác. FTEL đang là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong nước phát triển thành công Camera Agent, và đã áp dụng sản phẩm trên thị trường đầu năm 2024.

Sáng kiến giúp chủ động công nghệ giúp dễ dàng tối ưu chi phí hạ tầng streaming và lưu trữ, lựa chọn đa dạng nhà cung cấp, chi phí nhập camera giảm 50%, từ 750.000 xuống 375.000 đồng cho 1 sản phẩm. Sáng kiến giúp tiết kiệm cho đơn vị 37,5 tỷ đồng, góp phần bảo vệ an ninh, an toàn dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp, giúp FPT tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.

Khi được hỏi điểm lợi thế của sản phẩm so với đối tác bên ngoài là gì, nhóm tác giả cho biết: “FPT Telecom có các chính sách giảm giá camera để thu hút khách hàng. Hiện, số liệu kinh doanh tăng gấp 3 từ khi triển khai khuyến mãi này. Sản phẩm cũng không phụ thuộc vào nhà cung cấp chip và được FPT Telecom tùy biến chất lượng camera để tăng trải nghiệm khách hàng. Các công ty khác có thể ứng dụng AI vào camera của bên thứ 3 nhưng không thể đạt được kết quả cao nhất vì họ không nắm chủ đạo phần core. FPT Telecom làm core cho camera, tùy biến linh hoạt theo nhu cầu khách hàng”.

-9461-1730369911.jpg

FPT Telecom với sáng kiến FPT Camera Agent.

FPT.BSS là sáng kiến thứ 2 của FPT IS tranh tài trong chung khảo này. Theo nhóm chia sẻ, năm 2022, FPT IS đã để vuột mất hợp đồng lớn, do thiếu giải pháp toàn diện cho quản lý nghiệp vụ kinh doanh nhà mạng ảo. Trong khi đó, thị trường Mobile Virtual Network Operation trong nước lại phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của 5 nhà mạng mới, và số lượng thuê bao tăng mạnh. Chính vì vậy, nhóm tác giả nhà Hệ thống đã nghiên cứu và phát triển sáng kiến FPT.BSS, kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp phần mềm hàng đầu hỗ trợ toàn diện cho kinh doanh, và quản lý nghiệp vụ của các nhà khai thác di động, và mạng di động ảo, giúp doanh nghiệp viễn thông tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Sáng kiến giúp cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ, dễ dàng tương thích với các nhà mạng, tiết kiệm 50% thời gian triển khai của khách hàng, từ 12 tháng xuống 6 tháng, giảm 4 lần chi phí triển khai. Sáng kiến áp dụng từ tháng 11/2023, mang về 33 tỷ doanh số ký, từ khách hàng ASIM và FPT Retail

Với sáng kiến này, đại diện giám khảo FPT Retail đã dành nhiều lời khen ngợi vì đơn vị đã trực tiếp bắt tay và triển khai hệ thống cho FPT Retail: “Sản phẩm hay vì đã giúp FPT Retail được Mobifone và Cục viễn thông di động khen ngợi vì vận hành”.

-5954-1730369911.jpg

Sáng kiến FPT.BSS thuộc nhóm tác giả FPT IS.

FPT Software mang đến sáng kiến FPT eCARE phục vụ trong mảng y tế, sức khỏe. Trước bối cảnh ngành y tế đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn như dân số già hóa, nguồn nhân lực y tế thiếu hụt và hạ tầng CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế… Những hạn chế này không chỉ làm chậm quá trình xử lý dữ liệu, mà còn dẫn đến tình trạng phân mảnh, khiến việc quản lý y tế trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Do đó, FPT eCare ra đời như một nền tảng chăm sóc sức khỏe số toàn diện, không chỉ giúp khách hàng tăng tốc thời gian triển khai hệ thống, FPT eCare còn tối ưu chi phí và giảm thiểu rủi ro, mang lại trải nghiệm vượt trội cho cả bệnh nhân lẫn các tổ chức chăm sóc sức khỏe, đồng thời mở đường cho việc ứng dụng AI vào nâng cao hiệu quả điều trị.

Sáng kiến giúp giảm thời gian phát triển từ 18 tháng xuống 12 tháng, đưa sản phẩm ra thị trường trước đối thủ 1,5 năm; tiết kiệm cho khách hàng hơn 3 tỷ đồng chi phí phát triển so với dự kiến và mang về doanh thu 26 tỷ đồng.

Khi được hỏi về kiến thức ngành để xây dựng nên platform về mảng healthcare, nhóm cho biết đã tuyển những nhân sự có kinh nghiệm về ngành để tư vấn và hỗ trợ. Đồng thời, chính khách hàng trong lĩnh vực healthcare cũng tư vấn thêm để nhóm hoàn thiện thêm sản phẩm.

-4358-1730369911.jpg

Sáng kiến FPT eCARE thuộc FPT Software.

Sáng kiến cuối cùng tranh tài đến từ FPT IS với tên gọi Volar Card. Trong quá trình làm việc với 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam, chị Vũ Thị Hà Phương nhận thấy hệ thống cũ của khách hàng không còn đáp ứng được yêu cầu số hóa và phát triển sản phẩm thanh toán mới. Các hệ thống này đã hoạt động từ 5 đến 10 năm và thiếu liên kết giữa các bộ phận, khiến người dùng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ nhiều chương trình tác nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, sáng kiến Volar Card ra đời, cung cấp một giải pháp phát hành và quản lý giao dịch thẻ được triển khai theo mô hình SaaS đầu tiên tại Việt Nam.

Sáng kiến giúp tối ưu một nửa chi phí so với các hãng nước ngoài, đáp ứng linh hoạt các quy định thay đổi từ ngân hàng nhà nước và mang về doanh thu 65,2 tỷ đồng từ 2 khách hàng BIDV và Bank SinoPac.

Nói về lợi thế khi bán ra nước ngoài, chị Hà Phương cho biết: “Sản phẩm được triển khai theo thông lệ quốc tế, nếu chúng ta có hàm lượng chất xám cao thì đều làm được và tự tin cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới”.

-6877-1730369911.jpg

FPT IS mang đến sáng kiến thứ 3 trong vòng chung khảo - Volar Card.

Nam Dung

Ý kiến

()