Chúng ta

FPT HO lần đầu tranh tài iKhiến 2024, FPT Software và FPT IS đồng đều ‘chất và lượng’

Thứ tư, 14/8/2024 | 15:44 GMT+7

FPT HO bước chân vào đường đua iKhiến 2024 với Cổng thanh toán FPT Pay v3.0 trong chung khảo iKhiến số 4, tranh tài cùng 2 sáng kiến của nhà FPT Software và 2 sáng kiến của FPT IS.

Sáng nay (14/8), chung khảo số 4 iKhiến 2024 diễn ra phần tranh tài của 5 sáng kiến đến từ bảng A - Nhóm sản phẩm, dịch vụ đã thương mại hóa. FPT HO chính thức gia nhập đường đua iKhiến 2024. 4 sáng kiến còn lại đến từ đơn vị thường xuyên góp mặt là FPT Software và FPT IS.

Hội đồng giám khảo (HĐGK) nhận xét 5 sáng kiến tranh tài bảng A khá đồng đều về chất lượng và dành lời khen cho một nhóm tác giả với phần trình bày mượt, am hiểu sâu và giải đáp tốt câu hỏi từ giám khảo.

-8183-1723623211.jpg

Chung khảo số 4 iKhiến 2024 là sự tranh tài của 5 sáng kiến từ FPT Software, FPT IS và FPT HO.

Sáng kiến mở đầu chung khảo số 4 dự thi online từ Hàn Quốc. Anh Nguyễn Mạnh Thế - đại diện nhóm tác giả FPT Software mang đến sáng kiến Device-Farm Enabler for Automotive Head Unit. Sáng kiến khởi nguồn từ dự án thử nghiệm cho khách hàng là một hãng ô tô nhằm quản lý, điều khiển và kiểm thử tự động các tính năng bộ điều khiển trung tâm của xe ô tô trong thời kỳ Covid-19.

Sáng kiến kế thừa ATOMP - một công cụ dành riêng cho mobile, tùy chỉnh lại giao diện và các tính năng để tạo ra Device-Farm Enabler. Đây là một sản phẩm phần cứng hỗ trợ tester và lập trình viên giải quyết vấn đề thiếu thiết bị khi làm việc từ xa, nâng cao hiệu quả mà không cần phải di chuyển nhiều giữa các quốc gia khi làm việc với khách hàng quốc tế.

Sáng kiến giảm thiểu thời gian di chuyển của nhân sự và thiết bị, cho phép tự động hóa 56% số lượng test case thủ công. Sản phẩm được đánh giá là tương thích với tất cả các dòng Head Unit của LG Electronics, Hyundai Mobis... và mang về doanh thu 59,5 tỷ đồng. Sáng kiến hướng đến mục tiêu giành thêm 30% công việc phát triển và kiểm thử tại thị trường quốc tế, kết hợp mạng lưới sale toàn cầu của FPT Automotive để mang sản phẩm đến nhanh hơn với khách hàng.

“Tính tương thích của sáng kiến với các dòng ô tô như thế nào?” - thành viên HĐGK hỏi đội thi. Trả lời câu hỏi này, anh Thế cho biết, ngành ô tô có những tiêu chuẩn chung và tất cả các hãng ô tô đều sử dụng chung bộ tiêu chuẩn này. Vì vậy, sản phẩm mà đội xây dựng và triển khai hoàn toàn phù hợp và tương thích cao với các hãng ô tô khác nhau.

Bên cạnh đó, đại diện nhà FPT Software cũng cho biết, sản phẩm không lạ trên thị trường nhưng với thị trường dành riêng cho ô tô thì hiện tại không có nhiều sản phẩm tương tự. Vì thế, sáng kiến đang có lợi thế dẫn trước, nhận được đánh giá cao từ khách hàng và được định hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

-9378-1723623211.jpg

Nhóm tác giả FPT Korea (FPT Software) dự thi trực tuyến với sáng kiến Device-Farm Enabler for Automotive Head Unit.

Dự thi tại điểm cầu TP HCM, sáng kiến Velox OMNI đến từ FPT IS do anh Nguyễn Phúc Hưng - đại diện nhóm tác giả trình bày. Đây là nền tảng giao dịch số đa kênh tích hợp Internet Banking, Mobile Banking và Teller App, tập hợp mọi kênh tương tác với khách hàng trong một hệ thống duy nhất, mang lại trải nghiệm giao dịch liền mạch và tối ưu.

Sáng kiến ra đời xuất phát từ câu chuyện phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam đang sử dụng giải pháp IB/MB của VNPay hoặc tự phát triển hệ thống nội bộ, dẫn đến việc nhân viên phải quản lý nhiều hệ thống khác nhau để xử lý giao dịch. Điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết về một giải pháp liên kết toàn bộ các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo tính nhất quán và dễ sử dụng.

Sáng kiến ứng dụng Big Data, AI và Machine Learning thúc đẩy doanh số sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được mở rộng, tối ưu hiệu quả đầu tư và gia tăng giá trị kinh tế.

HĐGK dành thắc mắc về thị trường của Velox OMNI và tệp khách hàng tiềm năng mà sáng kiến hướng tới. Nói về điều này, anh Hưng cho biết, Velox OMNI mới chỉ đang phục vụ thị trường miền Nam là chủ yếu, hợp tác với ngân hàng Sacombank, HDBank, Eximbank… và một ngân hàng tại Campuchia. “VNPay đang chiếm lĩnh thị phần này. Chúng tôi muốn thay thế VNPay, bắt đầu từ nhóm khách hàng nhỏ trước, sau đó sẽ mở rộng 'go global’ là Campuchia và Lào. Hiện, đối thủ tại 2 thị trường này chủ yếu trong nước và Trung Quốc”, anh Hưng nói.

-6696-1723623212.jpg

Anh Nguyễn Phúc Hưng - FPT IS trình bày về sáng kiến Velox OMNI.

Một sáng kiến dự thi online khác đến từ FPT Software - IvyChat, do chị Nguyễn Thị Quỳnh Lan trình bày. Theo chị Lan, hằng năm, các doanh nghiệp thường phải tiêu tốn nhiều nhân lực cho hoạt động chăm sóc khách hàng và đào tạo nhân viên, quá trình thủ công dẫn đến quá tải công việc. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên và trải nghiệm của khách hàng.

Để khắc phục tình trạng trên, IvyChat được phát triển như một trợ lý ảo với các mô hình ngôn ngữ tiên tiến, giúp cải thiện hiệu quả công việc, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác trong thời gian thực. Đây là platform về Gen AI bán được bản quyền đầu tiên chuyên về mảng BFSI (Ngân hàng, Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm).

Sáng kiến giúp tự động hóa quy trình, giảm 33% chi phí nhân sự, giảm 90% sai sót thông tin và nâng cao chất lượng và trải nghiệm của khách hàng. Sáng kiến đã triển khai thực tế tại thị trường Mỹ và Nhật, mang về doanh thu 13,8 tỷ đồng. Dự kiến, sáng kiến sẽ mang về doanh thu 50,2 tỷ đồng cho 6 tháng cuối năm 2024.

Với IvyChat, sáng kiến nhận được nhiều nhận xét và góp ý từ HĐGK để hoàn thiện hơn. Tính đặc biệt và nổi trội của sáng kiến so với các sản phẩm bên ngoài thị trường vẫn chưa được thể hiện rõ nét.

-9870-1723623212.jpg

Sáng kiến IvyChat đến từ nhóm tác giả nhà Phần mềm dự thi online.

Lượt thi tiếp theo tại điểm cầu Hà Nội là phần trình bày của nhóm tác giả FPT IS với sáng kiến FPT.eProcurement. Anh Nguyễn Việt Linh nhìn nhận, việc các doanh nghiệp và nhân sự đối mặt với câu chuyện quản lý yêu cầu mua sắm, kết nối báo giá hay thất lạc giấy tờ trong các doanh nghiệp lớn với nhiều đơn vị thành viên là một thách thức. Vì vậy, FPT.eProcurement ra đời, là giải pháp mua sắm toàn trình, tự động hóa hầu hết các bước từ quản lý ngân sách đến thanh toán trên một nền tảng duy nhất.

FPT IS là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp giải pháp toàn diện cho nghiệp vụ mua sắm, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Sáng kiến giúp tiết kiệm 2%/năm chi phí mua hàng, giảm 30% thời gian thực hiện nghiệp vụ và mang về doanh thu trên 20 tỷ đồng.

HĐGK dành một vài câu hỏi cho nhóm tác giả FPT.eProcurement: “Có đối thủ nào trên thị trường tính đến hiện tại?”, “Tại sao sáng kiến không áp dụng cho Tập đoàn FPT?”... Giải đáp về điều này, anh Linh nói: “Hiện tại Việt Nam, FPT.eProcurement vẫn chưa có đối thủ nào. Tập đoàn FPT với các hệ thống nghiệp vụ quản lý mua sắm, thanh toán như ePurchase, ePayment… Điều này đòi hỏi nhân sự phải vào từng hệ thống để xử lý. Nếu Tập đoàn có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng triển khai rộng khắp, tích hợp vào 1 hệ thống FPT.eProcurement duy nhất”.

-4822-1723623212.jpg

Nhóm tác giả FPT IS mang đến sáng kiến FPT.eProcurement.  Ảnh: Đức Trung

FPT HO lần đầu gia nhập đường đua iKhiến 2024, mang đến sáng kiến Cổng thanh toán FPT Pay v3.0. Anh Đỗ Thành Nam - đại diện nhóm tác giả cho biết, trong hệ sinh thái FPT, mỗi sản phẩm/dịch vụ sử dụng phương thức thanh toán riêng, dẫn đến trải nghiệm không nhất quán và làm giảm tỷ lệ chuyển đổi khi khách hàng phải sử dụng 2-3 ứng dụng để hoàn tất đơn hàng. Thêm vào đó, các phương thức thanh toán này phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây rủi ro về an toàn bảo mật và không tối ưu được chi phí. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả FPT Pay thuộc đơn vị chiến lược DC5 đã phát triển cổng thanh toán FPT Pay, tích hợp giải pháp SDK, giúp kết nối đa phương thức thanh toán, đáp ứng nhu cầu của cả người dùng và doanh nghiệp.

Sáng kiến giúp đa dạng phương thức thanh toán với 48 ngân hàng thẻ nội địa, 4 thương hiệu thẻ quốc tế, 30 ngân hàng trả góp thẻ tín dụng và nhiều ví điện tử khác. Quy trình trao đổi, vận hành, và hỗ trợ nhanh chóng, dễ dàng. Trong 5 tháng đầu năm 2024, số lượng giao dịch tăng 25,1%, doanh thu tăng 14,72% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện, Cổng thanh toán FPT Pay đã ký các hợp đồng lớn với doanh thu 365 tỷ đồng/5 năm từ Prudential và 90 tỷ đồng/năm từ Tiktok.

HĐGK thắc mắc: “Sáng kiến đã được ra mắt từ lâu, vậy làm cách nào để cổng thanh toán FPT Pay khác biệt và giành được thị phần so với đối thủ?”. Trả lời câu hỏi này, anh Nam cho biết: “Đối thủ chính của FPT Pay là những cái tên sừng sỏ trong hệ thống thanh toán như Momo, Zalo Pay, VNPay… Với FPT Pay, chúng tôi mong muốn sẽ làm tốt như họ vì vốn dĩ, hệ thống thanh toán khó có thể làm khác được nhiều, chỉ có thể tìm kiếm được đối tác lớn khác. Tuy nhiên, với FPT Pay, khi có sự cố xảy ra, chúng tôi có khả năng trả dòng tiền và fix lỗi nhanh. Đồng thời, tối ưu chi phí là cái mà FPT Pay đang làm khá tốt, lợi thế về giá giúp việc bán sản phẩm cho khách hàng cũng tốt hơn”.

-5586-1723623212.jpg

Anh Đỗ Thành Nam - đại diện nhóm tác giả FPT HO với sáng kiến Cổng thanh toán FPT Pay.  Ảnh: Đức Trung

Cùng xem video tổng quan giới thiệu 5 sáng kiến tham gia vòng chung khảo số 4 iKhiến 2024:

Nam Dung

Ý kiến

()