Ông Trương Gia Bình: "FPT sẽ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp để phát triển mô hình Nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.” Ảnh: Y.T/Vietnam+ |
Trung tâm của FPT- Fujitsu đang áp dụng hai mô hình sản xuất “Nhà kính-Green house” và “Nhà máy rau-Vegetable factory” trên 2 loại rau là cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali.
Điểm khác biệt của hai mô hình này là cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm công sức cho người trồng và sản phẩm chất lượng tốt.
Đặc biệt, cây cà chua được áp dụng kĩ thuật IMEC (trồng trên tấm phim Hydrogel) cho phép chất dinh dưỡng và nước thấm qua. Với kỹ thuật này, cà chua được trồng với mật độ cao trung bình 4.000-6.000 cây/1.000m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như kỹ thuật thông thường tại Việt Nam.
Dự kiến, sau giai đoạn thử nghiệm, FPT và Fujitsu sẽ thống nhất mô hình phù hợp để các doanh nghiệp, tổ chức có thể cùng hợp tác triển khai rộng rãi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho hay, mơ ước của ông là Việt Nam có một nền nông nghiệp hiện đại hóa, có sức cạnh tranh cao và hội nhập nhanh chóng vào thị trường quốc tế. “Để làm điều đó, chúng tôi xác định thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ đỉnh cao là một trong những trụ cột,” ông Phát nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng vui mừng khi thấy sự hợp tác giữa FPT và Fujitsu và tin tưởng “đốm lửa” này sẽ thổi bùng lên việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Xà lách trồng trong khu vực nhà máy rau tại Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu. Nguồn: FPT |
Bên cạnh đó, ông Phát cũng kỳ vọng ngày có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp, dẫn dắt, hỗ trợ nông dân nhỏ đi vào thị trường lớn, hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật làm ra các sản phẩm có chất lượng, hiệu quả cao.
Nông nghiệp thông minh Akisai là một trong những công nghệ hiện đại và thông minh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, được Fujitsu giới thiệu tại Nhật Bản vào năm 2012, giúp tối ưu hóa mô hình sản xuất nông nghiệp từ khâu cung cấp vật tư, đến canh tác, sơ chế, vận chuyển, phân phối sản phẩm nhờ áp dụng công nghệ thông tin. Trong khi đó, Việt Nam đang tìm kiếm những giải pháp hiện đại nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm mà tiêu biểu là cải cách kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
>> FPT bắt tay Fujitsu thử nghiệm Nông nghiệp thông minh
VietnamPlus
Ý kiến
()