Việt Nam nên làm gì để phát triển công nghệ số? Báo cáo của World Bank chỉ ra rằng môi trường kinh doanh tại một nước sẽ định hình cách thức doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ. Vì vậy môi trường kinh doanh kém có thể là yếu tố kìm hãm sự tiếp nhận công nghệ. Ông Trương Gia Bình cho biết “Trong tương lai, tôi đề xuất Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nên lập ra các quỹ Startup ở Việt Nam để hỗ trợ các bạn trẻ có ý tưởng sáng tạo. Hoặc cho phép thành lập các công ty trong thời gian nhanh chỉ trong 1 buổi sáng hoặc trị giá 1 USD”.
Ông Trương Gia Bình cho biết hiện ở Việt Nam có khoảng nửa triệu người làm việc trong lĩnh vực phần mềm. Việt Nam đã vượt lên cường quốc công nghệ thông tin là Ấn Độ để trở thành nước lớn thứ hai viết phần mềm cho Nhật Bản. Thanh niên Việt Nam ở độ tuổi từ 18 – 35 hầu hết đều sử dụng smartphone và dành thời gian truy cập Internet nhiều gấp 3 lần so với các nước trong ASEAN. Nhiều bạn trẻ Việt Nam có tài và khá nổi tiếng trong làng công nghệ thông tin thế giới như Hà Đông – tác giả của app Flappy Bird, từng làm mưa làm gió trên mạng có thu nhập 50.000 USD/ngày hay chủ nhân của app Money Lover đang có 2 triệu người sử dụng.
Chủ tịch World Bank – ông Jim Yong Kim - nhận định công nghệ số đang làm thay đổi cách thức kinh doanh, làm việc và các chính phủ. Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ số trong phát triển đất nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Chúng ta biết mặt trái của công nghệ. Ví dụ nếu sử dụng hết máy móc thì người lao động mất việc làm. Mặt trái của công nghệ số không phải do bản thân công nghệ tạo nên mà do người sử dụng công nghệ. Không vì mặt trái đó mà chúng ta kìm hãm không cho công nghệ số phát triển. Chính phủ Việt Nam luôn ý thức và chú trọng phát triển mạnh mẽ công nghệ số”.
Lao Động
Ý kiến
()