Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Công ty Ví FPT chia sẻ về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Ảnh: T.Luân. |
Trước mắt, dịch vụ sẽ được triển khai cho hàng triệu khách hàng và shop kinh doanh trên trang thương mại điện tử Sendo.vn (thuộc tập đoàn FPT).
Ngoài ra, Sen Đỏ (sendo.vn) và Ví FPT sẽ phối hợp để cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử trên di động cho các khách hàng. Dự kiến trong thời gian tới, khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như internet, dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến Fshare, quảng cáo trực tuyến… cũng có thể sử dụng được dịch vụ này.
Ví FPT có nhiều lợi ích nổi bật so với các hình thức thông thường như mức độ bảo mật cao: tránh bị mất cắp thông tin tài khoản người dùng, hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán; thanh toán nhanh chóng và tiện lợi. Đơn cử, khi mua sắm online, không hài lòng với sản phẩm, hay nghi ngờ bị hack tài khoản, người dùng có thể yêu cầu dịch vụ ví điện tử hoàn lại tiền tạm giữ.
Theo kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin năm 2015, doanh số thương mại điện tử theo hình thức B2C đạt khoảng 4,07 tỉ USD, tăng 37% so với năm trước, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, thực tế thanh toán điện tử chưa tương xứng với tiềm năng. Thanh toán tiền mặt vẫn chiếm phần lớn ở các website thương mại điện tử, chỉ có 53% website có chức năng đặt hàng trực tuyến và 17% website chấp nhận thanh toán trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định việc sử dụng các hình thức chi trả trực tuyến như thẻ tín dụng, ví điện tử sẽ ngày càng tăng. Đặc biệt, trong những năm gần đây thu nhập người dân tăng, nhu cầu mua sắm, du lịch cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán sẽ ngày càng đòi hỏi tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
>> Ví FPT chính thức được cấp phép
Thanh niên
Ý kiến
()