“Văn phòng vẫn mở, các anh em trong công ty vẫn lên làm việc để kịp thời xử lý các yêu cầu của khách hàng. Với những ai phải làm việc tại nhà, công ty có hướng dẫn cụ thể và hệ thống công cụ online hỗ trợ đảm bảo tiến độ các dự án đang triển khai cũng như các hoạt động kinh doanh của công ty”, anh Vượng cho hay.
Tại Đức, dịch bệnh Covid - 19 đang trở nên căng thẳng với hơn 60.000 ca nhiễm, số tử vong đứng top 10 thế giới. Giới chức Đức nhận định, hệ thống có thể quá tải nếu số lượng này tiếp tục tăng. Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức - ông Lothar Wieler cho biết: “Tỷ lệ tử vong thấp ở Đức một phần do Đức có nền y tế tốt, chủ động phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị sớm”.
Nhiều ngày trước đây, một số người Việt đang sống, học tập và làm việc tại đây đã chọn phương án trở về Việt Nam. Tuy nhiên, anh Vượng cho hay toàn bộ đồng nghiệp của anh tại đây đều chọn ở lại, rất nhiều trong số họ đang sinh sống cùng gia đình khi bắt đầu làm việc tại Đức.
Để cân bằng giữa gia đình và công việc khi quyết định ở lại “chiến đấu” giữa mùa dịch, anh Vượng đã dành nhiều thời gian trò chuyện với vợ và hướng dẫn hai con gái học cách quen với cuộc sống giữa dịch.
Anh Vượng chia sẻ, ngày trước Tết năm 2020, sau một ngày làm việc, tối đến anh lại đến lớp học tiếng Đức với mong muốn đạt trình độ B1. Ngày nào cũng hơn 21h lớp học mới tan, không hiếm ngày anh thức dậy từ 4 giờ sáng họp với khách hàng vì lệch múi giờ. Mỗi ngày, hai con gái nhỏ chỉ nhìn thấy ba một lát vào buổi sáng. Điều anh mong mỏi nhất là thêm một chút thời gian vui đùa bên con, chơi một trò chơi hay đọc sách cho con trước khi ngủ nhưng việc này vẫn khó sắp xếp vì lịch làm việc và lịch học dày đặc.
Gia đình anh Vượng trong một chuyến đi chơi tại Đức. Ảnh: NVCC |
Anh cho biết mình may mắn vì có vợ từng làm việc tại một bệnh viện lớn ở Việt Nam hỗ trợ chăm sóc con và hướng dẫn những điều nên và cần trong thời gian này. Trường học tại Đức đã tạm thời đóng cửa, cha mẹ được khuyến cáo giữ con em ở nhà để đảm bảo an toàn tối đa. Gia đình anh cũng hạn chế ra ngoài, chỉ đi siêu thị 1 - 2 tuần một lần từ khi Đức có ca nhiễm đầu tiên, luôn đeo khẩu trang, tắm rửa và thay đồ mới ngay sau khi trở về nhà.
Lịch trình công việc của anh căng thẳng hơn so với ngày thường bởi công việc đòi hỏi hoàn thành khối lượng nhanh hơn, để giao đúng hạn cho khách hàng. “Rất nhiều đồng nghiệp của mình đang nỗ lực gấp hai gấp ba để giữ nhịp tiến độ công việc, tạo cho mỗi thành viên sự yên tâm sống và làm việc, mình cũng cần cố gắng hết công suất hơn nữa”, PM sinh năm 1986 nói.
Với đặc thù làm việc trong công ty toàn cầu, trụ sở ở Việt Nam, có nhiều chi nhánh ở khắp thế giới, anh Vượng liên tục gặp gỡ khách hàng trực tuyến nhiều múi giờ khác nhau. Nam kỹ sư cho hay, đồng nghiệp tại một số quốc gia như Pháp, Slovakia, Cộng hòa Séc… vì cần về nước trong đợt dịch nên thực hiện cách ly tập trung theo yêu cầu cầu nhà nước, nhưng vẫn sinh hoạt như ngày thường, đúng 8h sáng bật laptop làm việc trên khu giường tầng của ký túc xá quân đội. Hàng ngày vẫn làm việc với khách hàng trực tuyến và săn hợp đồng mới về cho công ty bất kể thời gian.
Anh Vượng và vợ thường nghĩ thêm nhiều hoạt động để tương tác với con mùa dịch. Ảnh: NVCC |
Trước khi tới làm việc ở văn phòng FPT Software tại Đức, anh Vượng có gần 10 năm trong ngành phần mềm ở nhiều ví trị khác nhau, từ Lập trình viên, Trưởng nhóm đến Kiến trúc sư Giải pháp (Solution Architect) và Quản trị dự án (PM) tại FPT Software.
Một trong những điều giúp anh Vượng vững tâm cống hiến là chế độ của công ty: mọi nhân viên đều được đóng đầy đủ bảo hiểm y tế của Đức, hỗ trợ hầu hết chi phí trong các trường hợp khám và chữa bệnh. “Nếu nhân viên có con, vợ hoặc chồng chưa đi làm thì nhân sự có thể đăng ký bảo hiểm gia đình để bảo vệ gia đình mình. Đức cũng là một trong những nước có nền y tế tốt nhất thế giới. Chúng tôi yên tâm công tác và không lo lắng”, anh chia sẻ.
Ngoài Đức, FPT Software có văn phòng tại các quốc gia trong cộng đồng chung châu Âu như Pháp, Slovakia, Cộng hòa Séc… Cũng như anh Vượng, toàn bộ các nhân sự Việt Nam tại đây đều chọn ở lại nước sở tại làm việc.
Theo Dân Trí
Ý kiến
()