Hãng nghiên cứu Synergy mới đưa ra con số tính toán thị trường đám mây sau nhiều năm theo dõi. Theo đó, Amazon dẫn đầu, chiếm 35% thị phần. 4 vị trí kế tiếp gồm: Microsoft: 15%, Google: 7%, IBM: 7%, Alibaba: 5%.
Thị phần đám mây của Amazon lớn hơn cả bốn đối thủ kế tiếp cộng lại. Nguồn: Synergy |
Theo Synergy, dịch vụ điện toán đám mây của Amazon còn lớn hơn thị phần của 4 đối thủ kế tiếp cộng lại. Thậm chí Amazon còn đang tìm cách mở rộng thị phần khi thị trường bùng nổ.
Trong khi Amazon dẫn đầu cách biệt, Microsoft cũng đang là đối thủ đáng gờm khi là nhà cung cấp có mức tăng trưởng lớn nhất trong năm vừa qua. Và nếu năm nay Microsoft có thể giành hợp đồng 10 tỷ USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ, sự thống trị của Amazon sẽ mờ nhạt dần. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn là nghi ngại lớn.
Google vừa có sếp mảng điện toán đám mây mới và tham vọng lớn rằng một ngày nào đó có thể tạo nhiều doanh thu từ mảng này hơn là quảng cáo. Song phần khó ở đây là giành được các khách hàng chi tiêu đậm. Giới phân tích cho rằng, doanh thu thế giới của bộ phận điện toán đám mây của Google vẫn trượt sau Amazon cùng Microsoft. Chỉ vài doanh nghiệp lớn quản lý dữ liệu của họ trên máy chủ của Google.
Giới doanh nghiệp thường không phải tiết lộ nhà cung ứng đám mây cho họ. Trong số 5.000 doanh nghiệp toàn cầu, chỉ 311 hãng tiết lộ nhà cung ứng. Reuters dựa trên hồ sơ nộp lên giới chức của các doanh nghiệp để khảo sát sức nặng của dịch vụ Google, Amazon và Microsoft.
35 trong số 311 doanh nghiệp kể trên dùng dịch vụ đám mây của Google. Công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất là hãng dầu khí Total và ngân hàng HSBC. Trong khi đó, Amazon Web Services có 227 khách hàng, trong đó có hãng du lịch Expedia và hãng công nghiệp Siemens. Mảng đám mây Azure của Microsoft thì có 69 hãng dùng dịch vụ, trong đó có nhà sản xuất vũ khí Axon Enterprise và hãng dữ liệu doanh nghiệp Dun & Bradstreet. 34 trong số 311 doanh nghiệp cho biết họ dùng dịch vụ từ nhiều hãng.
Trước đó, tân Phó chủ tịch cấp cao của Google Cloud - ông Thomas Kurian tuyên bố ông sẽ tăng mạnh nỗ lực trong các mảng kinh doanh đầy hứa hẹn. Cụ thể, ông đặt mục tiêu vào khách hàng chính phủ và các hãng đầu ngành bán lẻ, sản xuất, y tế, truyền thông và tài chính. “Các doanh nghiệp rất muốn cân nhắc Google”, ông Kurian khẳng định.
Google nghiêm túc về đám mây từ năm 2016, 5 năm sau khi Amazon Web Services trở thành “ông lớn” hàng tỉ USD. Với Google, đa dạng hóa doanh thu ra khỏi mảng quảng cáo là lợi thế không rẻ. Cả ba công ty Google, Microsoft và Amazon chi tổng cộng 53 tỉ USD chi phí vốn vào năm ngoái cho các dự án trung tâm dữ liệu nhằm xây dựng đám mây.
Hồi tháng 2, FPT Software đã đạt được APN Certification Distinction với 500 chứng chỉ AWS, đồng thời trở thành đối tác đầu tiên của AWS tại ASEAN có được chứng chỉ cao nhất này. Hiện, FPT Software hợp tác với AWS trong nhiều lĩnh vực gồm: Mass Migration, Managed Services, Innovation (IoT, AI/ML, Big Data, Blockchain etc.) và mảng giải pháp cho khách hàng trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG) - eMobiz của FPT Software. Doanh số từ các dự án trên AWS luôn tăng trưởng 100% mỗi năm. Trước đó, đầu tháng 4, FPT Software được công nhận là đối tác tư vấn cấp Premier của AWS tại Hội nghị đối tác AWS tại Singapore 2018. Việc FPT Software là đối tác Premier đầu tiên và duy nhất tại ASEAN tiếp tục khẳng định năng lực và tên tuổi của đơn vị ngang hàng với các “ông lớn” như Accenture, Hitachi, Fujitsu, NEC, Tata, Cognizant… Năm 2017, FPT Software đã được AWS công nhận là đối tác công nghệ của năm và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được công nhận là đối tác có năng lực quản trị và chuyển đổi dịch vụ về nền tảng công nghệ của AWS. Hiện tại, đội ngũ nhân sự của FPT Software sở hữu nhiều chứng chỉ chuyên môn của Amazon. |
>> FPT Software sở hữu chứng chỉ AWS cao nhất châu Á
Hải Ninh
Ý kiến
()