"Tôi tin một doanh nghiệp cũng chỉ áp dụng công nghệ mới khi họ nhận ra chúng mang lại lợi ích đủ hấp dẫn để quyết định đầu tư chứ không đơn thuần là vì công nghệ đấy là đột phá, là xu hướng chung. Khi áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp phải tìm cách quản lý sự thay đổi (Change management) nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Tôi tìm thấy lời chỉ dẫn cho những câu hỏi này từ TOGAF và hứng thú tìm hiểu kỹ hơn, mà đã học thì thi chứng chỉ luôn cho nghiêm túc", anh Giang chia sẻ lý do học.
Cũng theo anh, FPT vừa mua lại Intellinet, một công ty tư vấn đang rất thành công ở Mỹ. Người FPT Software hoàn toàn có thể nhập cuộc và bắt đầu công việc tư vấn cho khách hàng như Intellinet đang làm. "Những chứng chỉ như TOGAF là hành trang tốt", anh khẳng định.
Chứng chỉ của Giang vừa nhận được. |
Trải qua 4 tháng tìm hiểu, nghiên cứu và học tập, anh Giang đã hoàn thành chứng chỉ. Nói về phương pháp học, anh cho biết đã đọc các bài giới thiệu khái quát về TOGAF, sau đấy đọc quyển TOGAF Standard Specification của Open Group. Trong quá trình học, tự bản thân hệ thống lại kiến thức. TOGAF khá khó và rộng, nên không đọc liền một mạch, cần có những khoảng dừng để liên hệ với kinh nghiệm thực tế rồi mới đọc tiếp. Các bài viết ở các diễn đàn nước ngoài còn giúp quá trình học có thêm thông tin sinh động và mang tính ứng dụng hơn.
"Khó khăn chính là nội dung của TOGAF khá rộng trong khi ít cộng đồng để bản thân chia sẻ, học hỏi. Trở ngại tiếp đến là giá tài liệu, khóa học online, chi phí thi khá cao. Đây cũng là ý do mình tự đọc tài liệu chứ không mua khóa học", anh bày tỏ.
Hiện anh Giang thuộc bộ phận Business Solutions and Technology (BST) hỗ trợ các đơn vị trong FSG và các nhóm sales trong nắm bắt cơ hội từ khách hàng mới hoặc tham gia những dự án có khó khăn nhất định về nghiệp vụ, công nghệ. Do đó, viêc nhận được chứng chỉ đáp ứng được công việc chính của bản thân cũng như tham gia trao đổi với khách hàng về khả năng áp dụng công nghệ mới nhằm tìm kiếm dự án cho FPT Software. Kiến thức từ TOGAF còn là cơ sở vững vàng hơn khi tư vấn, thuyết phục khách hàng. Từ đó bản thân anh có thể tìm hiểu nhu cầu (Business needs) hoặc vấn đề (Pain point) của khách hàng là gì, trước khi cùng đồng nghiệp đề xuất giải pháp công nghệ cho khách hàng.
"FPT Software đang định vị là một trong những công ty đi đầu về chuyển đổi số cho khách hàng với các công nghệ mới nhất như AI, Big Data, Blockchain... Muốn chuyển đổi thành công, doanh nghiệp cần đề ra tầm nhìn để từ đó định vị lợi thế cạnh tranh trong tương lai và tìm kiếm công nghệ hiện thực hóa mong muốn đó. Trong quá trình này thường dẫn đến những thay đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, cách thức quản lý dữ liệu của doanh nghiệp để tận dụng được thế mạnh công nghệ... Do đó, TOGAF giúp hiểu và chia sẻ cách tiếp cận phù hợp với mong muốn của khách hàng, vì rất nhiều công ty tầm cỡ thế giới đang áp dụng TOGAF", anh chia sẻ.
The Open Group Architecture Framework (TOGAF) là một phương pháp kiến trúc doanh nghiệp bằng cách đưa ra cấu trúc khung tổng quát (high-level framework) nhằm thiết kế, lập kế hoạch, triển khai và quản lý kiến trúc công nghệ thông tin doanh nghiệp. Quá trình này nên bắt đầu từ tầm nhìn (vision) đến nhu cầu nghiệp vụ (Business), dữ liệu (Data), ứng dụng (Application) và cuối cùng là công nghệ (Technology). Theo TOGAF, các hoạt động thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc chuyển đổi hệ thống CNTT cần xuất phát từ yêu cầu nhu cầu nghiệp vụ.
TOGAF được xây dựng từ năm 1995 bởi Open Group, một liên minh gồm hơn 625 tổ chức từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các công ty cung cấp giải pháp và hệ thống, công ty triển khai và tích hợp phần mềm phần cứng, viện nghiên cứu, và các tổ chức tư vấn trên nhiều ngành nghề khác nhau. Tính đến năm 2016, có đến 80% các công ty trong danh sách Global 50 và 60% công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng TOGAF trong xây dựng kiến trúc doanh nghiệp.
Năm 2012,bốn thành viên của SOLAR (Hiệp hội Kiến trúc sư Giải pháp công nghệ FPT Software) bao gồm chị Hoàng Song Nga – Ban điều hành sản xuất (BOO), anh Mai Minh Hải – phòng Phát triển công cụ (TDG), anh Cao Xuân Vinh – FSU1.BU9 và anh Trần Huy Bảo Giang – FSU1.STU (hiện là Giám đốc Công nghệ FPT Software) đã chia làm 2 nhóm tham gia thi chứng chỉ. Kết quả, chị Nga và anh Hải đã đạt TOGAF – chứng chỉ quốc tế về Kiến trúc sư Doanh nghiệp (Enterprise Architect) do The Open Group cấp; anh Vinh và anh Giang đạt IFC – chứng chỉ quốc tế về Kiến trúc sư Công nghệ thông tin do IASA – The Global IT Architect Association cấp.
>> FPT Software thưởng gấp đôi cho giải Vàng iKhiến
Việt Nguyễn
Ý kiến
()