ITU là cơ quan quản lý các phổ tần số vô tuyến và quỹ đạo vệ tinh trên toàn thế giới. Giám đốc dịch vụ không gian của ITU Alexandre Vallet xác nhận hôm 17/10, Ủy ban Truyền thông Mỹ (FCC) đã gửi tới ITU 20 hồ sơ, trong đó, mỗi hồ sơ xin cấp phép đưa 1.500 vệ tinh vào không gian, theo Bloomberg.
Ngày 24/5, SpaceX đã phóng 60 vệ tinh nhằm thực hiện tham vọng của trong việc cung cấp Internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12.000 vệ tinh trải khắp quỹ đạo. Ảnh: Bloomberg. |
Việc nộp hồ sơ cho Liên minh Viễn thông Quốc tế chỉ là bước đầu. Sau đó, SpaceX cần được FCC, cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông tại Mỹ, chấp thuận.
Trước đó, yêu cầu của SapceX đưa 12.000 vệ tinh vào không gian để gia nhập mạng lưới vệ tinh hỗ trợ Internet chất lượng cao Starlink đã được ITU chấp nhận. Như vậy, nếu các hồ sơ mới được phê duyệt, SpaceX sẽ tiếp tục phóng vào không gian 30.000 vệ tinh khác. ITU đã đăng tải 20 hồ sơ xin cấp phép cho các vệ tinh của SpaceX trên trang web của cơ quan này.
Trong khi đó, người phát ngôn của SapceX tuy không trực tiếp xác nhận số lượng vệ tinh mới đăng ký nhưng khẳng định công ty đang thực hiện các bước đi cần thiết để điều chỉnh "một cách có trách nhiệm" khả năng của mạng lưới Starlink nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
Mục đích chính của mạng lưới Starlink là kết nối nhiều vệ tinh mini để đẩy nhanh tốc độ tương tác giữa người dùng và nhà cung cấp mạng Internet.
Hối tháng 5, SpaceX đã phóng 60 vệ tinh đầu tiên trong dự án này và cho biết chùm vệ tinh vừa phóng sẽ đi vào phục vụ các quốc gia như Canada và vùng Bắc Mỹ trong năm tới. SpaceX sẽ cần thực hiện 24 đợt phóng tiếp theo để có thể có đủ vệ tinh phục vụ toàn thế giới.
Hãng này lên kế hoạch phóng thêm hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 vệ tinh vào năm sau. SpaceX không phải công ty duy nhất dự định thiết lập mạng lưới vệ tinh khổng lồ. Amazon và OneWeb cũng lên kế hoạch phóng hàng loạt vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo Trái Đất thấp.
Hồi tháng 7, Amazon vừa đề nghị chính phủ Mỹ cho phép phóng 3.236 vệ tinh liên lạc, tham gia một cuộc đua không gian mới cung cấp dịch vụ Internet từ quỹ đạo thấp. Động thái mới sẽ thách thức SpaceX của Elon Musk.
>> ‘Nóng’ cuộc đua đưa Internet lên vũ trụ
Mai Anh
Ý kiến
()