Chúng ta

'Sinh viên lãi ngay khi đăng ký Cuộc đua số'

Thứ sáu, 10/11/2017 | 15:28 GMT+7

Chia sẻ tại sự kiện Cuộc đua số "chạm bến" Sài Gòn, Tiến sĩ Lâm Đức Khải, Phó khoa Kỹ thuật Máy tính trường ĐH CNTT, cho rằng, sinh viên đăng ký tham gia cuộc thi sẽ nhận được những cơ hội riêng có về chuyên môn.

<p> Chiều 9/11, Ban tổ chức Cuộc đua số 2017-2018 có buổi gặp gỡ sinh viên Đại học Công nghệ thông tin (UIT), thuộc ĐH Quốc gia TP HCM, để giới thiệu chi tiết về sự kiện. Tham gia chương trình có chị Đặng Ánh Tuyết - Phó Ban truyền thông FPT, thành viên Ban tổ chức, và nhóm ADAS, thuộc FPT Software, những chàng trai vừa thử nghiệm thành công <a href="http://chungta.vn/photo/cong-nghe/trai-nghiem-cong-nghe-xe-tu-lai-cua-fpt-61920.html">công nghệ xe không người lái đầu tiên của Việt Nam</a>.</p> <p> Có khoảng 70 sinh viên các khoa và lãnh đạo, giảng viên của UIT tham dự chương trình.</p>

Chiều 9/11, Ban tổ chức Cuộc đua số 2017-2018 có buổi gặp gỡ sinh viên Đại học Công nghệ thông tin (UIT), thuộc ĐH Quốc gia TP HCM, để giới thiệu chi tiết về sự kiện. Tham gia chương trình có chị Đặng Ánh Tuyết - Phó Ban truyền thông FPT, thành viên Ban tổ chức, và nhóm ADAS, thuộc FPT Software, những chàng trai vừa thử nghiệm thành công công nghệ xe không người lái đầu tiên của Việt Nam.

Có khoảng 70 sinh viên các khoa và lãnh đạo, giảng viên của UIT tham dự chương trình.

<p class="Normal"> Mở đầu, Kỹ sư Nguyễn Đức Linh, thành viên nhóm ADAS chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ xe tự lái của đơn vị FPT Global Automotive (FGA), thuộc FPT Software, trình chiếu video về xe tự lái do nhóm anh phát triển vừa chính thức thử nghiệm.</p>

Mở đầu, Kỹ sư Nguyễn Đức Linh, thành viên nhóm ADAS chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ xe tự lái của đơn vị FPT Global Automotive (FGA), thuộc FPT Software, trình chiếu video về xe tự lái do nhóm anh phát triển vừa chính thức thử nghiệm.

<p class="Normal"> Theo anh Linh, ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là những hệ thống giúp người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và thuận tiện hơn. ADAS phát sinh nhiều bài toán nghiên cứu quan trọng về phát triển các loại cảm biến, xử lý thông tin cảm biến, phát hiện và theo dõi người đi bộ và xe cộ, phân tích hành vi...</p> <p class="Normal"> Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ ADAS đã được FPT đầu tư mạnh trong nhiều năm. Các công trình nghiên cứu của FPT tập trung xử lý các bài toán liên quan đến nhận dạng biển số xe theo thời gian thực, theo dõi đối tượng, xác định và ước tính khoảng cách giữa các xe, đếm số lượng phương tiện giao thông, cảnh báo tình trạng giao thông…</p>

Theo anh Linh, ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là những hệ thống giúp người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và thuận tiện hơn. ADAS phát sinh nhiều bài toán nghiên cứu quan trọng về phát triển các loại cảm biến, xử lý thông tin cảm biến, phát hiện và theo dõi người đi bộ và xe cộ, phân tích hành vi...

Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ ADAS đã được FPT đầu tư mạnh trong nhiều năm. Các công trình nghiên cứu của FPT tập trung xử lý các bài toán liên quan đến nhận dạng biển số xe theo thời gian thực, theo dõi đối tượng, xác định và ước tính khoảng cách giữa các xe, đếm số lượng phương tiện giao thông, cảnh báo tình trạng giao thông…

<p> Đại diện nhóm <span style="color:rgb(0,0,0);">ADAS cho hay, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ ADAS đã được FGA đầu tư mạnh trong nhiều năm. Trong thời gian đó, đội dự án phải đối mặt với không ít thất bại và cả những nguy hiểm. Sau tất cả, FGA cũng đã bắt đầu có những thành tựu, và là tín hiệu cho thấy họ đã dò đúng đường, đi đúng hướng.</span></p>

Đại diện nhóm ADAS cho hay, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ ADAS đã được FGA đầu tư mạnh trong nhiều năm. Trong thời gian đó, đội dự án phải đối mặt với không ít thất bại và cả những nguy hiểm. Sau tất cả, FGA cũng đã bắt đầu có những thành tựu, và là tín hiệu cho thấy họ đã dò đúng đường, đi đúng hướng.

<p> <span style="margin:0px;padding:0px;">A</span><span style="color:rgb(0,0,0);">nh Phạm Quang Việt, chuyên gia công nghệ cấp tập đoàn, quản lý nhóm ADAS, cho biết, mức độ thành thục của xe phụ thuộc vào thời gian học. Hiện dữ liệu huấn luyện (training) của xe xấp xỉ 1 triệu ảnh, tương đương khoảng hơn 100 giờ lái xe liên tục. Dữ liệu training trên hệ thống mà FGA phát triển sử dụng GPU CUDA tích hợp trong board Jetson TX2 của NVIDIA. Các thuật toán deep learning cũng dựa trên model được tùy chỉnh từ các nghiên cứu của NVIDIA cũng như các hãng phát triển xe tự hành trên thế giới và chạy hoàn toàn trên GPU.</span></p>

Anh Phạm Quang Việt, chuyên gia công nghệ cấp tập đoàn, quản lý nhóm ADAS, cho biết, mức độ thành thục của xe phụ thuộc vào thời gian học. Hiện dữ liệu huấn luyện (training) của xe xấp xỉ 1 triệu ảnh, tương đương khoảng hơn 100 giờ lái xe liên tục. Dữ liệu training trên hệ thống mà FGA phát triển sử dụng GPU CUDA tích hợp trong board Jetson TX2 của NVIDIA. Các thuật toán deep learning cũng dựa trên model được tùy chỉnh từ các nghiên cứu của NVIDIA cũng như các hãng phát triển xe tự hành trên thế giới và chạy hoàn toàn trên GPU.

<p class="Normal"> <span>Từ cuối tháng 10, FPT chính thức khởi động cuộc thi lập trình xe tự hành với tên gọi Cuộc đua số 2017-2018. Đây là lần thứ hai FPT tổ chức Cuộc đua số với đối tượng tham dự là sinh viên tại nhiều trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.</span></p> <p class="Normal"> <span>Đề bài cuộc thi năm nay nâng cao hơn so với năm trước. Tại vòng chung</span><span style="color:rgb(34,34,34);"> kết, các thí sinh sẽ phải lập trình để xe có thể chạy được với điều kiện mô phỏng ánh sáng ngoài trời, tránh chướng ngại vật cố định, nhận diện biển báo giao thông, rẽ trái/phải theo quy định…</span></p>

Từ cuối tháng 10, FPT chính thức khởi động cuộc thi lập trình xe tự hành với tên gọi Cuộc đua số 2017-2018. Đây là lần thứ hai FPT tổ chức Cuộc đua số với đối tượng tham dự là sinh viên tại nhiều trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

Đề bài cuộc thi năm nay nâng cao hơn so với năm trước. Tại vòng chung kết, các thí sinh sẽ phải lập trình để xe có thể chạy được với điều kiện mô phỏng ánh sáng ngoài trời, tránh chướng ngại vật cố định, nhận diện biển báo giao thông, rẽ trái/phải theo quy định…

<p class="Normal"> Theo Ban tổ chức, thí sinh đăng ký tham gia tại trang <a href="https://cuocduaso.fpt.com.vn/en">cuocduaso.fpt.com.vn</a>. Mỗi đội thi gồm 3-4 thành viên của cùng một trường đại học. "Đội thi nên có thành viên thuộc chuyên ngành CNTT, cơ điện tử và điện tử viễn thông. Bên cạnh đó, hiểu biết kiến thức liên quan đến xử lý ảnh, học máy thống kê, lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo, lập trình trên Linux hay biết sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C++ cũng là lợi thế, chị Đặng Ánh Tuyết chia sẻ với sinh viên ĐH Công nghệ Thông tin (UIT).</p> <p class="Normal"> Đại diện Ban tổ chức cũng bật mí đội vô địch năm ngoái chỉ gồm các thành viên chuyên về CNTT, "nhưng các bạn đã rất chịu khó tìm tòi để bổ sung kiến thức, kỹ năng còn thiếu", chị Tuyết thông tin. </p> <p class="Normal"> Ảnh kỹ sư Hứa Tuấn Anh (áo đen), thành viên nhóm ADAS, cựu sinh viên UIT, chia sẻ với thế hệ sinh viên tiếp nối.</p>

Theo Ban tổ chức, thí sinh đăng ký tham gia tại trang cuocduaso.fpt.com.vn. Mỗi đội thi gồm 3-4 thành viên của cùng một trường đại học. "Đội thi nên có thành viên thuộc chuyên ngành CNTT, cơ điện tử và điện tử viễn thông. Bên cạnh đó, hiểu biết kiến thức liên quan đến xử lý ảnh, học máy thống kê, lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo, lập trình trên Linux hay biết sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C++ cũng là lợi thế, chị Đặng Ánh Tuyết chia sẻ với sinh viên ĐH Công nghệ Thông tin (UIT).

Đại diện Ban tổ chức cũng bật mí đội vô địch năm ngoái chỉ gồm các thành viên chuyên về CNTT, "nhưng các bạn đã rất chịu khó tìm tòi để bổ sung kiến thức, kỹ năng còn thiếu", chị Tuyết thông tin. 

Ảnh kỹ sư Hứa Tuấn Anh (áo đen), thành viên nhóm ADAS, cựu sinh viên UIT, chia sẻ với thế hệ sinh viên tiếp nối.

<p class="Normal"> Cuộc đua số bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký từ 26/10 đến 15/11. Sau các vòng sơ khảo, chung khảo và bán kết, Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 đội thi xuất sắc thiết lập xe tự hành và tham gia trận chung kết, dự kiến diễn ra vào giữa tháng 4/2018.</p> <p class="Normal"> Các đội sẽ phải lập trình để xe chạy được trong điều kiện đường không có vạch chỉ dẫn màu trắng cố định mà có vạch không liền mạch và mô phỏng ánh sáng ngoài trời, tránh được chướng ngại vật cố định và tự nhận diện một số biển báo giao thông cơ bản.</p> <p class="Normal"> Theo chị Tuyết, Ban tổ chức cũng đưa phần code của cuộc thi năm ngoái lên trang chủ để các thí sinh có thể tham khảo và sử dụng. </p>

Cuộc đua số bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký từ 26/10 đến 15/11. Sau các vòng sơ khảo, chung khảo và bán kết, Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 đội thi xuất sắc thiết lập xe tự hành và tham gia trận chung kết, dự kiến diễn ra vào giữa tháng 4/2018.

Các đội sẽ phải lập trình để xe chạy được trong điều kiện đường không có vạch chỉ dẫn màu trắng cố định mà có vạch không liền mạch và mô phỏng ánh sáng ngoài trời, tránh được chướng ngại vật cố định và tự nhận diện một số biển báo giao thông cơ bản.

Theo chị Tuyết, Ban tổ chức cũng đưa phần code của cuộc thi năm ngoái lên trang chủ để các thí sinh có thể tham khảo và sử dụng. 

<p class="Normal"> Với tổng giải thưởng hơn 4 tỷ đồng, đội vô địch cuộc thi lập trình xe tự hành sẽ có một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ mới tại Nhật Bản trong vòng một tuần và được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn.</p>

Với tổng giải thưởng hơn 4 tỷ đồng, đội vô địch cuộc thi lập trình xe tự hành sẽ có một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ mới tại Nhật Bản trong vòng một tuần và được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn.

<p> Nguyễn Hồng Phúc, khoa Kỹ thuật phần mềm, đặt câu hỏi về việc xác định biển báo giao thông và xuất tệp kết quả, trong đó có quy định video chạy rồi liên tục khoanh vùng.</p> <p> Theo đại diện Ban tổ chức, câu hỏi mang tính chuyên môn của cuộc thi nên các thí sinh sẽ gửi email về <a href="mailto:cuocduaso@fpt.com.vn">cuocduaso@fpt.com.vn</a><span style="color:rgb(0,0,0);">. Đại diện chuyên môn của Cuộc đua số sẽ giải đáp chi tiết. </span></p> <p> <span style="color:rgb(0,0,0);">"Tôi và một bạn học rất thích và mong muốn tham gia cuộc thi với những thách thức về lập trình xe tự hành, trong đó có cả kỹ năng phần cứng và phần mềm", Phúc chia sẻ thêm. "Hiện chúng tôi đang tìm kiếm bạn đồng hành để trở thành một đội hoàn chỉnh".</span></p>

Nguyễn Hồng Phúc, khoa Kỹ thuật phần mềm, đặt câu hỏi về việc xác định biển báo giao thông và xuất tệp kết quả, trong đó có quy định video chạy rồi liên tục khoanh vùng.

Theo đại diện Ban tổ chức, câu hỏi mang tính chuyên môn của cuộc thi nên các thí sinh sẽ gửi email về cuocduaso@fpt.com.vn. Đại diện chuyên môn của Cuộc đua số sẽ giải đáp chi tiết.

"Tôi và một bạn học rất thích và mong muốn tham gia cuộc thi với những thách thức về lập trình xe tự hành, trong đó có cả kỹ năng phần cứng và phần mềm", Phúc chia sẻ thêm. "Hiện chúng tôi đang tìm kiếm bạn đồng hành để trở thành một đội hoàn chỉnh".

<p> Đại diện BTC cho hay, tại vòng sơ khảo, BTC kiểm tra ba nội dung, gồm: năng lực xử lý hình ảnh (60% số điểm), lập trình nhanh và kiến thức công nghệ. </p>

Đại diện BTC cho hay, tại vòng sơ khảo, BTC kiểm tra ba nội dung, gồm: năng lực xử lý hình ảnh (60% số điểm), lập trình nhanh và kiến thức công nghệ. 

<p> Theo Tiến sĩ Lâm Đức Khải, Phó khoa Khoa học Máy tính, các sinh viên UIT đừng lo kiến thức chưa đủ hay thiếu tự tin về khả năng. "Đăng ký tham gia cuộc thi là các bạn đã lãi rồi", thầy Khải nhấn mạnh. "Lý do là trường sẽ mở các khóa đào tạo về xử lý ảnh và lập trình nhúng, hai công nghệ quan trọng nhất của xe tự lái. Đây là những kiến thức thực tế, là cơ hội riêng có của các sinh viên tham gia cuộc thi".</p> <p> Thầy Khải cũng chính là một trong những thành viên của Hội đồng chuyên môn cuộc thi. <span style="color:rgb(0,0,0);">Hướng nghiên cứu của Tiến sĩ Khải là: Thiết kế các hệ thống vi mạch số, Thiết kế các hệ thống máy tính nhúng, Thiết kế các hệ thống xử lý tín hiệu số, Nghiên cứu và phát triển hệ thống truyền thông không dây WLAN, Nghiên cứu và phát triển hệ thống SoC về xử lý ảnh (image processing).</span></p>

Theo Tiến sĩ Lâm Đức Khải, Phó khoa Khoa học Máy tính, các sinh viên UIT đừng lo kiến thức chưa đủ hay thiếu tự tin về khả năng. "Đăng ký tham gia cuộc thi là các bạn đã lãi rồi", thầy Khải nhấn mạnh. "Lý do là trường sẽ mở các khóa đào tạo về xử lý ảnh và lập trình nhúng, hai công nghệ quan trọng nhất của xe tự lái. Đây là những kiến thức thực tế, là cơ hội riêng có của các sinh viên tham gia cuộc thi".

Thầy Khải cũng chính là một trong những thành viên của Hội đồng chuyên môn cuộc thi. Hướng nghiên cứu của Tiến sĩ Khải là: Thiết kế các hệ thống vi mạch số, Thiết kế các hệ thống máy tính nhúng, Thiết kế các hệ thống xử lý tín hiệu số, Nghiên cứu và phát triển hệ thống truyền thông không dây WLAN, Nghiên cứu và phát triển hệ thống SoC về xử lý ảnh (image processing).

<p class="Normal"> Theo anh Bùi Quang Ngọc, TGĐ FPT, tập đoàn muốn thông qua Cuộc đua số 2017-2018 để giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với những thành tựu mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực xe tự hành. <span>“Chúng tôi kỳ vọng các bạn sinh viên Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội, chuẩn bị các nền tảng cần thiết và trở thành một lực lượng xung kích của cuộc Cách mạng 4.0 tại Việt Nam”, ông Bùi Quang Ngọc bày tỏ hy vọng xây dựng được nền tảng nhân lực tài năng. Đây không chỉ là cơ hội cho các bạn sinh viên có đam mê về xe tự lái hay trí thông minh nhân tạo, mà còn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp FPT nuôi dưỡng kỳ vọng t</span><span>ham gia vào một ngành công nghiệp mới mẻ và đầy thách thức. </span></p> <p class="Normal"> <span>Ảnh sinh viên Võ Minh Thiện (phải) và bạn học cùng hỏi thêm thông tin từ Ban tổ chức sau sự kiện gặp gỡ.</span></p>

Theo anh Bùi Quang Ngọc, TGĐ FPT, tập đoàn muốn thông qua Cuộc đua số 2017-2018 để giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với những thành tựu mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực xe tự hành. “Chúng tôi kỳ vọng các bạn sinh viên Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội, chuẩn bị các nền tảng cần thiết và trở thành một lực lượng xung kích của cuộc Cách mạng 4.0 tại Việt Nam”, ông Bùi Quang Ngọc bày tỏ hy vọng xây dựng được nền tảng nhân lực tài năng. Đây không chỉ là cơ hội cho các bạn sinh viên có đam mê về xe tự lái hay trí thông minh nhân tạo, mà còn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp FPT nuôi dưỡng kỳ vọng tham gia vào một ngành công nghiệp mới mẻ và đầy thách thức.

Ảnh sinh viên Võ Minh Thiện (phải) và bạn học cùng hỏi thêm thông tin từ Ban tổ chức sau sự kiện gặp gỡ.

<p> Đại diễn trường UIT cho hay, vòng sơ khảo trùng thời điểm sinh viên thi học kỳ nên trường đang cân nhắc phương án phù hợp nhất để hỗ trợ các thành viên UIT tham gia Cuộc đua số.</p> <p> Sinh viên Lê Hoàng Phúc, khoa Phần mềm, chia sẻ, năm ngoái cậu từng tham gia một cuộc thi xe không người lái với công nghệ cảm biến hồng ngoại. "Tiêu chí của Cuộc đua số năm nay rất thách thức và hợp xu hướng. Tôi sẽ tìm thêm thành viên để tham gia", Phúc khẳng định.</p>

Đại diễn trường UIT cho hay, vòng sơ khảo trùng thời điểm sinh viên thi học kỳ nên trường đang cân nhắc phương án phù hợp nhất để hỗ trợ các thành viên UIT tham gia Cuộc đua số.

Sinh viên Lê Hoàng Phúc, khoa Phần mềm, chia sẻ, năm ngoái cậu từng tham gia một cuộc thi xe không người lái với công nghệ cảm biến hồng ngoại. "Tiêu chí của Cuộc đua số năm nay rất thách thức và hợp xu hướng. Tôi sẽ tìm thêm thành viên để tham gia", Phúc khẳng định.

Nguyên Văn

Ý kiến

()