Theo nghiên cứu Credit Suisse IT Hardware và IDG Data Loss Survey 2014, có tới 80% doanh nghiệp bị phá sản nếu mất dữ liệu trong vòng 5 ngày. Tính trung bình trên toàn thế giới mỗi giờ thiệt hại 13,4 triệu USD do dữ liệu bị mất và chưa thể phục hồi.
Đối với dữ liệu của người dùng cá nhân, cứ mỗi 60 giây trên thế giới có 113 chiếc điện thoại bị đánh cắp đi kèm là nhiều GB dữ liệu quan trọng. Riêng trong năm 2012, việc mất dữ liệu trong điện thoại đã gây ra thiệt hại tới 30 tỷ USD.
Một khảo sát khác của Western Digital năm 2012 cũng cho thấy 44% việc mất dữ liệu do lỗi phần cứng hoặc hệ thống, 32% do bất cẩn của người dùng, 14% do lỗi phần mềm và khoảng 7% từ virus máy tính.
Nhưng việc sao lưu dữ liệu dự phòng vẫn chưa được đánh giá đúng mức độ quan trọng khi có tới 30% người dùng chưa từng sao lưu dữ liệu dự phòng. Trong đó, 31% nam giới chưa biết cách sao lưu dữ liệu còn tỷ lệ này ở nữ giới lên tới tận 49%.
Có khá nhiều cách để sao lưu dữ liệu hiện nay bao gồm việc ghi ra ổ cứng di động, bộ nhớ USB, đĩa hay tải lên các trang lưu trữ đám mây. Với các dữ liệu quan trọng, người dùng nên lưu tối thiểu ở hai nơi khác nhau dù có thể cùng hoặc khác kiểu lưu trữ. Khối lượng dữ liệu lớn nên lưu trong nhiều ổ cứng để đề phòng rủi ro trong khi các dữ liệu ít hơn có thể sử dụng bộ nhớ USB hoặc các tài khoản lưu trữ "đám mây".
Những con số thông kê về sao lưu dữ liệu:
Theo VnExpress
Ý kiến
()