Rất nhiều người sẽ cho rằng đây là một điều không tưởng. Thế nhưng, trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng mặt như hiện nay, những chuyện tưởng như hoang đường nhất cũng có thể trở thành hiệnthực.
Tại Hội nghị phát triển F8, Facebook đã giới thiệu rất nhiều dự án và sản phẩm liên quan đến công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo. Trong đó có mạng xã hội thực tế ảo đầu tiên trên thế giới, Spaces.
Kế hoạch cho các dự án công nghệ mới được công bố tại hội thảo F8 thường niên của Facebook vừa diễn ra ở San Jose, California. Ảnh: Recode. |
Để có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người sử dụng trong mạng xã hội ảo này, Facebook đang phát triển một giao diện đọc suy nghĩ của não bộ. Từ đó, tham vọng của Facebook là giúp người dùng giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng suy nghĩ, không còn cần tới bàn phím hay màn hình cảm ứng nữa.
Tại sự kiện, Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đã tiết lộ về dự án “Giao diện não bộ” của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đây là một trong các dự án được phát triển bởi bộ phận Building 8, theo Techcrunch. Người đứng đầu Facebook cũng nhấn mạnh rằng đây là một dự án vô cùng quan trọng và vượt xa cả công nghệ thực tại tăng cường (AR).
Bà Regina Dugan, người chịu trách nhiệm điều hành Building 8 của Facebook, cho biết: “Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn có thể soạn thảo văn bản hay nhắn tin bằng bộ não?” Để có thể làm được điều đó, các điện cực siêu nhỏ có thể được gắn vào vỏ não của bạn.
Nghe có vẻ điên rồ và rùng mình nhưng công nghệ này hứa hẹn có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng các thiết bị thông minh, như smartphone. Tất nhiên, các điện cực này sẽ không thể đọc được các suy nghĩ bên trong mà bạn không muốn tiết lộ, bạn có thể chủ động điều khiển nó để làm những gì bạn muốn.
Cũng tại sự kiện, Facebook công bố về dự án cho phép người dùng nghe qua da. Cả hai dự án đều đang được phòng thí nghiệm nghiên cứu Building 8 của Facebook phát triển.
Chưa rõ bao giờ công nghệ này mới trở thành hiện thực, nhưng bà Dugan cho biết có thể chỉ là một vài năm tới. Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk cũng vừa đầu tư vào Neuralink để phát triển một công nghệ cấy ghép tương tự, nhưng có tác dụng làm tăng khả năng xử lý và tính toán của bộ não.
>> Người sở hữu đường truyền Internet nhanh nhất thế giới
Chi Vy
Ý kiến
()