Hoàng Anh kể lại, khi anh chuẩn bị thi đại học, ngành công nghệ thông tin đã bắt đầu nhận nhiều chú ý nhưng chưa được "săn đón" như hiện tại. Điểm đầu vào của ngành này ở các trường top cũng chỉ nằm trong khoảng 22-23 điểm.
Tuy nhiên, với niềm yêu thích công nghệ thông tin từ ngày học phổ thông, anh Hoàng Anh vẫn chọn học ngành này tại Trường Đại học FPT. Với niềm tin vào ngôi trường xuất phát từ một tập đoàn công nghệ có tiếng, Hoàng Anh đã bỏ qua mọi băn khoăn của người thân về ngôi trường tên tuổi còn mới. Thực tế đã chứng minh anh đã lựa chọn đúng khi theo học tại trường.
Chương trình đào tạo bài bản theo chuẩn quốc tế cho từng ngành học, giáo trình đều bằng tiếng Anh, bắt buộc học đồng thời cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, từ đó, giúp ích nhiều cho công việc trong tương lai. Cơ sở vật chất của trường hiện đại, đặc biệt trường triển khai đào tạo theo quy mô lớp học nhỏ, tối đa 30 sinh viên mỗi lớp.
"Tôi tin với những điều kiện như vậy, tôi có thể dễ để tiếp thu kiến thức và trao đổi với giảng viên hơn", Hoàng Anh khẳng định.
Hoàng Anh (áo xanh) - đồng sáng tạo ra sản phẩm akaDoc - trong buổi trình bày tại iKhiến 2019. |
Những thành tựu hiện tại là một trong những minh chứng rõ ràng cho sự lựa chọn đúng ngành đúng trường của chàng cựu sinh viên Trường Đại học FPT. Hiện, anh dẫn dắt nhóm Solution Architect (kiến trúc sư giải pháp) cho nhiều dự án của FPT Software - công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam.
Tại đây, Hoàng Anh đã tham gia thực hiện hàng trăm dự án trị giá hàng triệu USD với đối tác lớn công nghệ. Theo anh, bên cạnh giá trị vật chất, mỗi dự án sẽ có thử thách và mang lại nhiều bài học riêng như công nghệ, giải pháp mới hay kinh nghiệm vận hành, quản trị.
Hoàng Anh đã có cơ hội cùng 20 thành viên khác thực hiện dự án với công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dữ liệu, bản đồ và phần mềm ngành hàng không toàn cầu. Từ đây, nhóm đã tạo được nhiều điều "đầu tiên" như dự án đầu tiên giúp dữ liệu "lên mây", dự án đầu tiên ổn định được các CI/CD pipelines cùng với hệ thống cũ...
Đây cũng là dự án được công nhận là "Best Prototype" (tạm dịch: mẫu thử đầu tiên tốt nhất), đồng thời, nhận điểm số CSS 100 tuyệt đối, giành nhiều lời khen từ nhiều bên liên quan, gồm đơn vị thuộc Big 6 trong lĩnh vực công nghiệp tại Mỹ.
Hoàng Anh chia sẻ, tuy học hoàn toàn trong nước, anh vẫn có thể tạo nên nhiều thành tích ấn tượng ở các dự án quốc tế quan trọng nhờ chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế và nền tảng kiến thức trang bị từ thời sinh viên.
"Đây là niềm tự hào, cũng là áp lực của tôi và các đồng nghiệp. Chúng tôi phải tìm tòi, nghiên cứu và thử lại thử lại nhiều lần để đáp ứng yêu cầu của khách hàng", anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, chàng trai sinh năm 1993 còn triển khai dự án liên quan đến fintech vào thời điểm công nghệ này còn khá sơ khai và bắt tay vào làm về trí tuệ nhân tạo từ năm 2019 khi công nghệ này còn rất nhiều hạn chế so với hiện tại.
Thời điểm nhận dự án, công ty cần thực hiện toàn bộ thiết kế và triển khai platform về fintech (FinOS) blockchain, AI tại các nước ASEAN cho khách hàng. Platform được sử dụng để kết nối B2B (business to business) và B2C (business to consumer) trong lĩnh vực tài chính. Thời điểm đó, chỉ có hai nước trên thế giới có platform tương tự như nền tảng FPT đảm nhận thực hiện cho đối này. Đây sẽ là cơ hội để FPT phát triển năng lực về Blockchain, AI và Data Science.
Cùng giai đoạn, anh đồng thời tham gia dự án akaDoc và đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Giải pháp này giúp tăng năng suất, tự động hóa quy trình, tăng trải nghiệm người dùng cho các doanh nghiệp năng lực cao trong lĩnh vực số hóa.
Dự án này đã được triển khai tại nhiều doanh nghiệp toàn cầu tại Việt Nam và tiếp cận thị trường Malaysia, Indonesia.
Hoàng Anh (trái) đại diện nhóm dự án akaDoc nhận giải thưởng cuộc thi Sáng tạo iKhiến của FPT Software từ Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình. |
Hoàng Anh nhận định, để tham gia các dự án triệu đô như vậy, người làm nghề cần phải trau dồi chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, đàm phán và làm việc nhóm từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường.
"Nếu bạn là lập trình viên, bạn phải nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ lập trình, quy trình phát triển phần mềm, quản lý source code, ngoại ngữ... Song song, các kỹ năng mềm sẽ giúp các bạn trao đổi, đàm phán với khách hàng, đồng nghiệp hiệu quả hơn", anh phân tích.
Hoàng Anh đã trang bị những điều này khi còn là sinh viên tại Trường Đại học FPT. Anh chia sẻ, Trường Đại học FPT còn tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện năng lực tự học. Thầy cô luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức mới, giúp đỡ sinh viên trả lời các thắc mắc trong và ngoài giờ.
Năng lực tự học được rèn giũa từ Trường Đại học FPT đã giúp ích cho anh khá nhiều trong quá trình làm việc sau này khi công việc đòi hỏi khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu sau này.
Bên cạnh đó anh đánh giá yếu tố quan trọng để sinh viên dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp là học kỳ thực tập doanh nghiệp bắt buộc (OJT - On the job training) của trường. Tại đây, sinh viên có thể thường xuyên trao đổi với các công ty IT đối tác từ đó, hiểu hơn về thị trường lao động và yêu cầu thực tế đối với nhân sự. Đây cũng là cơ hội để anh Hoàng Anh tiếp xúc và nắm bắt cơ hội làm việc tại FPT Software sau này.
"Với kiến thức, kỹ năng và cơ hội tích lũy từ khi là sinh viên Trường Đại học FPT, tôi nghĩ mình đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong nghề và sớm chạm tay đến các dự án công nghệ triệu USD", Hoàng Anh khẳng định.
Ý kiến
()