"Tại sao ai cũng đạt KPI, cá nhân nào cũng làm tốt nhưng kết quả kinh doanh thì vẫn bi bét, thậm chí sụp đổ", anh Đặng Thế Tài - TGĐ CMC Sài Gòn bắt đầu buổi nói chuyện của mình với các học viên của FUNiX trong buổi xDay tháng 11 mới đây.
Diễn giả Đặng Thế Tài chia sẻ trong buổi xDay Tháng 11 với chủ để "Tư duy hệ thống". Anh Tài là nhân vật khá nổi tiếng trong giới doanh trẻ Việt Nam. Anh từng được UBND TP HCM trao tặng giải thưởng "Doanh nhân trẻ xuất sắc 2014". Ở vị trí CEO của CMC Sài Gòn, anh Tài đã có công phát triển chi nhánh CMC tại TP HCM với doanh thu tặng gấp chục lần sau 10 năm và quy mô từ 30 nhân viên lên 150 nhân viên. |
Bảo vệ thành công Tiến sĩ ngành Hệ thống viễn thông và Mạng máy tính của Đại học tổng hợp Kỹ thuật Thông tin và Truyền thông Moscow (MTUCI), Nga, anh Tài có tương lai rộng mở trong ngành công nghệ tại Âu Mỹ nhưng anh đã quyết định về Việt Nam lập nghiệp.
"Khi mới về CMC, tôi nói về hệ thống, lúc đó mới chỉ có vài chục anh em, mọi người bảo điên, việc thì đầy ra, cứ thế mà làm thôi chứ. Nhưng không, nếu tôi không nghĩ về hệ thống, về "rừng cây" ngay khi bắt tay vào làm việc thì chúng tôi sẽ bị rối loạn, dịch vụ chất lượng tụt thê thảm khi lượng khách hàng tăng nhanh, từ đó sẽ kéo công ty lao dốc theo", anh Tài chia sẻ. Vì vậy, theo anh, tư duy hệ thống là vô cùng quan trọng, với mỗi tổ chức, doanh nghiệp và cả để dành cho "quản trị cuộc đời" của mỗi người.
Anh Tài cho rằng khi một vấn đề xảy ra thì hẳn nhiên đó đã là kết quả của một quá trình trước đó. Vì vậy cái cần giải quyết là đi tìm "căn nguyên" của vấn đề mà theo anh nó nằm tận ở... 3 lớp "băng" dưới mặt nước bao gồm mô hình của hành vi (pattern of behavior), cấu trúc hệ thống (systemic structure) và bản chất hệ thống (mental models). Tầng sâu nhất, mental models sẽ nhằm giải thích toàn bộ quá trình suy nghĩ trước khi vấn đề xảy ra và giúp thiết lập cách tiếp cận giải quyết vấn đề.
Lấy ví dụ dễ hiểu hơn đó là trường hợp (rất nhiều) công ty thình lình mất khách hàng trên thị trường. Họ ngay lập tức chi tiền quảng cáo và không chú ý đến chất lượng. Thậm chí như HP còn cắt giảm ngay lượng nhân sự lớn khiến chất lượng càng đi xuống. Như vậy công ty tiếp tục mất khách hàng mặc dù đã chi rất nhiều tiền. "Nokia, Yahoo không thiếu tiền để thuê những CEO giỏi, những kỹ sư giỏi làm việc nhưng rồi vẫn bị thị trường nghiệt ngã xóa sổ. Thực chất, các công ty này đã bị sụp đổ từ trong hệ thống", anh Tài bày tỏ.
Anh Tài cho biết rất tâm huyết với chủ đề tư duy hệ thống vì đây là cái "lõi" nếu ta đã nắm được thì sẽ biết tương lai một tổ chức đi về đâu. Tháng 11 này, anh Đặng Thế Tài cùng vừa trở thành mentor mới của FUNiX. |
Vì thế, lời khuyên của anh Tài là "nhanh hơn chính là chậm hơn". Nếu ai cũng chỉ cố gắng muốn tới điểm B và cố chạy cho nhanh mà không có người đứng lùi lại để suy nghĩ, để lắp ghép lên một "hệ thống" chiếc xe đạp cho hoàn chỉnh thì công nghệ máy móc sẽ không tồn tại.
Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề "cần chậm lại" mà việc học về tư duy hệ thống, đi theo từng bước dẫn dắt của nó sẽ giúp người thực hành vượt ra sự hạn chế của các phương pháp mô tả bình thường và sẽ tiếp cận khả năng được lý thuyết hóa.
Liên hệ đến mỗi người, anh Tài cũng dành lời khuyên cho các sinh viên FUNiX luôn cần chú ý trước khi bắt tay vào việc gì cần nghĩ trước, nghĩ sau, không vội nhảy ngay vào việc. Với những người làm công nghệ, công đoạn này sẽ giúp giảm thiểu số lỗi, vấn đề đáng tiếc trong mỗi sản phẩm của mình.
Ngọc Dung
Ý kiến
()