Chúng ta

Cựu sinh viên FPT thành công nhờ chuyên môn và kỹ năng mềm

Thứ ba, 3/11/2015 | 10:41 GMT+7

Trở thành quản lý của Công ty TNHH Mai Tiến Phát với mức lương hơn 10 triệu đồng mỗi tháng dù chưa cầm tấm bằng trong tay, Nguyễn Trung Hiếu, cựu sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp FPT Polytechnic Tây Nguyên, khẳng định kiến thức chuyên môn vững và được rèn luyện kỹ mềm trong quá trình theo học tại trường giúp hòa nhập nhanh với môi trường doanh nghiệp.

Con đường trở thành quản lý tại Công ty TNHH Mai Tiến Phát của cựu sinh viên FPT Polytechnic Tây Nguyên được bắt đầu từ một bước ngoặt khá bất ngờ. Năm 2011, Hiếu cũng như bạn bè cùng trang lứa hăm hở chuẩn bị hành trang để “vượt vũ môn” trong kỳ thi đại học. May mắn trúng tuyển vào một trường đại học trên địa bàn TP HCM nhưng sau gần một kỳ học tập, Hiếu nhận ra không phù hợp với tính cách, sở thích và đam mê nên quyết định từ bỏ.

dsc-0024.jpg

Cựu sinh viên FPT Polytechnic Tây Nguyên Nguyễn Trung Hiếu trong một lần quay lại trường để phỏng vấn sinh viên.

Sau đó, Hiếu bắt đầu xin đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, đồng thời tìm kiếm thông tin của những ngôi trường có môi trường học tập năng động, sáng tạo. Sau khi tìm hiểu thông tin, Hiếu đặc biệt ấn tượng các chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Chính vì vậy, Hiếu chính thức trở thành tân sinh viên khóa đầu tiên của FPT Polytechnic Tây Nguyên.

Với nền tảng sẵn có, Hiếu nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức của nhà trường rồi áp dụng vào thực tế doanh nghiệp. Tháng 8/2015, Hiếu tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp tại FPT Polytechnic Tây Nguyên và chính thức trở thành quản lý của Công ty TNHH Mai Tiến Phát - Công ty độc quyền cung cấp thị trường xe Vespa cho khu vực tỉnh Đăk Lăk với mức lương khởi điểm lên tới trên 10 triệu đồng mỗi tháng.

"Mọi thứ đều có nguyên nhân và giá trị của nó. Nếu ngày đó tôi không mạnh dạn từ bỏ môi trường không phù hợp thì có lẽ giờ này vẫn đang trả nợ môn hoặc cầm hồ sơ đi xin việc ở đâu đó. Tôi nghĩ, điều quan trọng là phải biết nắm bắt cơ hội, đôi khi buông bỏ không có nghĩa là đánh mất. Môi trường FPT cho phép sinh viên được thỏa sức sáng tạo, học tập và rèn luyện. Đặc biệt, cơ hội được tiếp xúc môi trường doanh nghiệp nhiều hơn, và cơ hội để rèn luyện những kỹ năng cần thiết", Hiếu chia sẻ.

Nói về định hướng tương và công việc hiện tại, cựu sinh viên FPT sẽ tiếp tục học để nâng cao trình độ kiến thức cũng như cố gắng phát huy hết khả năng quản lý nhằm góp phần thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa, đồng thời khẳng định chính mình. Đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp thì mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng là niềm mơ ước nhưng không vì thế mà tự mãn. "Tôi sẽ phấn đầu có mức thu nhập cao hơn nữa và trở thành lãnh đạo giỏi trong tương lai", Hiếu khẳng định.

Cũng xuất thân từ môi trường FPT Polytechnic Tây Nguyên nhưng Hoàng Minh Nhật đã chọn TP HCM làm nơi lập nghiệp để thỏa mãn ước mơ vươn xa. Hiện chàng trai đang làm việc tại Công ty Cổ phần Thương mại Thép Kim Sơn với mức thu nhập trên 10 triệu đồng một tháng. Ở thành phố, dù mức lương như vậy không thực sự cao nhưng cũng đủ để Nhật trang trải cho cuộc sống và khẳng định bản thân.

Theo lời Nhật, sau khi tốt nghiệp cũng phân vân giữa việc chọn Đăk Lăk hay TP HCM làm nơi lập thân, lập nghiệp. Trong quá trình phỏng vấn tại một vài công ty trên địa bàn và nhận thấy đây đa phần chỉ là công ty đại diện, nhà phân phối nhỏ chứ rất ít trụ sở chính, do đó, bản thân quyết định xuống TP HCM để thử khả năng. Trong quá trình nộp hồ sơ và phỏng vấn, cậu đã gặp không ít khó khăn. Có rất nhiều nhà tuyển dụng hỏi về bằng cấp và tỏ ra nghi ngờ về năng lực. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm, Nhật đều vượt qua và để lại ấn tượng khá tốt với nhà tuyển dụng.

10457947-1588213571393862-29019278310967

Ngoài thời gian đi làm, những lúc rảnh rỗi, cựu sinh viên FPT Polytechnic Tây Nguyên Hoàng Minh Nhật còn có sở thích chụp ảnh.

"Tôi muốn chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy, học ở đâu hay bằng cấp gì không quan trọng bằng năng lực. Chính môi trường FPT đã rèn luyện, giúp tôi trở nên tự tin và bản lĩnh hơn. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng đặc biệt quan trọng. Hiện tại, tôi theo học một khóa về marketing chuyên nghiệp để nâng cao kiến thức và trình độ", Nhật bày tỏ.

Chia sẻ về kinh nghiệm tìm kiếm việc làm tại TP HCM, Nhật cho rằng, học kiến thức trong trường và tìm việc làm thực tế đôi khi có một sự khác biệt khá lớn, nhất là đối với việc coi trọng kinh nghiệm như hiện nay. Đặc biệt, sinh viên mới ra trường tìm được việc làm đúng chuyên ngành không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, chỉ cần có cơ hội thì nên nắm bắt. "Với những kỹ năng được trang bị tại FPT Polytechnic, tôi thấy việc nắm bắt cơ hội không quá khó vì trong quá trình học, nhà trường thường xuyên có những buổi tư vấn và hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức".

Không giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa, thay vì đi học đại học theo lời bố mẹ, Trịnh Đức Cung sau khi học xong lớp 12 chọn môi trường FPT Polytechnic Hà Nội để theo học với chuyên ngành Thiết kế website. Và nhờ sự kiên định cùng niềm đam mê cháy bỏng, Cung nhanh chóng tìm được việc làm ổn định với thu nhập không dưới 15 triệu đồng/tháng ngay sau khi ra trường.

Nhớ lại khoảng thời gian còn theo học tại FPT, Cung cho biết bản thân đã luôn nỗ lực, quyết tâm chứng minh lựa chọn của mình là đúng. "Tôi liên tiếp giành được 7 tấm giấy khen, 4 giấy khen cho sinh viên đứng đầu môn học, 3 giấy khen sinh viên xuất sắc các kỳ học. Tôi còn được khen thưởng danh hiệu sinh viên xuất sắc đợt tốt nghiệp 1 năm 2014. Thời gian ở trường, bên cạnh việc rèn luyện, tiếp thu kiến thức, tôi tìm kiếm thêm các dự án bên ngoài để học hỏi kinh nghiệm". Với kỹ năng và kiến thức tốt, Cung được Đại học FPT mời về quản trị 2 dự án thiết kế hệ thống từ khi còn là sinh viên cho đến khi ra trường.

quyet-hoc-cao-dang-9x-ha-noi-kiem-hon-15

Nhờ sự kiên định với đam mê, Đức Cung nhanh chóng tìm được việc làm ổn định với thu nhập không dưới 15 triệu mỗi tháng.

Ngay sau khi tốt nghiệp, chàng trai sinh năm 1994 vào thử việc tại một công ty chuyên về web và marketing online. Sau một thời gian làm việc chính thức, Cung được đảm nhận vị trí Quản lý dự án - Trưởng phòng Kỹ thuật web của công ty. Công việc chính là tiếp nhận và quản lý toàn bộ các dự án từ các bộ phận kinh doanh, lập kế hoạch và lập trình, xây dựng, phát triển các hệ thống website phục vụ công ty.

"Học đại học không phải con đường duy nhất. Ở FPT Polytechnic, tôi vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành, vận dụng luôn kiến thức vào thực tế. Ngoài chuyên ngành, tôi còn được học các môn kỹ năng mềm hữu ích. Chương trình đào tạo cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng để đáp ứng ngay nhu cầu công việc của công ty. Sinh viên muốn thành công cần chuẩn bị sớm về kiến thức, cần biết học gì, áp dụng thực tiễn như thế nào. Nếu gặp khó, đừng ngại trao đổi với thầy cô, bạn bè ngoài giờ. Hãy tập trung vào một hướng để đi, đừng chọn quá nhiều con đường để rồi con đường nào cũng đi được ít”, Cung chia sẻ.

FPT Polytechnic được thành lập năm 2010 với định hướng đào tạo "Thực học - Thực nghiệp", lấy lý thuyết bổ trợ cho thực hành. Hiện FPT Polytechnic đào tạo 6 chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Kinh tế với gần 7.000 sinh viên theo học tại 6 cơ sở của trường trên toàn quốc.

FPT Polytechnic đào tạo 2 chuyên ngành chính, gồm: CNTT (Thiết kế website, Ứng dụng phần mềm, Lập trình máy tính, Thiết kế đồ họa) và Kinh tế (Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp). Từ tháng 7 năm nay, trường bổ sung đào tạo khối ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, góp phần giúp FPT Polytechnic đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, bắt kịp xu hướng mới của nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho thị trường trong nước.

Việt Nguyễn

Ý kiến

()