Chúng ta

Cơ hội trở thành nhân viên cốt cán tại FPT

Thứ bảy, 2/4/2016 | 17:08 GMT+7

Có nhiều con đường để đi tới thành công, chấp nhận thử thách, nỗ lực theo đuổi đam mê sẽ giúp ứng viên đến đích nhanh hơn. Đây chính là thông điệp được truyền tải trong chương trình FPT Leader Talk với chủ đề “You Can Make It" do FPT Software phối hợp với Ban Nhân sự FPT (FHR) thực hiện.

<p> Chương trình đã diễn ra tại Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQG Hà Nội với khoảng 600 sinh viên đến dự. Các diễn giả tham gia chương trình là các lãnh đạo, quản lý, chuyên gia công trẻ của FPT Software gồm: Trưởng nhóm dự án Bùi Công Sơn; Giám đốc Đơn vị sản xuất Z79 Nguyễn Khắc Hiệp; TGĐ Hoàng Việt Anh; Trưởng nhóm Thiết bị ngoại vi Nguyễn Tuấn Minh; Kỹ sư CNTT mảng điện toán đám mây (Cloud) Luyện Ngọc Anh. Phần lớn họ còn rất trẻ nhưng đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội phát triển và trở thành những nhân sự cốt cán của FPT Software. </p>

Chương trình đã diễn ra tại Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQG Hà Nội với khoảng 600 sinh viên đến dự. Các diễn giả tham gia chương trình là các lãnh đạo, quản lý, chuyên gia công trẻ của FPT Software gồm: Trưởng nhóm dự án Bùi Công Sơn; Giám đốc Đơn vị sản xuất Z79 Nguyễn Khắc Hiệp; TGĐ Hoàng Việt Anh; Trưởng nhóm Thiết bị ngoại vi Nguyễn Tuấn Minh; Kỹ sư CNTT mảng điện toán đám mây (Cloud) Luyện Ngọc Anh. Phần lớn họ còn rất trẻ nhưng đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội phát triển và trở thành những nhân sự cốt cán của FPT Software. 

<p class="Normal"> Bùi Công Sơn, diễn giả nhỏ tuổi nhất, sinh năm 1992, vừa mới ra trường nhưng Sơn đã được tham gia vào những dự án “khủng” với các khách hàng tên tuổi tại Nhật Bản và quản lý hơn 100 nhân viên. <span>Có lợi thế về năng về tiếng Nhật khi theo học chuyên ngành hẹp Japanese Software </span><span>tại ĐH FPT, Sơn dành được chứng chỉ Nhật ngữ N2 và sang Nhật onsite ngắn hạn. Trong thời gian làm việc với khách hàng, cậu đã rút ra kinh nghiệm, làm bất cứ việc gì cũng phải hỏi kỹ nghe kỹ và không được tự tiện suy luận.</span></p> <p class="Normal"> Lời khuyên của Sơn dành cho sinh viên là Hãy chơi hết mình. "Vì trong lúc chơi bạn sẽ phát hiện trong bản thân mình có những việc mình muốn làm. Ham thích của bạn khi chơi sẽ giúp ích nhiều trong công việc", cậu nói.</p>

Bùi Công Sơn, diễn giả nhỏ tuổi nhất, sinh năm 1992, vừa mới ra trường nhưng Sơn đã được tham gia vào những dự án “khủng” với các khách hàng tên tuổi tại Nhật Bản và quản lý hơn 100 nhân viên. Có lợi thế về năng về tiếng Nhật khi theo học chuyên ngành hẹp Japanese Software tại ĐH FPT, Sơn dành được chứng chỉ Nhật ngữ N2 và sang Nhật onsite ngắn hạn. Trong thời gian làm việc với khách hàng, cậu đã rút ra kinh nghiệm, làm bất cứ việc gì cũng phải hỏi kỹ nghe kỹ và không được tự tiện suy luận.

Lời khuyên của Sơn dành cho sinh viên là Hãy chơi hết mình. "Vì trong lúc chơi bạn sẽ phát hiện trong bản thân mình có những việc mình muốn làm. Ham thích của bạn khi chơi sẽ giúp ích nhiều trong công việc", cậu nói.

<p> Luyện Ngọc Anh (đứng) tình cờ đến với công nghệ Cloud khi đầu quân vào FPT Software với vị trí kỹ sư CNTT về mảng Cloud của Ban Công nghệ. Lúc đầu cậu cũng bị "ngợp" nhưng chỉ sau thời gian ngắn tiếp cận, Ngọc Anh hạ quyết tâm nỗ lực học hỏi, nghiên cứu để trở thành chuyên gia về Cloud. Hiện Ngọc Anh đang cùng đồng nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên quan đến xu hướng công nghệ PaaS (Platform as a Service – Dịch vụ cho Platform). Cậu dự định, sau khi sản phẩm do nhóm phát triển ra mắt sẽ bắt đầu tập trung ôn thi chứng chỉ ở mức cơ bản về Cloud của Amazon Web Services.</p> <p> Theo Ngọc Anh, khó khăn của sinh viên khi ra trường chính là ngoại ngữ. Bên cạnh đó, với khối ngành công nghệ, sinh viên cần học ngôn ngữ Java và các kiến thức về mạng.</p> <p>  </p>

Luyện Ngọc Anh (đứng) tình cờ đến với công nghệ Cloud khi đầu quân vào FPT Software với vị trí kỹ sư CNTT về mảng Cloud của Ban Công nghệ. Lúc đầu cậu cũng bị "ngợp" nhưng chỉ sau thời gian ngắn tiếp cận, Ngọc Anh hạ quyết tâm nỗ lực học hỏi, nghiên cứu để trở thành chuyên gia về Cloud. Hiện Ngọc Anh đang cùng đồng nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên quan đến xu hướng công nghệ PaaS (Platform as a Service – Dịch vụ cho Platform). Cậu dự định, sau khi sản phẩm do nhóm phát triển ra mắt sẽ bắt đầu tập trung ôn thi chứng chỉ ở mức cơ bản về Cloud của Amazon Web Services.

Theo Ngọc Anh, khó khăn của sinh viên khi ra trường chính là ngoại ngữ. Bên cạnh đó, với khối ngành công nghệ, sinh viên cần học ngôn ngữ Java và các kiến thức về mạng.

 

<p class="Normal"> Sau 3 tháng làm việc tại đơn vị, Nguyễn Khắc Hiệp được đề bạt vào vị trí Trưởng nhóm công nghệ. Sáu tháng sau, Hiệp được cử sang Nhật học quản trị dự án trong vòng một năm và kết thúc thời gian học, cậu được giao vị trí Quản trị dự án với hãng sản xuất tivi hàng đầu Nhật Bản có quy mô lên đến 80 người. Chăm chỉ, nỗ lực, với phương châm ngủ ít để đi nhanh hơn, anh đã được "vẫy vùng với những đam mê và sở thích của chính mình".</p> <p class="Normal"> Đối với Hiệp, điều có thể giữ anh ở lại FPT Software chính là tại đây, anh có cơ hội để phát triển: "Tôi có thể nhìn thấy được mình là ai ở phía trước. FPT là môi trường mở, có nhiều cơ hội. Ở đây, bạn không phải quan tâm mình sẽ đi đến đâu mà cơ hội luôn tự tìm đến bạn".</p>

Sau 3 tháng làm việc tại đơn vị, Nguyễn Khắc Hiệp được đề bạt vào vị trí Trưởng nhóm công nghệ. Sáu tháng sau, Hiệp được cử sang Nhật học quản trị dự án trong vòng một năm và kết thúc thời gian học, cậu được giao vị trí Quản trị dự án với hãng sản xuất tivi hàng đầu Nhật Bản có quy mô lên đến 80 người. Chăm chỉ, nỗ lực, với phương châm ngủ ít để đi nhanh hơn, anh đã được "vẫy vùng với những đam mê và sở thích của chính mình".

Đối với Hiệp, điều có thể giữ anh ở lại FPT Software chính là tại đây, anh có cơ hội để phát triển: "Tôi có thể nhìn thấy được mình là ai ở phía trước. FPT là môi trường mở, có nhiều cơ hội. Ở đây, bạn không phải quan tâm mình sẽ đi đến đâu mà cơ hội luôn tự tìm đến bạn".

<p> Với Nguyễn Tuấn Minh, ngay khi vừa gia nhập FPT Software, anh đã được tham gia vào dự án phát triển các ứng dụng cho một công ty sản xuất điện thoại tên tuổi của Nhật Bản. Nhưng chỉ 3 ngày sau, Minh đã quyết định viết đơn xin thôi việc vì có cảm giác “chẳng làm được việc gì với đống thiết bị thử nghiệm và quá stress”. Trong cuộc gặp với Ban lãnh đạo công ty, nghĩ rằng sẽ bị mắng một trận tơi bời, nhưng hoàn toàn ngược lại, lãnh đạo đã kiên nhẫn lắng nghe những trăn trở của Minh về khó khăn trong công việc và đưa ra đề nghị tiếp tục làm việc. Đến giờ, cậu vẫn thấy đó là một quyết định đúng đắn. “Nếu có ai hỏi mình điều tuyệt vời nhất của nghề lập trình là gì thì đó chính là khi được thấy sản phẩm của mình đi đến từng gia đình, được nhiều người sử dụng, được quảng cáo ở khắp mọi nơi và mang lại giá trị cho cuộc sống”, Minh chia sẻ.</p> <p> Theo Minh, quá trình làm việc với khách hàng Nhật đã giúp anh học được nhiều điều, trong đó, quan trọng nhất là quy trình làm việc và tinh thần đồng đội. "Các bạn không thể là ngôi sao sáng trên bầu trời khi không có các ngôi sao khác".</p>

Với Nguyễn Tuấn Minh, ngay khi vừa gia nhập FPT Software, anh đã được tham gia vào dự án phát triển các ứng dụng cho một công ty sản xuất điện thoại tên tuổi của Nhật Bản. Nhưng chỉ 3 ngày sau, Minh đã quyết định viết đơn xin thôi việc vì có cảm giác “chẳng làm được việc gì với đống thiết bị thử nghiệm và quá stress”. Trong cuộc gặp với Ban lãnh đạo công ty, nghĩ rằng sẽ bị mắng một trận tơi bời, nhưng hoàn toàn ngược lại, lãnh đạo đã kiên nhẫn lắng nghe những trăn trở của Minh về khó khăn trong công việc và đưa ra đề nghị tiếp tục làm việc. Đến giờ, cậu vẫn thấy đó là một quyết định đúng đắn. “Nếu có ai hỏi mình điều tuyệt vời nhất của nghề lập trình là gì thì đó chính là khi được thấy sản phẩm của mình đi đến từng gia đình, được nhiều người sử dụng, được quảng cáo ở khắp mọi nơi và mang lại giá trị cho cuộc sống”, Minh chia sẻ.

Theo Minh, quá trình làm việc với khách hàng Nhật đã giúp anh học được nhiều điều, trong đó, quan trọng nhất là quy trình làm việc và tinh thần đồng đội. "Các bạn không thể là ngôi sao sáng trên bầu trời khi không có các ngôi sao khác".

<p> Lắng nghe chia sẻ của diễn giả, sinh viên quan tâm đến nhiều vấn đề về việc làm sao đẻ trở thành nhân viên FPT, những khó khăn đối với người mới ra trường chưa có kinh nghiệm...</p>

Lắng nghe chia sẻ của diễn giả, sinh viên quan tâm đến nhiều vấn đề về việc làm sao đẻ trở thành nhân viên FPT, những khó khăn đối với người mới ra trường chưa có kinh nghiệm...

<p class="Normal"> Gia nhập FPT từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 khoa CNTT ĐH Bách khoa Hà Nội với vị trí lập trình viên thực tập, anh Việt Anh nghiệm ra rằng, chỉ “máu” thôi chưa đủ mà cần phải có niềm đam mê với nghề.<span> Theo anh, tố chất dầu tiên quan trọng nhất đối với bạn trẻ là cầu tiến học hỏi, bởi sinh viên dù giỏi đến đâu khi ở trong trường thì kinh nghiệm thực tế không thể bằng những người đã đi làm nhiều năm. "Quan trọng là các bạn quyết tâm và cố gắng chịu khó và học hỏi. Riêng với FPT Software, các bạn phải thích đi vì khách hàng ở nước ngoài. Không tiếp xúc với khách hàng không thể làm việc được. Bạn nào càng thích càng thích giao lưu nhiều thì càng có cơ hội thăng tiến", anh nói. </span></p>

Gia nhập FPT từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 khoa CNTT ĐH Bách khoa Hà Nội với vị trí lập trình viên thực tập, anh Việt Anh nghiệm ra rằng, chỉ “máu” thôi chưa đủ mà cần phải có niềm đam mê với nghề. Theo anh, tố chất dầu tiên quan trọng nhất đối với bạn trẻ là cầu tiến học hỏi, bởi sinh viên dù giỏi đến đâu khi ở trong trường thì kinh nghiệm thực tế không thể bằng những người đã đi làm nhiều năm. "Quan trọng là các bạn quyết tâm và cố gắng chịu khó và học hỏi. Riêng với FPT Software, các bạn phải thích đi vì khách hàng ở nước ngoài. Không tiếp xúc với khách hàng không thể làm việc được. Bạn nào càng thích càng thích giao lưu nhiều thì càng có cơ hội thăng tiến", anh nói. 

<p> Leader Talk lần này còn chứng kiến phần thể hiện của các thành viên ban nhạc Kazobe (FPT Software). Nhiều sinh viên thích thú với câu chuyện của Trần Đức Long, <span style="color:rgb(0,0,0);">sinh viên năm cuối của trường, đang làm vị trí lập trình viên tại FPT Software, thành viên ban nhạc Kazobe. Chàng trai trẻ này đã có </span><span style="color:rgb(0,0,0);">7 năm học tại Nhạc viên, nhưng lại bỏ ngang sang theo đuổi nghề lập trình viên.</span></p> <p class="Normal"> Trần Đức Long, sinh viên năm cuối, đang làm vị trí lập trình viên tại FPT Software, thành viên ban nhạc Kazobe</p>

Leader Talk lần này còn chứng kiến phần thể hiện của các thành viên ban nhạc Kazobe (FPT Software). Nhiều sinh viên thích thú với câu chuyện của Trần Đức Long, sinh viên năm cuối của trường, đang làm vị trí lập trình viên tại FPT Software, thành viên ban nhạc Kazobe. Chàng trai trẻ này đã có 7 năm học tại Nhạc viên, nhưng lại bỏ ngang sang theo đuổi nghề lập trình viên.

Trần Đức Long, sinh viên năm cuối, đang làm vị trí lập trình viên tại FPT Software, thành viên ban nhạc Kazobe

<p> <span style="color:rgb(0,0,0);">“FPT Leader Talk” tại ĐH Công nghệ là sự kiện thứ 15 của chuỗi chương trình giao lưu giữa lãnh đạo, các nhà quản lý trẻ của Tập đoàn FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc. Chương trình được tài trợ bởi Công ty TNHH Phân phối Công nghệ Viễn thông FPT (F9-FPT Trading) với nhiều phần quà bằng hiện vật cho sinh viên là điện thoại Microsoft Lumia 640 và điện thoại Nokia 222 DS.</span></p>

“FPT Leader Talk” tại ĐH Công nghệ là sự kiện thứ 15 của chuỗi chương trình giao lưu giữa lãnh đạo, các nhà quản lý trẻ của Tập đoàn FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc. Chương trình được tài trợ bởi Công ty TNHH Phân phối Công nghệ Viễn thông FPT (F9-FPT Trading) với nhiều phần quà bằng hiện vật cho sinh viên là điện thoại Microsoft Lumia 640 và điện thoại Nokia 222 DS.

<p> Cũng trong khuôn khổ của sự kiện, đại diện FPT đã trao hai phần quà cho hai sinh viên nghèo vượt khó có thành tích xuất sắc trong học tập và 4 phần quà cho 4 công trình khoa học được đánh giá xuất sắc nhất tại Hội nghị sinh viên Nghiên cứu Khoa học của trường ĐH Công nghệ. Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học là hoạt động thường niên được tổ chức với mục đích khích lệ và thúc đẩy các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo khoa học của sinh viên, giúp sinh viên trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ.</p>

Cũng trong khuôn khổ của sự kiện, đại diện FPT đã trao hai phần quà cho hai sinh viên nghèo vượt khó có thành tích xuất sắc trong học tập và 4 phần quà cho 4 công trình khoa học được đánh giá xuất sắc nhất tại Hội nghị sinh viên Nghiên cứu Khoa học của trường ĐH Công nghệ. Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học là hoạt động thường niên được tổ chức với mục đích khích lệ và thúc đẩy các hoạt động tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo khoa học của sinh viên, giúp sinh viên trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ.

<p class="Normal"> FPT đang nỗ lực hướng đến mục tiêu 100.000 người. Do đó, ước tính trong giai đoạn 2016 - 2020, tập đoàn cần tuyển khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí, từ sinh viên thực tập, quản lý tới lãnh đạo cấp cao  trong các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế...Trong đó, FPT Software, đơn vị thành viên của FPT, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. FPT Software hiện có khoảng 9.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại Việt Nam và các nước như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Đức, Slovakia, Pháp, Anh, Hàn Quốc…. Dự kiến, trong vòng 3 năm tới, FPT Software cần tuyển mới 10.000 nhân lực và 50% trong số đó là sinh viên các ngành CNTT và ngoại ngữ mới ra trường.</p> <p class="Normal"> Trước chương trình này, FPT Software và FHR đã tổ chức thành công buổi nói chuyện tại Học viện Bưu chính Viễn thông với sự tham gia của hơn 750 sinh viên. Cùng ngày, một chương trình tương tự với sự tham gia của lãnh đạo FPT Telecom sẽ diễn ra tại Học viện Kỹ thuật quân sự Hà Nội.</p> <p class="Normal"> FPT Leader Talk là chương trình giao lưu giữa lãnh đạo FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc do Ban Nhân sự FPT tổ chức từ năm 2013, nhằm giải đáp thắc mắc của sinh viên về cơ hội nghề nghiệp và con đường phát triển trong tương lai. Đồng thời giúp các em tiếp cận những góc nhìn khác nhau về việc lựa chọn nghề nghiệp từ kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo trẻ FPT.</p>

FPT đang nỗ lực hướng đến mục tiêu 100.000 người. Do đó, ước tính trong giai đoạn 2016 - 2020, tập đoàn cần tuyển khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí, từ sinh viên thực tập, quản lý tới lãnh đạo cấp cao  trong các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế...Trong đó, FPT Software, đơn vị thành viên của FPT, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất. FPT Software hiện có khoảng 9.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại Việt Nam và các nước như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Đức, Slovakia, Pháp, Anh, Hàn Quốc…. Dự kiến, trong vòng 3 năm tới, FPT Software cần tuyển mới 10.000 nhân lực và 50% trong số đó là sinh viên các ngành CNTT và ngoại ngữ mới ra trường.

Trước chương trình này, FPT Software và FHR đã tổ chức thành công buổi nói chuyện tại Học viện Bưu chính Viễn thông với sự tham gia của hơn 750 sinh viên. Cùng ngày, một chương trình tương tự với sự tham gia của lãnh đạo FPT Telecom sẽ diễn ra tại Học viện Kỹ thuật quân sự Hà Nội.

FPT Leader Talk là chương trình giao lưu giữa lãnh đạo FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc do Ban Nhân sự FPT tổ chức từ năm 2013, nhằm giải đáp thắc mắc của sinh viên về cơ hội nghề nghiệp và con đường phát triển trong tương lai. Đồng thời giúp các em tiếp cận những góc nhìn khác nhau về việc lựa chọn nghề nghiệp từ kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo trẻ FPT.

Tô Ngà

Ảnh: Vân Anh

Ý kiến

()