10h sáng nay (ngày 2/1), vòng bán kết iKhiến mùa giải 2019 diễn ra tại toà nhà PVI (số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy) và tòa nhà FPT Tân Thuận, quận 7. Chương trình có sự tham gia của 9 đội giành giải Vàng trong 8 số iKhiến 2019. Trong đó, FPT Telecom - 4 sản phẩm; FPT Software - 3 sáng tạo; FPT IS - 2 sản phẩm.
10h sáng nay (ngày 2/1), vòng bán kết iKhiến mùa giải 2019 diễn ra tại toà nhà PVI (số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy) và tòa nhà FPT Tân Thuận, quận 7. Chương trình có sự tham gia của 9 đội giành giải Vàng trong 8 số iKhiến 2019. Trong đó, FPT Telecom - 4 sản phẩm; FPT Software - 3 sáng tạo; FPT IS - 2 sản phẩm.
Trong vòng Bán kết, có 10 giám khảo tham gia chấm thi: GĐ FUNiX Phan Phương Đạt; GĐ Công nghệ Tập đoàn Lê Hồng Việt; PTGĐ FPT Telecom Vũ Anh Tú; PGĐ Công nghệ FPT IS Đào Gia Hạnh; GĐ Công nghệ FPT Online Nguyễn Lộc Vũ; Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ FPT Trần Thế Trung; GĐ Ban Đảm bảo Năng lực công nghệ FPT Software Bùi Vĩnh Thắng; TBT Báo Chungta Nguyễn Thanh Tú; Giám đốc Học viện số FPT Lê Hùng Cường và chị Bùi Thị Vân Anh - Ban Tài chính Kế toán.
Mở đầu, anh Phan Phương Đạt - GĐ FUNiX chia sẻ một số quy tắc cho đội ngũ BGK và các thí sinh. Theo đó, mỗi đội có 20 phút cho toàn bộ phần thi: 10 phút trình bày cùng 10 phút cho phần hỏi. BGK chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Hai đội giành được số điểm cao nhất từ BGK sẽ là đội vào vòng Chung kết (diễn ra ngày 8/1).
Trong vòng Bán kết, có 10 giám khảo tham gia chấm thi: GĐ FUNiX Phan Phương Đạt; GĐ Công nghệ Tập đoàn Lê Hồng Việt; PTGĐ FPT Telecom Vũ Anh Tú; PGĐ Công nghệ FPT IS Đào Gia Hạnh; GĐ Công nghệ FPT Online Nguyễn Lộc Vũ; Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ FPT Trần Thế Trung; GĐ Ban Đảm bảo Năng lực công nghệ FPT Software Bùi Vĩnh Thắng; TBT Báo Chungta Nguyễn Thanh Tú; Giám đốc Học viện số FPT Lê Hùng Cường và chị Bùi Thị Vân Anh - Ban Tài chính Kế toán.
Mở đầu, anh Phan Phương Đạt - GĐ FUNiX chia sẻ một số quy tắc cho đội ngũ BGK và các thí sinh. Theo đó, mỗi đội có 20 phút cho toàn bộ phần thi: 10 phút trình bày cùng 10 phút cho phần hỏi. BGK chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Hai đội giành được số điểm cao nhất từ BGK sẽ là đội vào vòng Chung kết (diễn ra ngày 8/1).
Nền tảng akaDev là sáng tạo của anh Lê Anh Dũng (FHO.PID, FPT Software) là sản phẩm đầu tiên dự thi. Từ nền tảng akaDev có thể triển khai nhanh một ứng dụng web bất kỳ, không phải code tay và đảm bảo chất lượng đồng đều. Có akaDev, thay vì mất 2 đến 3 ngày để code một web ứng dụng, thời gian rút ngắn xuống chỉ còn 2 đến 3 tiếng. Năng suất lao động tăng từ 50 đến 70%.
Đi vào hoạt động lần đầu tiên từ tháng 4/2018, đến nay đã có 4/5 dự án được xây dựng hoàn thành từ nền tảng akaDev như hệ thống tuyển dụng của FPT Japan, hệ thống quản lý SME của FPT Software, hệ thống quản lý dịch vụ nội bộ của tập đoàn - SSC Portal.
Là sản phẩm dự thi đầu tiên nên anh Dũng khá hồi hộp. Anh hy vọng với những nỗ lực của các thành viên trong nhóm, sản phẩm sẽ phục vụ được 200 dự án trên toàn FPT Software trong năm 2020.
Nền tảng akaDev là sáng tạo của anh Lê Anh Dũng (FHO.PID, FPT Software) là sản phẩm đầu tiên dự thi. Từ nền tảng akaDev có thể triển khai nhanh một ứng dụng web bất kỳ, không phải code tay và đảm bảo chất lượng đồng đều. Có akaDev, thay vì mất 2 đến 3 ngày để code một web ứng dụng, thời gian rút ngắn xuống chỉ còn 2 đến 3 tiếng. Năng suất lao động tăng từ 50 đến 70%.
Đi vào hoạt động lần đầu tiên từ tháng 4/2018, đến nay đã có 4/5 dự án được xây dựng hoàn thành từ nền tảng akaDev như hệ thống tuyển dụng của FPT Japan, hệ thống quản lý SME của FPT Software, hệ thống quản lý dịch vụ nội bộ của tập đoàn - SSC Portal.
Là sản phẩm dự thi đầu tiên nên anh Dũng khá hồi hộp. Anh hy vọng với những nỗ lực của các thành viên trong nhóm, sản phẩm sẽ phục vụ được 200 dự án trên toàn FPT Software trong năm 2020.
Sản phẩm tiếp theo là Auto Network Operation của tác giả Nguyễn Thành Công và đội nhóm đến từ Trung tâm An ninh Mạng FPT Telecom. Trước khi bắt đầu trình bày, anh Công khá lo lắng khi đại diện cho nhóm trình bày trong một cuộc thi với nhiều sản phẩm 'khủng' Tập đoàn. Tuy nhiên, anh Công vẫn tự tin với sáng tạo của đội.
Sản phẩm được xây dựng nhằm thu thập, phân tích, kiểm thử và chủ động báo cáo cũng như khắc phục sai sót của hệ thống mạng, nhằm duy trì chất lượng và độ ổn định của hoạt động hệ thống. Khi đưa vào sử dụng, hệ thống đã giúp nhận diện và xử lý hơn 30.000 tác vụ/ngày liên quan đến hiệu chỉnh thông số hệ thống; tự động hóa và giảm yêu cầu cần hỗ trợ 35% trên tổng số lượng yêu cầu từ khách hàng; Tiết kiệm được 100 nhân lực vận hành. Hệ thống rút ngắn thời gian triển khai 20 lần, rút ngắn thời gian thay đổi cấu hình 6 lần. Những điều này giúp tăng ổn định dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Sản phẩm tiếp theo là Auto Network Operation của tác giả Nguyễn Thành Công và đội nhóm đến từ Trung tâm An ninh Mạng FPT Telecom. Trước khi bắt đầu trình bày, anh Công khá lo lắng khi đại diện cho nhóm trình bày trong một cuộc thi với nhiều sản phẩm 'khủng' Tập đoàn. Tuy nhiên, anh Công vẫn tự tin với sáng tạo của đội.
Sản phẩm được xây dựng nhằm thu thập, phân tích, kiểm thử và chủ động báo cáo cũng như khắc phục sai sót của hệ thống mạng, nhằm duy trì chất lượng và độ ổn định của hoạt động hệ thống. Khi đưa vào sử dụng, hệ thống đã giúp nhận diện và xử lý hơn 30.000 tác vụ/ngày liên quan đến hiệu chỉnh thông số hệ thống; tự động hóa và giảm yêu cầu cần hỗ trợ 35% trên tổng số lượng yêu cầu từ khách hàng; Tiết kiệm được 100 nhân lực vận hành. Hệ thống rút ngắn thời gian triển khai 20 lần, rút ngắn thời gian thay đổi cấu hình 6 lần. Những điều này giúp tăng ổn định dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Cao Văn Việt - tác giả sản phẩm Code Learn cảm thấy thoải mái khi hoàn thành phần bảo vệ trước hội đồng: "Tất cả những gì muốn nói về ứng dụng học lập trình online đều được trình bày hết nên không còn gì hối tiếc". Anh Việt ấn tượng với những câu hỏi về "sự khác biệt của sản phẩm khi mang ra thị trường" của BGK. Đây cũng là điều mà Cao Văn Việt cùng các đồng đội đang nghiên cứu.
Theo đó, hệ thống Codelearn có 3 tính năng lớn là cung cấp khóa học giúp người lập trình nâng cao trình độ; tổ chức thi và rèn luyện qua các bài tập ở nhiều cấp độ; xếp hạng người dùng qua từng thời gian. Để thiết lập CodeLearn cần ứng dụng nhiều công nghệ mới như compiler, AI, docker, AWS… Nền tảng hỗ trợ người dùng sử dụng 5 loại ngôn ngữ lập trình gồm C++, Java, Js, Python và C#. Đối với anh Việt, Codelearn đang giải quyết được nhiều bài toán cho người học, nhà tuyển dụng và câu chuyện thương hiệu cho tổ chức.
Cao Văn Việt - tác giả sản phẩm Code Learn cảm thấy thoải mái khi hoàn thành phần bảo vệ trước hội đồng: "Tất cả những gì muốn nói về ứng dụng học lập trình online đều được trình bày hết nên không còn gì hối tiếc". Anh Việt ấn tượng với những câu hỏi về "sự khác biệt của sản phẩm khi mang ra thị trường" của BGK. Đây cũng là điều mà Cao Văn Việt cùng các đồng đội đang nghiên cứu.
Theo đó, hệ thống Codelearn có 3 tính năng lớn là cung cấp khóa học giúp người lập trình nâng cao trình độ; tổ chức thi và rèn luyện qua các bài tập ở nhiều cấp độ; xếp hạng người dùng qua từng thời gian. Để thiết lập CodeLearn cần ứng dụng nhiều công nghệ mới như compiler, AI, docker, AWS… Nền tảng hỗ trợ người dùng sử dụng 5 loại ngôn ngữ lập trình gồm C++, Java, Js, Python và C#. Đối với anh Việt, Codelearn đang giải quyết được nhiều bài toán cho người học, nhà tuyển dụng và câu chuyện thương hiệu cho tổ chức.
Một trong những đối thủ nặng ký là FPT.eSignCloud - FPT IS. Đây là giải pháp chữ ký số điện tử cá nhân đầu tiên và duy nhất tính tới nay tại Việt Nam. Hệ thống giúp việc ký hợp đồng, duyệt văn bản không phụ thuộc không gian và thời gian, đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn dữ liệu. Đồng thời tạo ra dịch vụ mới, giúp FPT mở thị trường riêng.
Bước vào vòng Bán kết, anh Lê Việt Cường - GĐ Trung tâm Chuyển đổi số Công cộng của FPT IS tỏ vẻ lo lăng trước nhiều ứng cử viên sáng giá như akaBot hay Hi FPT 5.0. Trải qua 20 phút ứng biến trước các giám khảo, anh cũng thở phào nhẹ nhõm: "Ở đâu có chuyển đối số, ở đó có chữ ký số". Sau 6 tháng triển khai, các tổ chức tài chính và ngân hàng ứng dụng sản phẩm gồm: FE Credit, Home Credit, Easy Credit và OCB…
Một trong những đối thủ nặng ký là FPT.eSignCloud - FPT IS. Đây là giải pháp chữ ký số điện tử cá nhân đầu tiên và duy nhất tính tới nay tại Việt Nam. Hệ thống giúp việc ký hợp đồng, duyệt văn bản không phụ thuộc không gian và thời gian, đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn dữ liệu. Đồng thời tạo ra dịch vụ mới, giúp FPT mở thị trường riêng.
Bước vào vòng Bán kết, anh Lê Việt Cường - GĐ Trung tâm Chuyển đổi số Công cộng của FPT IS tỏ vẻ lo lăng trước nhiều ứng cử viên sáng giá như akaBot hay Hi FPT 5.0. Trải qua 20 phút ứng biến trước các giám khảo, anh cũng thở phào nhẹ nhõm: "Ở đâu có chuyển đối số, ở đó có chữ ký số". Sau 6 tháng triển khai, các tổ chức tài chính và ngân hàng ứng dụng sản phẩm gồm: FE Credit, Home Credit, Easy Credit và OCB…
Thoải mái, nhẹ nhàng là những từ khoá để diễn tả cảm xúc của anh Bùi Đình Giáp - Dự án akaBot (FPT Software). Điều tiếc nuối trong phần thuyết trình là cách thức bán hàng mở rộng và bán hàng trong năm 2020 anh Giáp vẫn chưa nói được nhiều, vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố thời gian và kết quả triển khai năm 2019.
Theo đó, akaBot là một RPA platform (Robotic Process Automation - Tự động hóa quá trình robot), giúp tự động hóa quy trình nghiệp vụ mà không tác động đến hệ thống IT hay đổi các tác nghiệp của doanh nghiệp. Sản phẩm gồm ba thành phần, trong đó akaBot Studio dành cho người không biết lập trình có thể tự thiết kế hệ thống bằng cách kéo thả. akaBot Center dành cho operator có chức năng tạo lập hệ thống vận hành, điều phối và akaBot Agent tự động thực thi các quy trình nghiệp vụ đã được thiết kế, có thể chạy được cả trên máy ảo, máy local PC. Hiện akaBot có khả năng thay thế mọi công việc khối back office.
Thoải mái, nhẹ nhàng là những từ khoá để diễn tả cảm xúc của anh Bùi Đình Giáp - Dự án akaBot (FPT Software). Điều tiếc nuối trong phần thuyết trình là cách thức bán hàng mở rộng và bán hàng trong năm 2020 anh Giáp vẫn chưa nói được nhiều, vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố thời gian và kết quả triển khai năm 2019.
Theo đó, akaBot là một RPA platform (Robotic Process Automation - Tự động hóa quá trình robot), giúp tự động hóa quy trình nghiệp vụ mà không tác động đến hệ thống IT hay đổi các tác nghiệp của doanh nghiệp. Sản phẩm gồm ba thành phần, trong đó akaBot Studio dành cho người không biết lập trình có thể tự thiết kế hệ thống bằng cách kéo thả. akaBot Center dành cho operator có chức năng tạo lập hệ thống vận hành, điều phối và akaBot Agent tự động thực thi các quy trình nghiệp vụ đã được thiết kế, có thể chạy được cả trên máy ảo, máy local PC. Hiện akaBot có khả năng thay thế mọi công việc khối back office.
Vũ Xuân Phát - Trung tâm Triển khai và Phát triển hạ tầng phía Nam (FPT Telecom), tác giả của giải pháp số hoá quản lý hạ tầng viễn thông, tiết lộ sáng tạo tham dự iKhiến thực chất là dự án hợp tác của nhiều đơn vị, nên việc xây dựng các bậc quản trị gặp nhiều khó khăn.
“Hôm nay chúng tôi rất vui vì đã trình bày tốt, các đội đều có thế mạnh và được đánh giá cao. Đến nay, chúng tôi cảm thấy may mắn khi mỗi bước đi đều có sự ủng hộ của lãnh đạo. Nếu được vào chung kết, tôi nghĩ cả nhóm sẽ cần chuẩn bị nhiều, áp lực và vất vả hơn", anh Phát bày tỏ.
Vũ Xuân Phát - Trung tâm Triển khai và Phát triển hạ tầng phía Nam (FPT Telecom), tác giả của giải pháp số hoá quản lý hạ tầng viễn thông, tiết lộ sáng tạo tham dự iKhiến thực chất là dự án hợp tác của nhiều đơn vị, nên việc xây dựng các bậc quản trị gặp nhiều khó khăn.
“Hôm nay chúng tôi rất vui vì đã trình bày tốt, các đội đều có thế mạnh và được đánh giá cao. Đến nay, chúng tôi cảm thấy may mắn khi mỗi bước đi đều có sự ủng hộ của lãnh đạo. Nếu được vào chung kết, tôi nghĩ cả nhóm sẽ cần chuẩn bị nhiều, áp lực và vất vả hơn", anh Phát bày tỏ.
Nguyễn Bá Minh Đăng, tác giả sản phẩm máy POS - Hệ thống hoá đơn điện tử của FPT Telecom là sản phẩm thuyết trình tiếp theo. Anh Đăng bày tỏ nhiều cảm xúc được giải tỏa ngay khi kết thúc phần thi. Chút tiếc nuối khi chưa chuẩn bị được nhiều, tuy nhiên, “đi đến vòng bán kết, tôi đặt mục tiêu cao nhất đó là phải được ra Hà Nội”. Với phần hỏi về định hướng phát triển sản phẩm, anh Đăng trả lời tự tin nhóm đã đi đến bước hoàn thiện.
Nguyễn Bá Minh Đăng, tác giả sản phẩm máy POS - Hệ thống hoá đơn điện tử của FPT Telecom là sản phẩm thuyết trình tiếp theo. Anh Đăng bày tỏ nhiều cảm xúc được giải tỏa ngay khi kết thúc phần thi. Chút tiếc nuối khi chưa chuẩn bị được nhiều, tuy nhiên, “đi đến vòng bán kết, tôi đặt mục tiêu cao nhất đó là phải được ra Hà Nội”. Với phần hỏi về định hướng phát triển sản phẩm, anh Đăng trả lời tự tin nhóm đã đi đến bước hoàn thiện.
Sản phẩm cuối cùng là Hi FPT 5.0 - một "siêu ứng dụng thông minh" với những tính năng vượt trội hướng đến người dùng. Chỉ với smart phone, tất cả người tiêu dùng thực hiện kiểm soát, quản lý chất lượng, dịch vụ và nội dung Internet FPT. Hi FPT 5.0 có nhiều cải tiến vượt trội như được trang bị lớp bảo mật mạnh mẽ tiện lợi như Face ID, PIN, Touch ID; Thực hiện việc Giám sát trẻ em; Thanh toán Online, Đăng ký dịch vụ Online và nhận hỗ trợ tức thì qua Chatbox...
So với lần trình bày trước, chị Trần Diệu Ly - đội dự án phát triển Hi FPT - hồi hộp hơn nhiều vì có nhiều "chiến tướng" tham gia. "Hôm nay, có quá nhiều thứ để trình bày nhưng thời gian hạn hẹp nên đội chưa thể hiện được nhiều, đặc biệt là màn trải nghiệm thử sản phẩm", chị Ly nói.
Với Hi FPT, triển khai từ tháng 10/2019, sản phẩm đã tiết kiệm được 38 nhân sự chăm sóc khách hàng; Tiếp cận được 74.707 khách hàng tiềm năng, chưa sử dụng dịch vụ của FPT Telecom.
Sản phẩm cuối cùng là Hi FPT 5.0 - một "siêu ứng dụng thông minh" với những tính năng vượt trội hướng đến người dùng. Chỉ với smart phone, tất cả người tiêu dùng thực hiện kiểm soát, quản lý chất lượng, dịch vụ và nội dung Internet FPT. Hi FPT 5.0 có nhiều cải tiến vượt trội như được trang bị lớp bảo mật mạnh mẽ tiện lợi như Face ID, PIN, Touch ID; Thực hiện việc Giám sát trẻ em; Thanh toán Online, Đăng ký dịch vụ Online và nhận hỗ trợ tức thì qua Chatbox...
So với lần trình bày trước, chị Trần Diệu Ly - đội dự án phát triển Hi FPT - hồi hộp hơn nhiều vì có nhiều "chiến tướng" tham gia. "Hôm nay, có quá nhiều thứ để trình bày nhưng thời gian hạn hẹp nên đội chưa thể hiện được nhiều, đặc biệt là màn trải nghiệm thử sản phẩm", chị Ly nói.
Với Hi FPT, triển khai từ tháng 10/2019, sản phẩm đã tiết kiệm được 38 nhân sự chăm sóc khách hàng; Tiếp cận được 74.707 khách hàng tiềm năng, chưa sử dụng dịch vụ của FPT Telecom.
Bán kết iKhiến thu hút nhiều khán giả từ các đơn vị đến theo dõi. Anh Nguyễn Hồng Phương - FPT Telecom bày tỏ sự tự tin về cơ hội đi tiếp của sản phẩm Hi FPT.
Gala Chung kết iKhiến 2019 sẽ diễn ra ngày 8/1 với hai đội xuất sắc vượt qua vòng Bán kết.
Bán kết iKhiến thu hút nhiều khán giả từ các đơn vị đến theo dõi. Anh Nguyễn Hồng Phương - FPT Telecom bày tỏ sự tự tin về cơ hội đi tiếp của sản phẩm Hi FPT.
Gala Chung kết iKhiến 2019 sẽ diễn ra ngày 8/1 với hai đội xuất sắc vượt qua vòng Bán kết.
iKhiến là giải thưởng thưởng Sáng tạo FPT nhằm tìm kiếm, tôn vinh những sáng tạo của người FPT. Giải thưởng tạo điều kiện thúc đẩy, mang lại cơ hội đầu tư (tiền bạc và nguồn lực) cho tác giả và mở ra hướng phát triển mới với sự tư vấn của các chuyên gia. Đồng thời giúp các tác giả quảng bá được sáng tạo, kết nối với cộng đồng sáng tạo.
Tại iKhiến mùa 3, sẽ có giải Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến Khích mỗi tháng, tương đương với giải thưởng trị giá 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, 2 triệu đồng và 500.000 đồng mỗi giải. Đặc biệt, iKhiến 2019 có thêm một điểm mới hấp dẫn. Cụ thể, sáng tạo thuộc Chuyển đổi số sẽ nhận thêm phần thưởng 2 triệu đồng/giải.
Giải Sáng tạo của năm trị giá 70 triệu đồng.
Trang Hà An
Ý kiến
()