Sự kiện có sự tham gia của Trưởng đại diện văn phòng Nagoya Đinh Tiến Hùng, Phó Giám đốc GE-T Nguyễn Tiến Định, BU lead GET Nguyễn Huy Dũng, BU Lead FSU11.LSI Nguyễn Thanh Yên…
Sự kiện có sự tham gia của Trưởng đại diện văn phòng Nagoya Đinh Tiến Hùng, Phó Giám đốc GE-T Nguyễn Tiến Định, BU lead GET Nguyễn Huy Dũng, BU Lead FSU11.LSI Nguyễn Thanh Yên…
Mục đích của hội thảo nhằm giúp kỹ sư và sinh viên biết đến hoặc hiểu thêm về FPT Japan, các công việc tại Nhật, yêu cầu tuyển dụng và chế độ đã ngộ hấp dẫn của công ty.
Mục đích của hội thảo nhằm giúp kỹ sư và sinh viên biết đến hoặc hiểu thêm về FPT Japan, các công việc tại Nhật, yêu cầu tuyển dụng và chế độ đã ngộ hấp dẫn của công ty.
Hiện FPT Janpan đang cần tuyển khoảng 400 kỹ sư cầu nối phục vụ trong tất cả lĩnh vực software, hardware, thiết kế vi mạch, CAD/CAE mà đơn vị đang hoạt động.
Hiện FPT Janpan đang cần tuyển khoảng 400 kỹ sư cầu nối phục vụ trong tất cả lĩnh vực software, hardware, thiết kế vi mạch, CAD/CAE mà đơn vị đang hoạt động.
Chia sẻ tại hội thảo, anh Nguyễn Thanh Yên (FSU11.LSI) cho biết: “Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống là phần mềm và CAD/CAE đang được FPT phát triển rộng rãi tại thị trường Nhật Bản, thiết kế vi mạch là một trong những lĩnh vực mà chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển trong thời gian gần đây. FPT với sứ mệnh người tiên phong đã thành lập đội làm về thiết kế vi mạch (LSI). Trong năm 2014 -2015, những kỹ sư Việt Nam đầu tiên đã được cử sang làm việc cho các trung tâm thiết kế của các hãng hàng đầu thế giới như Toshiba. Để phát triển lĩnh vực này, FPT rất cần sự góp sức của các anh chị em kỹ sư điện tử ở Nhật tham gia làm cầu nối mang vi mạch Việt Nam ra thế giới và mang vi mạch thế giới về Việt Nam”.
Chia sẻ tại hội thảo, anh Nguyễn Thanh Yên (FSU11.LSI) cho biết: “Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống là phần mềm và CAD/CAE đang được FPT phát triển rộng rãi tại thị trường Nhật Bản, thiết kế vi mạch là một trong những lĩnh vực mà chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển trong thời gian gần đây. FPT với sứ mệnh người tiên phong đã thành lập đội làm về thiết kế vi mạch (LSI). Trong năm 2014 -2015, những kỹ sư Việt Nam đầu tiên đã được cử sang làm việc cho các trung tâm thiết kế của các hãng hàng đầu thế giới như Toshiba. Để phát triển lĩnh vực này, FPT rất cần sự góp sức của các anh chị em kỹ sư điện tử ở Nhật tham gia làm cầu nối mang vi mạch Việt Nam ra thế giới và mang vi mạch thế giới về Việt Nam”.
Kết thúc hội thảo, nhiều bạn trẻ đã tỏ ý quan tâm và có ý định ứng tuyển vào một số vị trí tại FPT Japan. Theo đại diện bộ phận tuyển dụng, trong năm nay, FPT Japan tiếp tục tổ chức sự kiện này tại các vùng miền khác ớ nước Nhật có nhiều kỹ sư/du học sinh Việt Nam. Sự kiện tiếp tục được tổ chức tại Nagoya trong các năm tiếp theo.
Kết thúc hội thảo, nhiều bạn trẻ đã tỏ ý quan tâm và có ý định ứng tuyển vào một số vị trí tại FPT Japan. Theo đại diện bộ phận tuyển dụng, trong năm nay, FPT Japan tiếp tục tổ chức sự kiện này tại các vùng miền khác ớ nước Nhật có nhiều kỹ sư/du học sinh Việt Nam. Sự kiện tiếp tục được tổ chức tại Nagoya trong các năm tiếp theo.
Hiện tại, FPT Japan có gần 450 thành viên làm việc dài hạn tại Nhật Bản và hằng năm có khoảng 1.000 lượt chuyên viên, kỹ sư sang công tác ngắn hạn tại các công ty đối tác trên toàn nước Nhật.
Năm 2015, FPT Japan đặt mục tiêu có 500 người và doanh số ước đạt 88 - 90 triệu USD. Đích đến của FPT Japan là 200 triệu USD vào năm 2017.
Hiện tại, FPT Japan có gần 450 thành viên làm việc dài hạn tại Nhật Bản và hằng năm có khoảng 1.000 lượt chuyên viên, kỹ sư sang công tác ngắn hạn tại các công ty đối tác trên toàn nước Nhật.
Năm 2015, FPT Japan đặt mục tiêu có 500 người và doanh số ước đạt 88 - 90 triệu USD. Đích đến của FPT Japan là 200 triệu USD vào năm 2017.
Tiểu Thanh
Ảnh: Lê Lâm
Ý kiến
()