Chiều tối ngày 23/3, đoàn FPT đến thăm 4 gia đình có đồng nghiệp đã qua đời hoặc con bị bệnh hiểm nghèo tại TP HCM. Đây là dịp khởi động dự án "Cùng bố mẹ bên con" của Quỹ Trường tồn FPT.
Gia đình đầu tiên đoàn đến thăm là nhà anh Nguyễn Thành Sơn, cán bộ FPT IS, mất đầu năm 2014 vì tai nạn giao thông. Gia đình anh Sơn ở gần ông bà nội nên sau khi thăm nhà, cả đoàn cùng sang nhà ông bà thăm hỏi, trò chuyện.
Gia đình anh Sơn có hai cháu là Nguyễn Mai Khanh, đang học năm thứ nhất đại học và Nguyễn Mai Phương, học lớp 7. Lúc đoàn đến, Mai Khanh đi học nên chỉ có Mai Phương (giữa) và chị Mai (áo đen) ở nhà. "Mai Phương tiết kiệm lắm. Mới xin bà 4.000 đồng để cho chẵn tiền rồi bỏ ống heo", bác Minh Châu, bà nội Phương, kể.
Chiều tối ngày 23/3, đoàn FPT đến thăm 4 gia đình có đồng nghiệp đã qua đời hoặc con bị bệnh hiểm nghèo tại TP HCM. Đây là dịp khởi động dự án "Cùng bố mẹ bên con" của Quỹ Trường tồn FPT.
Gia đình đầu tiên đoàn đến thăm là nhà anh Nguyễn Thành Sơn, cán bộ FPT IS, mất đầu năm 2014 vì tai nạn giao thông. Gia đình anh Sơn ở gần ông bà nội nên sau khi thăm nhà, cả đoàn cùng sang nhà ông bà thăm hỏi, trò chuyện.
Gia đình anh Sơn có hai cháu là Nguyễn Mai Khanh, đang học năm thứ nhất đại học và Nguyễn Mai Phương, học lớp 7. Lúc đoàn đến, Mai Khanh đi học nên chỉ có Mai Phương (giữa) và chị Mai (áo đen) ở nhà. "Mai Phương tiết kiệm lắm. Mới xin bà 4.000 đồng để cho chẵn tiền rồi bỏ ống heo", bác Minh Châu, bà nội Phương, kể.
Đoàn gồm chị Trương Thanh Thanh, GĐ Trách nhiệm xã hội tập đoàn kiêm Chủ tịch Quỹ Trường tồn; cán bộ FPT HO và FPT IS. Chị Thanh cùng bác Minh Châu ôn lại những kỷ niệm từ những ngày đầu FPT HCM mới thành lập, câu chuyện về các con gắn bó với FPT. Ngoài anh Sơn, gia đình bác còn có hai con trai gắn bó với FPT là anh Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT kiêm Hiệu trưởng FUNiX, và anh Nguyễn Thành Lâm, nguyên TGĐ FPT Software.
Đoàn gồm chị Trương Thanh Thanh, GĐ Trách nhiệm xã hội tập đoàn kiêm Chủ tịch Quỹ Trường tồn; cán bộ FPT HO và FPT IS. Chị Thanh cùng bác Minh Châu ôn lại những kỷ niệm từ những ngày đầu FPT HCM mới thành lập, câu chuyện về các con gắn bó với FPT. Ngoài anh Sơn, gia đình bác còn có hai con trai gắn bó với FPT là anh Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT kiêm Hiệu trưởng FUNiX, và anh Nguyễn Thành Lâm, nguyên TGĐ FPT Software.
"Đây này, trên đường qua đây các bạn còn ghé mua cả bánh mới nóng hổi luôn", chị Thanh nói.
"Cùng bố mẹ bên con" được khởi động nhằm trợ giúp, đồng hành với các bé chiến đấu với bệnh tật và quá trình học tập. Mỗi cháu sẽ nhận được một món quà gồm hiện kim và hiện vật.
"Đây này, trên đường qua đây các bạn còn ghé mua cả bánh mới nóng hổi luôn", chị Thanh nói.
"Cùng bố mẹ bên con" được khởi động nhằm trợ giúp, đồng hành với các bé chiến đấu với bệnh tật và quá trình học tập. Mỗi cháu sẽ nhận được một món quà gồm hiện kim và hiện vật.
Ngoài quà của "Cùng bố mẹ bên con", các anh chị đồng nghiệp FPT IS đã mua quà tặng hai cháu Mai Khanh và Mai Phương.
Cả đoàn cùng chụp hình lưu niệm với gia đình trước khi di chuyển sang nhà đồng nghiệp khác. Nhóm cán bộ FPT IS còn nán lại chơi với gia đình.
Ngoài quà của "Cùng bố mẹ bên con", các anh chị đồng nghiệp FPT IS đã mua quà tặng hai cháu Mai Khanh và Mai Phương.
Cả đoàn cùng chụp hình lưu niệm với gia đình trước khi di chuyển sang nhà đồng nghiệp khác. Nhóm cán bộ FPT IS còn nán lại chơi với gia đình.
Chia tay quận 1, đoàn đến nhà anh Trần Thiện Vinh, nhân viên lái xe của FPT Software, mất tháng 12/2015 vì ung thư. Nhà anh Vinh khá nhỏ trong một con hẻm trên đường Cách mạng tháng 8, quận 3. Có hai cán bộ của đơn vị tham gia là chị Nguyễn Thị Thanh Hà, Chánh văn phòng và anh Trần Minh Trí, Phó Chủ tịch công đoàn FPT Software HCM.
Chia tay quận 1, đoàn đến nhà anh Trần Thiện Vinh, nhân viên lái xe của FPT Software, mất tháng 12/2015 vì ung thư. Nhà anh Vinh khá nhỏ trong một con hẻm trên đường Cách mạng tháng 8, quận 3. Có hai cán bộ của đơn vị tham gia là chị Nguyễn Thị Thanh Hà, Chánh văn phòng và anh Trần Minh Trí, Phó Chủ tịch công đoàn FPT Software HCM.
"Hằng năm, cứ đến tháng 3, CBNV tập đoàn sẽ chia sẻ với cộng đồng qua chương trình Ngày FPT vì cộng đồng. Bắt đầu từ năm nay, bên cạnh việc san sẻ khó khăn với xã hội, các bác các chú đồng nghiệp của bố Vinh sẽ định kỳ thăm và tặng quà các con bằng chương trình Cùng bố mẹ bên con", chị Thanh chia sẻ khi trao quà cho hai bé Thanh Vy và Vinh Khoa.
Trong khi trò chuyện, chị Thanh, vợ anh Vinh kể một chi tiết rằng khi anh còn sống thường cho bọn trẻ đi ăn KFC và chúng rất vui mỗi lần được bố chiều. Anh Vinh mất rồi, mọi lo toan đè lên vai chị nên bọn trẻ không được hưởng niềm vui ấy nữa. Sau khi tặng quà, trên đường về, anh Trần Minh Trí đã ghé mua mấy phần KFC rồi quay lại tặng các con.
"Hằng năm, cứ đến tháng 3, CBNV tập đoàn sẽ chia sẻ với cộng đồng qua chương trình Ngày FPT vì cộng đồng. Bắt đầu từ năm nay, bên cạnh việc san sẻ khó khăn với xã hội, các bác các chú đồng nghiệp của bố Vinh sẽ định kỳ thăm và tặng quà các con bằng chương trình Cùng bố mẹ bên con", chị Thanh chia sẻ khi trao quà cho hai bé Thanh Vy và Vinh Khoa.
Trong khi trò chuyện, chị Thanh, vợ anh Vinh kể một chi tiết rằng khi anh còn sống thường cho bọn trẻ đi ăn KFC và chúng rất vui mỗi lần được bố chiều. Anh Vinh mất rồi, mọi lo toan đè lên vai chị nên bọn trẻ không được hưởng niềm vui ấy nữa. Sau khi tặng quà, trên đường về, anh Trần Minh Trí đã ghé mua mấy phần KFC rồi quay lại tặng các con.
Chia tay quận 3, đoàn tiếp tục di chuyển sang quận 5 để thăm nhà chị Trần Thị Xuân Lan, một trong những nhân viên đầu tiên tại Call Center Tân Thuận (năm 2010). Chị Lan mất vì tai nạn giao thông năm 2014 trong một lần đi làm về. Lúc đó, cháu Nguyễn Trần Tuấn Kiệt mới 9 tháng tuổi. "Kiệt mới chụp hình làm cảnh sát giao thông. Gia đình treo ảnh cháu ở vị trí đối diện với bàn thờ và di ảnh mẹ để lúc nào Lan cũng có thể nhìn thấy con trai", mẹ chị Lan vừa chỉ bức ảnh vừa nói.
Chia tay quận 3, đoàn tiếp tục di chuyển sang quận 5 để thăm nhà chị Trần Thị Xuân Lan, một trong những nhân viên đầu tiên tại Call Center Tân Thuận (năm 2010). Chị Lan mất vì tai nạn giao thông năm 2014 trong một lần đi làm về. Lúc đó, cháu Nguyễn Trần Tuấn Kiệt mới 9 tháng tuổi. "Kiệt mới chụp hình làm cảnh sát giao thông. Gia đình treo ảnh cháu ở vị trí đối diện với bàn thờ và di ảnh mẹ để lúc nào Lan cũng có thể nhìn thấy con trai", mẹ chị Lan vừa chỉ bức ảnh vừa nói.
Trong khi trò chuyện, bà ngoại kể Kiệt ba tuổi rồi nhưng mới biết nói từ "xe" và "bố". Sau nhiều lần đi khám, bác sĩ xác định cháu bị dính dây thắng lưỡi. "Lưỡi chỉ là một phần. Nguyên nhân chính có thể là do cháu thiếu sự tương tác bởi vắng mẹ trong khi bố bận rộn công việc còn ông bà lại già", bác trai ngồi gần đó chia sẻ thêm.
Anh Nguyễn Tiến Danh, FPT HCM, hứa sẽ trao đổi để gia đình có thể gửi cháu đến Trung tâm tư vấn giáo dục đặc biệt của ĐHSP TP HCM để Kiệt được tư vấn và can thiệp sớm.
Trong khi trò chuyện, bà ngoại kể Kiệt ba tuổi rồi nhưng mới biết nói từ "xe" và "bố". Sau nhiều lần đi khám, bác sĩ xác định cháu bị dính dây thắng lưỡi. "Lưỡi chỉ là một phần. Nguyên nhân chính có thể là do cháu thiếu sự tương tác bởi vắng mẹ trong khi bố bận rộn công việc còn ông bà lại già", bác trai ngồi gần đó chia sẻ thêm.
Anh Nguyễn Tiến Danh, FPT HCM, hứa sẽ trao đổi để gia đình có thể gửi cháu đến Trung tâm tư vấn giáo dục đặc biệt của ĐHSP TP HCM để Kiệt được tư vấn và can thiệp sớm.
"Gia đình rất bất ngờ trước sự quan tâm của tập đoàn. Tôi cảm thấy rất ấm áp bởi dường như Lan đang hiện diện quanh đây", mẹ chị Lan vừa nhìn di ảnh con vừa nói trong nước mắt.
Anh Kiệt làm một động tác chào tạm biệt các thành viên FPT.
"Gia đình rất bất ngờ trước sự quan tâm của tập đoàn. Tôi cảm thấy rất ấm áp bởi dường như Lan đang hiện diện quanh đây", mẹ chị Lan vừa nhìn di ảnh con vừa nói trong nước mắt.
Anh Kiệt làm một động tác chào tạm biệt các thành viên FPT.
Điểm cuối của đoàn là gia đình anh Đào Quý Phi, FPT Myanmar. Trước khi đi onsite và chuyển đơn vị, anh Phi là cán bộ FPT IS Global nên hai đồng nghiệp từ đơn vị cũng tham gia đoàn. Anh Phi đang công tác nước ngoài nên chỉ có vợ, con gái và bà ngoại ở nhà.
Điểm cuối của đoàn là gia đình anh Đào Quý Phi, FPT Myanmar. Trước khi đi onsite và chuyển đơn vị, anh Phi là cán bộ FPT IS Global nên hai đồng nghiệp từ đơn vị cũng tham gia đoàn. Anh Phi đang công tác nước ngoài nên chỉ có vợ, con gái và bà ngoại ở nhà.
Đào Phi Yến, con gái anh Phi, gần 4 tuổi. Bé bị bệnh rối loạn mạch máu não bẩm sinh hiếm gặp. Trước đây Quỹ Trường tồn cũng đã giúp Yến trong quá trình điều trị. Chị Nguyên, vợ anh Phi, cho biết, từ tháng 10/2015, Yến không tái phát các rối loạn, các vết bầm cũng mờ đi rất nhiều.
Đào Phi Yến, con gái anh Phi, gần 4 tuổi. Bé bị bệnh rối loạn mạch máu não bẩm sinh hiếm gặp. Trước đây Quỹ Trường tồn cũng đã giúp Yến trong quá trình điều trị. Chị Nguyên, vợ anh Phi, cho biết, từ tháng 10/2015, Yến không tái phát các rối loạn, các vết bầm cũng mờ đi rất nhiều.
Trong khi đoàn và gia đình trò chuyện, Yến được bác Danh rủ ra chơi trò chơi.
CLB Trường Tồn được thành lập ngày 7/11/2003 do chị Trương Thanh Thanh (GĐ FPT HCM) làm Chủ tịch. Mục đích của CLB là chăm lo đời sống về mặt tinh thần cũng như tạo điều kiện cho các bé được tiếp cận nền giáo dục của nước ngoài, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Từ năm 2011, bên cạnh các hoạt động thường niên, CLB dùng ngân sách để giúp đỡ cho các trường hợp con em FPT có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo... Trong năm 2014, CLB Trường Tồn đồng hành 5 trường hợp các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo là con của CBNV FPT gần 100 triệu đồng. Năm 2015 Quỹ đồng hành khoảng 10 trường hợp.
Trong khi đoàn và gia đình trò chuyện, Yến được bác Danh rủ ra chơi trò chơi.
CLB Trường Tồn được thành lập ngày 7/11/2003 do chị Trương Thanh Thanh (GĐ FPT HCM) làm Chủ tịch. Mục đích của CLB là chăm lo đời sống về mặt tinh thần cũng như tạo điều kiện cho các bé được tiếp cận nền giáo dục của nước ngoài, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Từ năm 2011, bên cạnh các hoạt động thường niên, CLB dùng ngân sách để giúp đỡ cho các trường hợp con em FPT có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo... Trong năm 2014, CLB Trường Tồn đồng hành 5 trường hợp các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo là con của CBNV FPT gần 100 triệu đồng. Năm 2015 Quỹ đồng hành khoảng 10 trường hợp.
"Bố Phi nè mẹ ơi", Yến reo lên khi bác Danh cho xem ảnh bố Phi trên mạng xã hội.
Trong lúc trò chuyện, biết chị Nguyên và Yến chưa có dịp sang Myanmar thăm anh Phi, chị Thanh đã ngỏ ý tặng vé cho Yến. Khi được chị Nguyên báo là gia đình đã mua vé để giữa tháng 4 sang Myanmar, chị Thanh đổi hướng: "Vậy thì tốt quá. Chị sẽ giúp bằng cách khác".
"Bố Phi nè mẹ ơi", Yến reo lên khi bác Danh cho xem ảnh bố Phi trên mạng xã hội.
Trong lúc trò chuyện, biết chị Nguyên và Yến chưa có dịp sang Myanmar thăm anh Phi, chị Thanh đã ngỏ ý tặng vé cho Yến. Khi được chị Nguyên báo là gia đình đã mua vé để giữa tháng 4 sang Myanmar, chị Thanh đổi hướng: "Vậy thì tốt quá. Chị sẽ giúp bằng cách khác".
Khi được rủ chụp ảnh để gửi cho bố, Yến nhất quyết gọi thêm mẹ Nguyên ra cùng mới chịu chụp. Đoàn chia tay gia đình lúc 20h30.
"Cùng bố mẹ bên con sẽ là sợi chỉ đỏ gắn kết CBNV FPT với con đồng nghiệp không may mất sớm hoặc gặp bệnh hiểm nghèo. Dự án sẽ định kỳ đến thăm và động viên gia đình sau khi chúng ta triển khai Ngày FPT vì cộng đồng", chị Thanh chia sẻ và kỳ vọng đơn vị quản lý trực tiếp của nhân viên cũ và CBNV sẽ đồng hành cùng với gia đình trong nhiều thời điểm khác nhau. "Thành công của chúng ta hôm nay cũng có sự đóng góp của những người không may mất sớm. Con cán bộ FPT đã ra đi sẽ mãi là con của Người FPT".
Dự kiến, ngày 31/3, đoàn Cùng bố mẹ bên con sẽ đến thăm gia đình CBNV FPT đã mất tại Hà Nội.
Quỹ “Người FPT vì cộng đồng” được thành lập vào ngày 13/3/2014 với phương châm tạo quỹ trước để có thể chủ động và kịp thời hỗ trợ khi cần. Việc chi tiêu của quỹ dựa trên đề xuất thực tế của các đơn vị với mục tiêu: Hỗ trợ người FPT khi gặp khó khăn đặc biệt; Hỗ trợ thiên tai bão lụt; Hỗ trợ các chương trình từ thiện cụ thể của các đơn vị; Tham gia hoạt động chung theo chủ đề hằng năm của tập đoàn để có được một hình ảnh rõ nét về hoạt động thiện nguyện của người FPT. Năm 2014, ngay sau khi thành lập, Quỹ nhận được hơn 3 tỷ đồng đóng góp từ CBNV. Năm 2015, số tiền đóng góp tăng lên 4,9 tỷ đồng.
Năm nay, người FPT đã trao 22 tủ sách với 17.207 quyển sách, 11.500 quyển vở, 44 bộ máy tính, 265 suất học bổng, 12 tủ thuốc và hiến 1.026 đơn vị máu cho cộng đồng. Từ nay đến hết tháng 3, 59 chi nhánh tỉnh của FPT Telecom trên toàn quốc tiếp tục triển khai các chương trình vì cộng đồng. Người FPT cũng sẽ đồng hành các hoạt động hỗ trợ thiên tai, thăm gia đình CBNV FPT có hoàn cảnh đặc biệt.
Khi được rủ chụp ảnh để gửi cho bố, Yến nhất quyết gọi thêm mẹ Nguyên ra cùng mới chịu chụp. Đoàn chia tay gia đình lúc 20h30.
"Cùng bố mẹ bên con sẽ là sợi chỉ đỏ gắn kết CBNV FPT với con đồng nghiệp không may mất sớm hoặc gặp bệnh hiểm nghèo. Dự án sẽ định kỳ đến thăm và động viên gia đình sau khi chúng ta triển khai Ngày FPT vì cộng đồng", chị Thanh chia sẻ và kỳ vọng đơn vị quản lý trực tiếp của nhân viên cũ và CBNV sẽ đồng hành cùng với gia đình trong nhiều thời điểm khác nhau. "Thành công của chúng ta hôm nay cũng có sự đóng góp của những người không may mất sớm. Con cán bộ FPT đã ra đi sẽ mãi là con của Người FPT".
Dự kiến, ngày 31/3, đoàn Cùng bố mẹ bên con sẽ đến thăm gia đình CBNV FPT đã mất tại Hà Nội.
Quỹ “Người FPT vì cộng đồng” được thành lập vào ngày 13/3/2014 với phương châm tạo quỹ trước để có thể chủ động và kịp thời hỗ trợ khi cần. Việc chi tiêu của quỹ dựa trên đề xuất thực tế của các đơn vị với mục tiêu: Hỗ trợ người FPT khi gặp khó khăn đặc biệt; Hỗ trợ thiên tai bão lụt; Hỗ trợ các chương trình từ thiện cụ thể của các đơn vị; Tham gia hoạt động chung theo chủ đề hằng năm của tập đoàn để có được một hình ảnh rõ nét về hoạt động thiện nguyện của người FPT. Năm 2014, ngay sau khi thành lập, Quỹ nhận được hơn 3 tỷ đồng đóng góp từ CBNV. Năm 2015, số tiền đóng góp tăng lên 4,9 tỷ đồng.
Năm nay, người FPT đã trao 22 tủ sách với 17.207 quyển sách, 11.500 quyển vở, 44 bộ máy tính, 265 suất học bổng, 12 tủ thuốc và hiến 1.026 đơn vị máu cho cộng đồng. Từ nay đến hết tháng 3, 59 chi nhánh tỉnh của FPT Telecom trên toàn quốc tiếp tục triển khai các chương trình vì cộng đồng. Người FPT cũng sẽ đồng hành các hoạt động hỗ trợ thiên tai, thăm gia đình CBNV FPT có hoàn cảnh đặc biệt.
Nguyên Văn
Ý kiến
()